Cải cách hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 103 - 106)

3.2.1.1. Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính là công tác cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục và có tính sáng tạo. Mặc dù trong thời gian qua, Vĩnh Phúc đƣợc đánh giá là đã làm tốt công tác này, tuy nhiên trong thời gian tới CCHC cần đƣợc làm triệt để hơn. Trong giai đoạn 2011-2020 UBNN tỉnh Vĩnh Phúc chủ trƣơng dựa vào Nghị quyết của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI để ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện công tác CCHC cho các địa phƣơng. Tiến tới áp dụng phần mềm quản lý Bộ phận một cửa UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Tiếp tục áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 900: 2008 đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp. Góp phần xây dựng mạng lƣới hành chính điện tử, hiện đại hiệu quả cao. Tỉnh Vĩnh Phúc nên học hỏi kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác để đƣa ra những chính sách thiết thực và hiệu quả trong công tác CCHC. Thực tế thời gian qua đã chứng minh là một số tỉnh đã cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng thì thu hút đầu tƣ rất nhiều nhƣ: Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bắc Ninh, Đà Nẵng. Nhƣ vậy trên cùng một mặt bằng pháp lý, song có địa phƣơng thu hút đƣợc nhiều vốn FDI, có địa phƣơng thu hút đƣợc ít. Định hƣớng trong thời gian tới, tỉnh cần thực hiện CCHC theo những tiêu chí sau để đạt hiệu quả cao:

Cải cách hành chính phải đồng bộ, thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Thời gian qua CCHC đƣợc thực hiện khá tốt tại sở Kế hoạch và Đầu tƣ Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các dự án khu công nghiệp Vĩnh Phúc với cơ chế một cửa liên thông, tạo khá nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Song trên địa bàn tỉnh, ở nhiều địa phƣơng vẫn còn tình trạng thực hiện công tác này kiểu hình thức, đối phó. Cũng có tình trạng là thủ tục của lĩnh vực này thuận lợi, thủ tục lĩnh vực khác lại khó khăn. Theo ông Nguyễn Cảnh Hồng, TGĐ công ty cửa sổ nhựa Châu Âu cho rằng ngoài thủ tục xin giấy phép XNK và thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp còn khá phức tạp thì các thủ tục khác rất thuận lợi. Để CCHC thực sự hiệu quả nhất định phải thực hiện đồng bộ tại các sở, ban, ngành từ cấp tỉnh tới các huyện, các xã. Tránh tình trạng doanh nghiệp bị gây khó dễ khi làm TTHC tại địa phƣơng nơi doanh

98

nghiệp trực tiếp tiến hành SXKD. Tỉnh nên có những biện pháp kiểm tra, giám sát và đôn đốc, để các địa phƣơng, các ban ngành thấy rõ tầm quan trọng cũng nhƣ những lợi ích mà CCHC mang lại, để CCHC đƣợc thực hiện đồng bộ mang lại hiệu quả cao nhất.

Cải cách hành chính tạo môi trƣờng phát triển thuận lợi chung cho mọi thành phần kinh tế. Tỉnh cần nhận thức đƣợc rằng “Cải cách hành chính tạo động lực cho phát triển kinh tế”. Xác định rõ mục tiêu của CCHC không chỉ là để thu hút FDI mà là để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi chung cho tất cả các thành phần kinh tế, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế. Bởi vậy công tác CCHC cần đặt ra các mục tiêu cụ thể để từng bƣớc thực hiện và hoàn thiện. Tránh tình trạng kêu gọi CCHC nhƣng lại không gắn liền với những mục tiêu, lợi ích mà công tác này mang lại. Cải cách hành chính nhằm giảm chi phí thời gian, chi phí gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp. Hiện nay, thời gian để một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trung bình là 10 ngày. Hơn 26% các doanh nghiệp phải chờ đợi hơn ba tháng đê hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt đông. Việc chờ đợi khiến doanh nghiệp bất lợi và ảnh hƣởng tới kế hoạch SXKD.Tỉnh Vĩnh Phúc cần chủ trƣơng giảm tối đa thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lƣợng các hồ sơ Luật không quy định để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành hoạt động SXKD. Cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Trong thời gian tiến hành SXKD trên địa bàn, tỉnh cần hỗ trợ nhiệt tình khi doanh nghiệp có các TTHC cần đƣợc giải quyết. CCHC nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù CCHC đi liền với đơn giản hoá thủ tục, giảm chi phí hành chính, tuy nhiên mục đích là phải quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi vậy chính sách liên quan đến CCHC không hề đơn giản. Tỉnh phải thành lập ban nghiên cứu CCHC để đƣa ra những biện pháp cải cách tốt nhất, hợp lý và hiệu quả nhất.

Riêng về thủ tục hành chính trong quản lý FDI, tỉnh cần có các phƣơng án cụ thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thời gian vì cách nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất quan tâm đến tính thời cơ trong kinh doanh. Nếu phải chờ đợi lâu sẽ ảnh hƣởng

99

tới các chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh, họ sẽ tìm kiếm các môi trƣờng đầu tƣ khác. Tỉnh cần đặt ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện những mục tiêu rõ ràng trong công tác này.

Khâu cấp giấy phép đầu tư và chứng nhận đầu tư

Thời gian tối đa kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp giấy phép đầu tƣ, giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ, (không kể ngày nghỉ) không đƣợc phép quá các quy định hiện tại đang đƣợc áp dụng. Và tiến tới cắt giảm bớt thời gian hoàn thành các thủ tục này trong thời gian tới. Với các dự án thuộc diện ký cấp Giấy phép đầu tƣ thời gian giảm xuống còn 3 ngày. Các dự án thuộc diện ƣu đãi đầu tƣ cò 8 ngày và giữ nguyên thời gian thẩm định cấp phép với các dự án thuộc diện cần thẩm định là 20 ngày.

Khâu triển khai dự án

Sau khi dự án đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ, thời gian tối đa (không kể ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc về đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp mã số thuế, mã số hải quan…cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành của tỉnh. Song các ban ngành có liên quan phải tăng cƣờng rút ngắn tiến độ và hoàn thành sớm nhất có thể các công tác liên quan. Tỉnh nên đề ra các chế độ khen thƣởng cho những cơ quan hoàn thành sớm tiến độ công việc và phê bình cho những trƣờng hợp chậm trễ gây phiền hà cho nhà đầu tƣ và thiệt hại về kinh tế.

Đối với các dự án lớn cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM), đƣợc cơ quan có thẩm quyền là Sở Tài nguyên Môi trƣờng thẩm định và phê duyệt. Các dự án khác thì nhà đầu tƣ cần có bản xác nhận cam kết bảo vệ môi trƣờng với địa phƣơng. Đối với các dự án trong khu công nghiệp, UBND tỉnh nên uỷ quyền cho BQL các KCN thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM. Đây là cách làm mang lại kết quả tốt mà tỉnh Bình Dƣơng , Bắc Ninh đã thực hiện trong thời gian quan nhằm giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp mà vẫn mang lại chất lƣợng quản lý tốt.

100 3.2.1.2. Cải cách bộ máy hành chính

Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tỉnh cần có một bộ máy hành chính tốt. Việc quản lý FDI bao gồm: Lập kế hoạch, định hƣớng thu hút FDI, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tƣ...

Theo luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt nam, có hai cơ quan quản lý về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, đó là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và ban quản lý KCN, CCN. Do vậy tỉnh phải:

- Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức đƣợc trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền. Tỉnh thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong Tỉnh. Cử những cán bộ nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các Tỉnh có kết quả thu hút FDI cao về để áp dụng vào công tác ở Tỉnh nhà.

- Giám sát, kiểm tra các cán bộ thi hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trƣơng của nhà nƣớc, kịp thời sử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)