CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 95)

3.1.1. Mục tiêu

Cách đây hơn 10 năm, Vĩnh Phúc đƣợc biết đến là địa phƣơng mới thành lập, kinh tế- xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành “hiện tƣợng mới” trong phát triển KT-XH và là “điểm sáng” trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Và hiện nay, Vĩnh Phúc đang đặt mục tiêu phấn đấu để có đủ những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020 của Thế kỷ 21.

Với tiêu chí: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền

vững, tỉnh phấn đấu phát triển đến năm 2020 đảm bảo các mục tiêu sau:

"Đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhVĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"

- Tăng trƣởng GDP giai đoạn 2011-2015 khoảng 16-17%/năm; và giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 13-14%/năm;

- GDP bình quân/ngƣời khoảng 7.000 - 7.500USD/ngƣời/năm (tính theo giá thực tế)

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 96- 97%, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm khoảng 3-4%;

- Bổ sung thêm 10 khu công nghiệp với tổng diện tích là 4.589 ha vào năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 sẽ bổ sung tiếp thêm 10 khu công nghiệp với tổng diện tích là 3.176 ha.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 70%;

90

- Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5-5% GDP và đảm bảo cho ngƣời dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bƣu chính viễn thông với chất lƣợng cao;

- Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 15 bác sỹ; - Phổ cập phổ thông trung học;

- Số dân đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 90% ; - Dân số trung bình đến 2020 đạt 1,360 triệu ngƣời.

3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra những định hƣớng phát triển là:

Một là, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lƣợng

tăng trƣởng trên cơ sở quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó, lấy phát triển du lịch là mũi nhọn. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.

Hai là, tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh, thu hút

mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài đầu tƣ cho phát triển. Làm tốt công tác quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng; thực hiện và quản lý quy hoạch, nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ, tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản; chủ động quỹ đất để triển khai các dự án đầu tƣ, tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất, dịch vụ và đời sống nhân dân.

Ba là, phát triển nhanh, mạnh về công nghiệp, hƣớng tới trở thành một trung

tâm công nghiệp lớn, coi công nghiệp là nền tảng; ƣu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trƣờng nhằm phát triển bền vững, lấy công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao và công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy làm mũi nhọn. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ, hoá chất, hàng tiêu dùng, dƣợc phẩm, bia và nƣớc giải khát,… Hình thành hệ thống các khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển, đến năm 2020 có khoảng 8.000 ha diện tích đất cho phát triển các khu công nghiệp.

91

Bốn là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát

triển dịch vụ, đƣa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ có hàm lƣợng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nâng cao chất lƣợng hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải. Đầu tƣ hình thành các khu du lịch, vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đảm bảo hài hoà giữa phát triển du lịch với quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và văn hoá.

Năm là, trong phát triển nông nghiệp, quan tâm thực hiện các chƣơng trình

phát triển nông nghiệp, nhất là các chƣơng trình thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng hiệu quả và trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề, chuyển dịch một phần lớn lực lƣợng lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm nâng cao mức sống cho nông dân. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới theo hƣớng hiện đại, văn minh, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân vùng nông thôn

Sáu là, phát triển đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, xây dựng Vĩnh Phúc

thành đô thị trong tƣơng lai. Xây dựng một đô thị đối trọng với thành phố Hà Nội và là cầu nối phát triển giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu giao thông quốc gia và quốc tế, có sự kết nối hợp lý hạ tầng giao thông nội tỉnh với các đƣờng giao thông quốc gia và đƣờng vành đai theo quy hoạch vùng thủ đô.

Bảy là, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội: Tạo điều kiện thuận

lợi để hỗ trợ các xã nghèo, khó khăn phát triển kinh tế-xã hội; Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn; tiếp tục phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn

92

hoá, đơn vị văn hoá; phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân... Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách đối với thƣơng binh, gia đình chính sách, ngƣời có công. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc.

Tám là, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giải quyết

dứt điểm các vụ việc phức tạp, hạn chế khiếu tố vƣợt cấp, ngăn chặn không để các điểm phức tạp trở thành điểm nóng. Đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị.

3.1.3. Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút FDI cần tập trung vào các lĩnh vực nhƣ công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao... Ðể có thể định hƣớng luồng vốn FDI vào các ngành này, cần tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn bằng cách đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, từ đó dần dần tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, thay vì chỉ dựa trên những lợi thế về lao động giá rẻ. Ngoài ra, cần tổ chức tốt công tác vận động xúc tiến đầu tƣ (XTÐT). Thu hút FDI có định hƣớng và chọn lọc đòi hỏi công tác XTÐT phải đƣợc đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hƣớng vào các đối tác là các tập đoàn xuyên quốc gia, các đối tác nắm công nghệ nguồn, để có thể tạo ra những sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ mới và hiện đại.

Thực tế cho thấy rằng khi xây dựng chiến lƣợc thu hút FDI cần dựa trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, các loại quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành... Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đƣa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những mục tiêu phát triển của tỉnh. Dựa trên mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp năm 2015 và định hƣớng xây dựng thành phố Vĩnh Phúc vào năm 2020, tỉnh ƣu tiên thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phƣơng diện nhƣ: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, mục tiêu lớn nhất khi thu hút FDI là phải

93

đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội phải đƣợc coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án.

3.1.3.1. Định hƣớng theo ngành

Giai đoạn hiện nay, tỉnh đặc biệt chú trọng thu hút các dự án điện tử công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm từng bƣớc hình thành một trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Vĩnh Phúc. Các lĩnh vực khác đƣợc ƣu tiên thu hút là du lịch, dịch vụ và nông nghiệp nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ, khuyến khích các dự án công nghiệp sạch, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.

Ngành Công nghiệp-Xây dựng

- Các dự án công nghệ cao: bao gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử,

công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

- Công nghiệp phụ trợ: Trong dự thảo quy hoạch phát triển công nghiệp phụ

trợ Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, tỉnh đã xác định quy hoạch các ngành công nghiệp phụ trợ gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển công nghiệp. Trong đó, phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ trở thành nền tảng cho các ngành công nghiệp theo hƣớng sử dụng các công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, trƣớc mắt là tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của tỉnh phấn đấu trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, cũng nhƣ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế hiện có, Vĩnh Phúc sẽ tập trung phát triển sáu nhóm công nghiệp phụ trợ chủ lực, gồm: sản xuất và lắp ráp ô- tô, xe máy; sản phẩm cơ khí chế tạo; sản xuất sản phẩm điện tử tin học; vật liệu xây dựng; chế biến nông sản và may mặc, da giày với mục tiêu đến năm 2020, Vĩnh Phúc sẽ trở thành địa phƣơng có thế mạnh về phát triển công nghiệp phụ trợ hiện đại. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển CNH-HĐH, Vĩnh Phúc đã và đang

94

triển khai nhiều biện pháp thu hút đầu tƣ vào ngành công nghiệp này. Trong đó, ƣu tiên hàng đầu là ban hành các chính sách kêu gọi các DN trong và ngoài nƣớc.

Bên cạnh những chính sách chung của Chính phủ, Vĩnh Phúc sẽ hỗ trợ một số chi phí đầu tƣ ban đầu bao gồm: hỗ trợ chi phí tƣ vấn lập hồ sơ dự án đầu tƣ từ 20 - 200 triệu đồng đối với các dự án có tổng mức đầu tƣ từ 200.000 USD đến năm triệu USD; hỗ trợ hai triệu đồng cho việc bố cáo thành lập DN; năm triệu đồng cho phí báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng... Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ tới các nƣớc có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trong khu vực. Trong năm 2012, Vĩnh Phúc đã tổ chức ba đợt xúc tiến đầu tƣ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ nhằm kêu gọi các DN đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh.

Thực tế cho thấy, không có nhiều địa phƣơng có đủ điều kiện để xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tƣ cho DN nhƣ Vĩnh Phúc, nhƣng cùng với thực hiện các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến, hỗ trợ đầu tƣ, việc xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích các DN đầu tƣ vào công nghiệp phụ trợ sẽ là bƣớc đi quan trọng để Vĩnh Phúc xây dựng, phát triển ngành công nghiệp bền vững.

- Các dự án công nghiệp sạch: Vĩnh Phúc đang đặc biệt ƣu tiên thu hút các dự

án công nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng để hƣớng tới mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

Ngành Dịch vụ

- Khuyến khích mạnh vốn FDI vào ngành du lịch. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch khám phá… Song ngành này phát triển chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng. Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào du lịch là hƣớng đầu tƣ mang lại giá trị kinh tế cao và sẽ đƣợc tỉnh đặc biệt chú trọng trong thời gian tới.

- Khuyến khích nhà Đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phƣơng thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, viễn thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế.

95

Ngành Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp

- Khuyến khích các dự án đầu tƣ về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây con có năng suất, chất lƣợng cao đƣa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội địa và xuất khẩu.

- Khuyến khích dự án đầu tƣ cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trƣờng tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.

- Khuyến khích các dự án nuôi trồng thuỷ sản để tận dụng diện tích mặt nƣớc trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng xuất, chất lƣợng sản phẩm thuỷ sản đảm bảo sự phát triển đồng bộ kinh tế xã hội tỉnh.

3.1.3.2. Định hƣớng theo vùng

Tiếp tục tăng cƣờng thu hút FDI vào các địa bàn có vị trí thuận lợi, có kết cấu hạ tầng phát triển nhƣ Phúc Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Yên để tận dụng hết những ƣu thế của các địa phƣơng này. Lấy đây làm khu vực kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút FDI tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nhƣ Lập Thạch, Sông Lô… nhằm thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng. Bên cạnh những ƣu đãi của đối với FDI tại các vùng đó, tỉnh cũng chủ trƣơng tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đƣờng giao thông, điện, nƣớc ở các địa phƣơng này.

3.1.3.3. Định hƣớng theo đối tác

Ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ truyền thống. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn là các đối tác đƣợc tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tƣ. Các đối tác này đã có những hiểu biết nhất định về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh nhà, việc xúc tiến hợp tác sẽ có nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Do đó những quốc gia này vẫn là những nhà đầu tƣ uy tín đối với Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)