Về cơ bản, môi trƣờng thu hút đầu tƣ nói chung và đầu tƣ FDI nói riêng cần thiết phải đồng bộ về mặt quy hoạch trong giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng; quy hoạch ngành phải gắn kết vùng địa phƣơng, không để chồng lấn, tránh tình trạng mạnh địa phƣơng nào nấy làm, dẫn đến dễ tạo ra sự phát triển không ổn định và thiếu tính bền vững. Mặt khác, chính sách thu hút đầu tƣ cũng rất cần có cách thức quản lý thực sự ổn định và phải có sự hài hòa từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Bên cạnh đó, thu hút đầu tƣ FDI cũng cần có sự phân cấp nhằm có sự đánh giá một cách toàn diện về tác động đối với môi trƣờng, công nghệ, nguồn nhân lực…có nhƣ thế mới tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tốt; đặc biệt là trong “Năm doanh nghiệp 2014”. Dựa trên tổng thuật các tài liệu đã công bố và đặc điểm cụ thể tại tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số nhóm giải pháp chung sau đây:
- Nhóm giải pháp về quy hoạch: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt
các quy hoạch còn thiếu; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Nhóm giải pháp về pháp luật, chính sách:
+ Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tƣ, kinh doanh để sửa đổi các quy định còn bất cập, chƣa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tƣ và kinh doanh. Chính sách ƣu đãi cần phối hợp hài hòa trong mục tiêu tiền kiểm và hậu kiểm, trong đó ƣu tiên chính sách ƣu đãi theo kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI.
+ Ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ; Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về KCN, KCX, KCNC;
+ Đề nghị sửa đổi Luật Đất đai nhằm đảm bảo thực hiện đền bù một giá thống nhất, sát với giá thị trƣờng, không phân biệt mục đích sử dụng đƣợc chuyển đổi sau khi thu hồi đất tại một khu vực; đồng thời có quy định quản lý giá đất hữu
110
hiệu, không để tăng đột biến làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ, không kích thích đầu tƣ sản xuất.
+ Điều chỉnh các quy định về Thuế thu nhập doanh nghiệp, xem xét, ban hành ƣu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tƣ trong KCN nhằm khuyến khích đầu tƣ, phát triển KCN.
+ Sửa đổi, bổ sung, thống nhất Danh mục lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ nhằm tập trung thu hút các dự án đầu tƣ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch phát triển ngành, tạo thuận lợi trong việc áp dụng ƣu đãi đầu tƣ cho các dự án.
+ Ban hành các chế tài đủ mạnh để xử lý các dự án chậm tiến độ, nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng, chấm dứt dự án đầu tƣ, có thể dùng biện pháp thu hồi dự án, mọi thiệt hại nhà đầu tƣ phải chịu; bổ sung các quy định, chế tài cụ thể về việc đặt cọc, ký quỹ (tƣơng ứng khoảng 10-20% tổng mức đầu tƣ) khi cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ các dự án kinh doanh BĐS của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài;
+ Đề nghị sớm có văn bản hƣớng dẫn tổ chức, hoạt động Thanh tra của Ban quản lý KCN, KCX, KKT và có ý kiến với UBTV Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức Thanh tra Ban quản lý KCN, KCX, KKT trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh tra năm 2004.
- Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
Xây dựng Chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ quốc gia giai đoạn 2011-2020; Ban hành Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động XTĐT, nâng cao vai trò điều phối của Trung ƣơng đối với các hoạt động XTĐT trên toàn quốc nhằm tăng cƣờng sự phối hợp hiệu quả giữa trung ƣơng với địa phƣơng, giữa các đầu mối XTĐT trên cùng một địa phƣơng, giữa các địa phƣơng với nhau; Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, xúc tiến thƣơng mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nƣớc và đại diện ở nƣớc ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này.
- Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tiến hành tổng rà soát, điều
111
sở thu hút đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng; Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc; Triển khai profile cụ thể và có phƣơng án cộng tác, hỗ trợ nhà đầu tƣ từ trung ƣơng đến địa phƣơng;
- Nhóm giải pháp về lao động: Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực
của về quy mô, chất lƣợng và hiệu quả để cung cấp đủ nguồn lao động cho các doanh nghiệp. Ƣu tiên đào tạo cho các ngành then chốt nhƣ: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới; khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực bằng hình thức nhà nƣớc hỗ trợ chi phí đào tạo theo địa chỉ; Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lƣơng phù hợp trong tình hình mới; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với ngƣời sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho ngƣời lao động; Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ các dự án FDI có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo.
- Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra:
+ Các cơ quan cần phối hợp thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để sửa bất cập trong các pháp luật về đầu tƣ, doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, môi trƣờng, đất đai, thuế, thƣơng mại...theo hƣớng rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu, đảm bảo tính khả thi của cả hệ thống, từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
+ Công tác quản lý nhà nƣớc cần phối hợp giữa các cơ quan trung ƣơng, giữa trung ƣơng và địa phƣơng cần đƣợc tăng cƣờng, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả. Ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động FDI giữa các bộ, ngành, trung ƣơng và địa phƣơng.
+ Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả của công tác cƣỡng chế thi hành luật, trong đó đặc biệt quan trọng là chế độ báo cáo, kiểm tra giám sát và kỷ luật vi phạm
112
Tóm tắt chƣơng 3
Chiến lƣợc trong công tác thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới của tỉnh Vĩnh Phúc: Tăng nguồn vốn đầu tƣ FDI cho đầu tƣ phát triển, thu hút lực lƣợng lao động, tiếp thu khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến và góp phần tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, thúc đẩy tăng trƣởng GDP, phấn đấu đƣa Vĩnh Phúc trở thành địa chỉ hấp dẫn, an toàn và hiệu quả của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải thực hiện rõ quyết tâm của mình trong việc thu hút vốn đầu tƣ FDI, thông qua việc ban hành nhiều chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nâng cao chỉ số cạnh tranh giữa các tỉnh cụ thể :
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, UBND tỉnh, nâng cao nhận thức về FDI, cải tiến quản lý nhà nƣớc tiếp tục cải cách hành chính trong công tác quản lý nguồn vốn FDI.
- Đẩy mạnh và dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút FDI.
- Tập trung đẩy mạnh công tác tìm kiếm, lựa chọn đối tác nƣớc ngoài, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tƣ một cách chủ động, tích cực chú trọng công tác tuyên truyền giới thiệu tiềm năng của tỉnh với đối tác nƣớc ngoài.
- Cần đẩy mạnh công tác, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ cho nhu cầu hoạt động trong doanh nghiệp có vốn FDI.
- Thành lập các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp có vốn FDI nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động cũng nhƣ tổ chức hoạt động xã hội khác ...Có nhƣ vậy mới từng bƣớc tạo ra đƣợc môi trƣờng hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quyết định đầu tƣ vào địa bàn tỉnh. Từ đó có thể hoàn thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ FDI và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.
Phần cuối chƣơng là một số kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan cũng nhƣ các doanh nghiệp nhằm tiến tới một hệ thống các giải
113
pháp vi mô và vĩ mô đồng bộ để có môi trƣờng thu hút FDI năng động nhƣng cũng không kém phần hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong nƣớc và trên thế giới mạnh dạn bỏ vốn đầu tƣ tại tỉnh Vĩnh Phúc đem lại nguồn lực cho sự phát triển phối hợp với nguồn lực của tỉnh tạo ra sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng và nhân dân ta đƣợc thành công.
114
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hƣớng chủ đạo trong thời đại ngày nay và có tác động rất lớn đến kinh tế địa phƣơng, vừa tạo cho địa phƣơng nhiều cơ hội để phát triển thƣơng mại, thu hút đầu tƣ đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới, trong đó cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên kho khăn hơn.
Giáo sƣ Jomo Kwame Sundaram, trợ lý Tổng thƣ ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế đã phát biểu rằng "Dòng vốn FDI đem lại lợi ích phát triển cho địa phƣơng nhƣng không phải là chìa khóa vàng, điều quan trọng hơn là cách thức sử dụng hiệu quả". Chúng ta cần có những tái nhận thức toàn diện và đầy đủ hơn về tính hai mặt của dòng vốn FDI, không tẩy chay, kỳ thị nhƣng cũng không quá "mê tín" FDI.
Các chỉ báo cung cấp cho các nhà đầu nƣớc ngoài những thông tin hƣu ích để có thể quyết định đầu tƣ đúng đắn. Qua các phân tích của các chỉ báo trên, ta thấy mắc dù Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc một số thành công trong thu hút vốn đầu tƣ FDI trên địa bàn, song để Vĩnh Phúc phát triển xứng tầm với vị thế của mình trong giai đoạn phát triển mới, Vĩnh Phúc cần phải làm nhiều hơn nữa để thu hút hết những tác động tích cực của nguồn vốn FDI. Ổn định chính trị và chi phí lao động đang là lợi thế hiện tại của Vĩnh Phúc. Song thiết nghĩ cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nhất là môi trƣờng thể chế điều hành và cơ sở hạ tầng là một giải pháp bền vững, lâu dài để thu hút đầu tƣ FDI.
Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ khu vực và thế giới, năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trƣởng. Quan điểm này đã đƣợc thể hiện rõ trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu" và phải "tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch". Chúng ta kỳ vọng vào những thay đổi của chính chúng ta trong việc cải thiện môi trƣờng để tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc.
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Ngọc Anh (2009), Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
2.Lê Xuân Bá (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3.Bảo Dung (2011), Phá cát cứ trong thu hút FDI, báo Đầu tư, số ngày 28 tháng 01. 4.Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Thống kê thu hút FDI quý I năm 2012.
5.Các quy định pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2005, Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
6.Cục thống kê Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo thống kê tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2010.
7.Cục thống kê Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011, Nxb Thống kê, Vĩnh Phúc.
8.Nguyễn Bích Đạt (2006): Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
9.Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 10.Diệu Hiền (2011), Mũi nhọn đột phá để Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp,
báo Đầu tư, ngày 21 tháng 02, trang 16.
11.Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI
vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
12.Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài. Thu hút FDI của các công ty xuyên Quốc gia vào Việt Nam.
13.Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài(1987), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14.Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài(2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15.Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam, Chính sách và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong
116
17.Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát
triển mới của Việt Nam, Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
18.Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 201, 2012.
19. Nguyễn Văn Phúc (2005), Chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế dài hạn, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
20.Sở kế hoạch và đầu tƣ Vĩnh Phúc - Báo cáo FDI năm 2012.
21.Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc, Danh sách các dự án đầu tư FDI tỉnh
Vĩnh Phúc tính đến 31/12/ 2012.
22.Sở kế hoạch và đầu tƣ Vĩnh Phúc, Đề án thu hút FDI Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015.
23.Hữu Tuấn, 2011, Khu công nghiệp đua nhau xả thải ra môi trường, Báo Đầu tư, số ngày 28 tháng 02, trang 15.
24.Phan Hữu Thắng (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài- nhìn lại và hướng tới, Nxb Tri thức, Hà Nội.
25.Nguyễn Văn Tuấn (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế
Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
35. Trịnh Văn Tâm (2009) Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam,
những thành tựu, hạn chế và giải pháp phát triển, Tạp chí hoạt động khoa học (603).
Các Website:
27.Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ www.mpi.gov.vn
28.PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam http://www.pcivietnam.org 29.Sở tài nguyên môi trƣờng Vĩnh Phúc http://tnmtvinhphuc.gov.vn/
117
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………..i
DANH MỤC CÁC BẢNG……….ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ... iii
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC ... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ... 7