Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 44)

Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp: “Chúng tôi đặt mình vào vị thế DN”. Theo Ông Trần Văn Minh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng để giữ vững ngôi quán quân, chính quyền Đà Nẵng đã chủ động chỉ đạo khảo sát các DN nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chỉ số PCI ngay từ đầu năm 2009.

Trên thực tế, tỉnh đã thực hiện các công việc theo quan điểm đặt mình vào vị thế của DN. Ngay đầu năm 2009, UBND thành phố đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng dựa vào các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI năm 2008, khảo sát các DN về các chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng để vạch ra kế hoạch quyết tâm giữ vững ngôi vị số 1 trong năm 2009. Kết quả cho thấy, nổi bật nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền thành phố, có tới 82,87% DN cho rằng thành phố luôn linh động trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN; 92,34% DN cho rằng thành phố triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của Trung ƣơng… Thời gian chờ đợi thực sự để có mặt bằng kinh doanh từ 75 ngày năm 2008 sang năm 2009 còn 60 ngày;Tỷ lệ DN khó khăn có đủ giấy phép cần thiết tăng từ 2,8% năm 2008 lên 10,98% năm 2009.

Tuy nhiên, một số chỉ số cấu thành PCI biến động đáng lo ngại nhƣ: Chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” năm 2008 Đà Nẵng xếp vị trí 58/64 (cách Bình Dƣơng khá xa là 2,2 điểm); Chỉ số “chi phí không chính thức” Đà Nẵng xếp hạng thấp trên bảng xếp hạng 63 tỉnh thành năm 2008 và đứng sau Bình Dƣơng với cách biệt 0,40 điểm.

37

Nắm đƣợc các hạn chế đó, UBND thành phố chỉ đạo cho các sở, ban ngành liên quan thực hiện tốt kế hoạch “một cửa liên thông”. Chỉ đạo tổ chức Hội thảo “Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng” và mời TS Jim Winkler – GĐ Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) tham dự để tƣ vấn cho chính quyền Đà Nẵng đƣa ra những giải pháp tốt nhất nâng cao chỉ số PCI. Từ đó UBND thành phố đã chính thức chỉ đạo các đơn vị tập trung tăng cƣờng hơn nữa tính công khai minh bạch về chủ trƣơng chính sách, mở rộng dân chủ, đi kèm một số định hƣớng mang tầm chiến lƣợc nhƣ lựa chọn mô hình phát triển thân thiện với môi trƣờng, cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình dịch vụ, quy hoạch, xúc tiến đầu tƣ…; Phát triển kinh tế mũi nhọn du lịch, dịch vụ…

Theo Ông Lâm Quang Minh – Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tƣ TP Đà Nẵng: một trong những nguyên nhân chính trong thành công của Đà Nẵng là việc chế độ một cửa liên thông đã đƣợc thực hiện từ năm 2000. Ngay từ đó, UBND thành phố điều cán bộ đi nhiều nƣớc trên thế giới để học tập cách quản lý hành chính theo chế độ một cửa liên thông. Tiếp đó, UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tƣ (TTXTĐT) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, chứ không thuộc sự quản lý của Sở KHĐT nhƣ các tỉnh thành khác. Từ đây, tất cả các dự án đầu tƣ vào Đà Nẵng đều thông qua TTXTĐT. Những dự án lớn chủ đầu tƣ sẽ làm việc trực tiếp với UBND thành phố. TTXTĐT chuyển hồ sơ liên quan đến từng sở, ban ngành để hợp thức hóa hồ sơ cấp phép đầu tƣ. Nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ đến Đà Nẵng không phải chạy đi xin “con dấu” bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ cần đến làm thủ tục tại TTXTĐT. Năm 2003, chế độ một cửa đƣợc đẩy mạnh, mở rộng đến các sở, ban ngành. Mỗi sở có 3 phòng “một cửa liên thông” (một bộ phận tổng hợp hồ sơ - PV). Từ đó, TTXTĐT chỉ cần mang hồ sơ dự án nộp cho bộ phận duy nhất của các sở. Bộ phận tổng hợp đó chịu trách nhiệm thực hiện theo trình tự quy định. Đến nay, có nhiều sở đã lắp camera ngay tại cơ quan để lãnh đạo Sở theo dõi cụ thể về quy trình “một cửa liên thông” của sở. Từ thành công từ mô hình “chế độ một cửa liên thông” đẩy mạnh thu hút đầu tƣ của TP Đà Nẵng, Bộ KHĐT đã thành lập TTXTĐT miền Trung theo mô hình này để hỗ trợ các TTXTĐT các tỉnh miền Trung và chính TTXTĐT nhiều tỉnh thành nhƣ: Hà Nội, Đồng Nai, Đắk Lắk đã đến

38

Đà Nẵng tìm hiểu về mô hình này. Chính nhờ sự thông thoáng ấy, năm 2009, TP Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho khoảng 2.350 DN, tổng vốn đăng ký ƣớc đạt 5.300 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 11.800 DN, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng, tăng 21,6% về số DN và 12,3% về vốn đăng ký so với cuối năm 2008. Tiếp tục triển khai hiệu quả việc đăng ký kinh doanh trực tuyến và thực hiện mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc dấu, triển khai áp dụng một mã số cho đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, tạo môi trƣờng thông thoáng, thuận tiện cho nhà đầu tƣ trong việc thành lập, khởi sự. (Nguồn: Tâm Vũ, Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp: “Chúng tôi đặt mình vào vị thế của doanh nghiêp”.Địa chỉ: www.dddn.com).

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)