Phân tích môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thông qua kết quả

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 70 - 87)

2.2.4.1. Chi phí gia nhập thị trƣờng

Biểu đồ 2.2: Chi phí gia nhập thị trƣờng Vĩnh Phúc năm 2005- 2012

65

Chỉ số này đã liên tục tăng trong ba năm gần đây (2010 - 2012) từ thứ 32/63 năm 2010 nay lên thứ 21/63. Mức tăng lên nhờ tăng điểm các chỉ tiêu thành phần: Số doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn tất các thủ tục để bắt đầu hoạt động giảm với 12% theo khảo sát PCI và 11,6% theo khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh (tăng 15 bậc, xếp thứ 24/63); số doanh nghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn tất các thủ tục để bắt đầu hoạt động giảm với 2% (tăng 14 bậc, xếp thứ 6/63)

Đồng thời, theo khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh, có đến 64,4% doanh nghiệp đánh giá tốt thái độ làm việc của các các cơ quan có liên quan đến công tác cấp giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh. Nhƣ vậy, có thể nói rằng thời gian thực hiện công tác đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã duy trì đƣợc tính ổn định và có những cải thiện theo hƣớng tích cực thông qua việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có liên quan. 2.2.4.2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Biểu đồ 2.3 :Tiếp cận đất đai Vĩnh Phúc năm 2005- 2012

[nguồn : www.pcivietnam.org]

Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến này có sự thay đổi không đáng kể, năm 2006 là 6,30 điểm, năm 2008 là 6,47 điểm và năm 2010 là 6,02 điểm. So sánh chỉ số này trong năm 2009 và năm 2010 thì điểm của chỉ số này đã bị giảm từ 6,93 điểm năm 2009 xuống 6,02 điểm năm 2010.

66

Mặc dù chỉ số này có tăng 04 bậc và 0,37 điểm so với năm 2011 nhƣng vẫn xếp hạng rất thấp (53/63) và chuyển biến chậm. Một số hạn chế đƣợc chỉ ra nhƣ sau:

a) Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có GCNQSDĐ thấp (từ 76,29% với vị trí 40

năm 2011 xuống 69,58% với vị trí 47 năm 2012). Đây là chỉ số cứng theo số liệu

thống kê mà cơ quan khảo sát thu thập đƣợc. Để thấy đƣợc nguyên nhân của hạn chế này có thể căn cứ vào số liệu sau:

Tính đến hết tháng 3 năm 2013 trên địa bàn tỉnh có 482 dự án DDI còn hiệu lực trong đó có 176 dự án chƣa đƣợc giao đất chiếm 36,5%. Trong đó đang BTGPMB là 120 dự án chiếm 21,2%; số dự án mới đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và chƣa đƣợc phê duyệt địa điểm là 74 dự án, chiếm 15,3%. Từ đó có thể thấy rằng nguyên nhân chính là do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn (phải thỏa thuận giá bồi thƣờng), đồng thời do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nên các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc huy động tiền mặt để có thể chi trả tiền GPMB. Khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh cũng cho thấy đa số doanh nghiệp (50,5%) phàn nàn về thủ tục đất đai còn phức tạp, phiền hà hoặc gặp các cản trở khác (nhƣ đất dịch vụ, khiếu nại của dân,... theo ý kiến tham gia của Sở Tài chính).

b) Khung giá đất của tỉnh chưa thay đổi theo hướng phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường:

Số lƣợng doanh nghiệp đánh giá sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá trị trƣờng ngày càng thấp (từ 80,7% với vị trí thứ 06 năm 2010 xuống 61,29% với trí thứ 45 năm 2011 và 60,58% với vị trí 53 năm 2012). Việc suy giảm nhƣ trên chủ yếu do chính sách hạn chế tăng giá đất hàng năm và hạn chế việc tồn tại cơ chế 02 giá trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

2.2.4.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chỉ số này xếp thứ 59/63, giảm 48 bậc và 1.98 điểm so với năm 2011. Một số hạn chế đƣợc chỉ ra nhƣ sau:

a) Tính minh bạch của các tài liệu quy hoạch, kế hoạch (giảm 47 bậc, xếp thứ 58/63) và Độ mở trang web của tỉnh (giảm 44 bậc, xếp thứ 59/63) được đánh giá thấp:

67

Biểu đồ 2.4: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ở Vĩnh Phúc năm 2005- 2012

[nguồn : www.pcivietnam.org]

Số điểm và xếp hạng thấp ở chỉ tiêu thành phần này do doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận các loại tài liệu quy hoạch, kế hoạch của tỉnh là tƣơng đối khó khăn. Đây là đánh giá hoàn toàn phù hợp với khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh khi mà tỷ lệ số doanh nghiệp cho rằng dễ dàng tiếp cận đƣợc các tài liệu trên nhƣ sau: ngân sách (26,2%), các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (29,1%), các văn bản pháp quy của Trung ƣơng (34,3%), hƣớng dẫn của các Bộ ngành (39,6%), kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng mới (13,2%), dự án đầu tƣ của trung ƣơng (15,5%), các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất (11,3%), biểu mẫu thủ tục hành chính (29,4%), chính sách ƣu đãi đầu tƣ (12,5%).

Trong bối cảnh CNTT ngày càng phát triển và đƣợc ƣu tiên sử dụng thì việc đăng tải các trang tài liệu trên trên các công thông tin điện tử là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tự tra cứu, tránh phải đi lại xin tài liệu ở các cơ quan nhà nƣớc (thể hiện tính hữu ích của các trang Web). Nhƣng thực tế đây lại là vấn đề mà tỉnh còn có nhiều hạn chế qua một số phân tích sau đây:

Số lƣợng sở ngành có trang Web riêng còn hạn chế (chỉ có 28/64 sở, ban,

ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương trong tỉnh có trang Web), tiêu biểu

68

Xây dựng, Lao động, Thƣơng binh và xã hội, Thanh tra tỉnh, Tƣ pháp hiện vẫn chƣa website riêng. Nội dung thông tin về hệ thống các tài liệu nêu trên còn chƣa nhiều và chƣa đầy đủ, thậm chí có những trang Web vẫn còn đăng tải cả những văn bản đã 02 lần thay thế, sửa đổi. Hầu hết trang trang Web mới đăng tải danh mục tài liệu của thủ tục hành chính mà chƣa kèm theo biểu mẫu, hƣớng dẫn cách ghi và lƣu ý những sai sót mà doanh nghiệp thƣờng gặp phải (trong khi các địa phương được

đánh giá cao thực hiện tốt việc này). Thực tế, trong tác nghiệp chuyên môn, đội ngũ

cán bộ các sở, ngành vẫn phải thƣờng xuyên đến các cơ quan có liên quan để đƣợc cung cấp tài liệu mà không có nhiều cơ hội lấy đƣợc từ các nguồn tìm tiếm khác. Kết quả khảo sát PCI cũng cho thấy còn có 59,4% doanh nghiệp cho rằng cần phải có mối quan hệ để có đƣợc các tài liệu của tỉnh.

- Theo thống kê sơ bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, bình quân số lƣợng truy cập vào một số công thông tin điện tử của tỉnh nhƣ sau: Cổng thông tin điện tử của tỉnh khoảng 730 lƣợt/ngày; Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và website của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng bình quân số lƣợng ngƣời truy cập 680 lƣợt/ngày, website của Ban Quản lý các KCN bình quân 126 lƣợt ngƣời truy cập/ngày. So sánh với một số địa phƣơng đƣợc đánh giá cao nhƣ: Website tỉnh Lào Cai, TP.HCM, Bắc Ninh ngay cả vào tối thứ 7, chủ nhật có những lúc cùng thời điểm số lƣợng ngƣời truy cập đồng thời đã là trên 900 ngƣời. Thống kê từ kết quả khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh cho thấy có đến 73,8% doanh nghiệp cho rằng thỉnh thoảng mới lấy đƣợc thông tin từ các trang Web của các sở, ngành và đánh giá tiêu cực nhất lại thuộc về khối doanh nghiệp cần nhiều thông tin nhƣ nhóm kinh doanh đa ngành (91,7%) và nhóm dịch vụ thƣơng mại (78,4%). Điều này chứng tỏ tính hữu ích của các trang Web tỉnh Vĩnh Phúc chƣa cao, chƣa hấp dẫn để thu hút đƣợc sự quan tâm.

b) Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như Quyết định, Nghị định... (giảm 40 bậc, xếp thứ 59/63) được đánh giá thấp:

Số điểm mà doanh nghiệp đánh về chỉ tiêu trên khá thấp, điều này phản ánh chất lƣợng các văn bản quy định pháp luật của Trung ƣơng, của tỉnh còn nhiều điểm chƣa cụ thể hoặc chung chung chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề vƣớng mắc. Chỉ

69

tiêu này hoàn toàn tƣơng thích với những đánh giá về mặt vận dụng các quy định pháp luật của tỉnh để xử lý công việc tại chỉ số Tính năng động và tiên phong.

c) Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh được đánh giá thấp:

Chỉ có 29,17% số lƣợng doanh nghiệp đƣợc hỏi đồng ý với quan điểm các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tƣ vấn và phản biện các chính sách của tỉnh giảm 36 bậc, xếp thứ 38/63 (tỉnh xếp hạng thấp nhất là Nam Định với 15,33%, xếp

hạng cao nhất là Quảng Ngãi với 66,25%, trung bình của cả nước là 31,82%). Điều

này một phần nào đó phản ánh tỉnh chƣa có sự coi trọng vai trò của các hiệp hội trong việc trong tƣ vấn và phản biện các chính sách nhƣ kỳ vọng của doanh nghiệp.

d) Thương lượng với cán bộ thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn cao:

Có đến 36,17% đánh giá việc thƣơng lƣợng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xếp hạng 41/63 (tỉnh xếp hạng thấp nhất là Kiên Giang với 67,78%, xếp hạng cao nhất là Bình Dương với 14,53%, trung bình của

cả nước là 39,36%). Đây là vấn đề nhậy cảm, nan giải cần phải có thời gian và các

biện pháp đủ mạnh để từng bƣớc hạn chế

2.2.4.4. Chi phí thời gian và việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc

Biểu đồ 2.5: Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nƣớc ở

Vĩnh Phúc năm 2005 - 2012

70

Chỉ tiêu này xếp thứ 23/63, giảm 6 bậc và 1,05 điểm so với năm 2011, tăng giảm không đều trong 3 năm qua. Một số hạn chế đƣợc chỉ ra nhƣ sau:

a) Doanh nghiệp cho rằng họ mất hơn 10% quỹ thời gian trong năm tiếp xúc với cán bộ nhà nước để thực hiện các quy định có xu hướng ngày càng nhiều hơn:

- Có 15,65% doanh nghiệp cho rằng họ phải sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc, xếp thứ 42/63 (tỉnh xếp hạng thấp nhất là Lạng Sơn với 28,57%, cao nhất là tỉnh Tây Ninh với 3,23%, trung bình cả nước là

13,85%). Số lƣợng doanh nghiệp có quan điểm nhƣ trên tăng dần qua từng năm

trong 3 năm gần đây (năm 2010: 12,9%, năm 2011: 14,1%). Khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh cũng cho kết quả tƣơng tự: 17,1% với mức hơn 10%, 30,2% với mức từ 5-10% thời gian.

- Theo phiếu khảo sát thì chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh thời gian để doanh nghiệp tiếp xúc với cán bộ nhà nƣớc nhằm hiểu rõ và thực hiện các quy định pháp luật. Điều chứng tỏ rằng tỉnh chƣa có sự hƣớng dẫn, hồ sơ mẫu chi tiết, dễ hiểu các thủ tục hành chính để doanh nghiệp không mất nhiều thời gian hiểu và thực hiện theo quy định (đánh giá này là tƣơng thích với sự suy giảm ở chỉ tiêu tính minh bạch). Minh họa cho nhận định này nhƣ sau: Hồ sơ đăng ký kinh doanh có khả năng sử dụng các biểu mẫu rất cao nhƣng vẫn có đến hơn 55% doanh nghiệp cho rằng phải mất hơn 2 tuần để hoàn thành việc cấp giấy đăng ký doanh nghiệp (tính từ các

khâu nộp hồ sơ, thẩm định, chỉnh sửa và hoàn thiện), trong khi thời gian thẩm định

cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu chứng tỏ số hồ sơ phải chỉnh sửa là khá nhiều và doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian cho việc này.

b) Doanh nghiệp cho rằng cán bộ làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện

cải cách hành chính công có xu hướng ngày càng giảm:

Chỉ có 31,21% doanh nghiệp cho rằng cán bộ làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHC, xếp thứ 38/63, giảm 9 bậc so với năm 2011 (tỉnh thấp nhất là Tây Ninh với 13,46%, cao nhất là tỉnh Bạc Liêu với 61,36%, trung bình cả nước là

71

32,61%). Đáng lo ngại là số lƣợng doanh nghiệp có quan điểm nhƣ vậy ngày càng

giảm (năm 2010: 44,78%; năm 2011: 41,38%). Điều này dẫn đến suy luận những nỗ lực CCHC của tỉnh chƣa tạo ra đƣợc sự chuyển biến thực chất vào hành động thực tế của cán bộ công chức tỉnh và đánh giá này là phù hợp với đánh giá về tính năng động của đội ngũ cán bộ.

c)Doanh nghiệp cho rằng các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi

thực hiện cải cách hành chính công lại có xu hướng ngày càng giảm:

Chỉ có 10,64% doanh nghiệp cho rằng các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện CCHC, xếp thứ 50/63, giảm 14 so với năm 2011 (tỉnh thấp nhất là Hà Nội với 5,06%, cao nhất là tỉnh Bạc Liêu với 36,36%, trung bình cả

nước là 15,49%). Tỷ lệ này ở các năm 2010 và 2011 lần lƣợt là 21,64% và 21,55%.

Thực tế mặc dù hầu hết các cơ quan đã đăng tải công khai các loại phí, lệ phí nhƣng ở đâu đó vẫn có những việc thu ngoài, thu chƣa đúng quy định (thực tế một số chủ đầu tư và doanh nghiệp phản ánh vẫn có cơ quan tự ý thu khoản phí “tham gia ý kiến thẩm định” trong khi theo quy định cơ quan đầu mối có trách nhiệm thu sau đó phân bổ lại cho các cơ quan tham gia).

d) Doanh nghiệp phản ánh số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước khá nhiều:

Theo kết quả khảo sát của Hội doanh nghiệp tỉnh có đến gần 60% doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 3 lần trở lên/năm, thậm chí có doanh nghiệp phản ánh đến hơn 12 lần/năm. Các cơ quan đƣợc doanh nghiệp đánh giá thƣờng xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra nhất gồm: Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (45,5%), Công an kinh tế (43,12%), Xây dựng (42,1%), An toàn PCCC (41,7%), Quản lý thị trƣờng (41%). Ngoài ra, qua phản ánh của nhiều doanh nghiệp còn có hiện tƣợng cán bộ đến làm việc với tƣ cách kiểm tra hoặc nắm bắt thông tin nhƣng không có kế hoạch thông báo trƣớc hoặc sau kiểm tra không có kết luận gửi doanh nghiệp.

72 2.2.4.5. Chi phí không chính thức

Biểu đồ 2.6: Chi phí không chính thức Vĩnh Phúc năm 2005- 2012

[nguồn : www.pcivietnam.org]

Năm 2010 đạt 5,84 điểm, trong khi năm 2009 là 7,00 điểm, năm 2008 là 7,94 điểm, và năm 2006 là 6,13 điểm. Chỉ số này đã liên tục tăng trong ba năm gần đây từ thứ 58/63 năm 2010 nay lên thứ 13/63 và tăng cả điểm số tuyệt đối từ 5,84 lên 7,22. Mức tăng lên chủ yếu nhờ các chỉ tiêu thành phần nhƣ: số lƣợng doanh nghiệp cho rằng phải trả chi phí không chính thức giảm (từ 61,21% năm 2010 xuống còn 50,45%) và tỷ lệ ý kiến đồng ý cho rằng doanh nghiệp phải trả hoa hồng để có đƣợc hợp đồng từ các cơ quan nhà nƣớc giảm (từ 31,24% năm 2010 xuống còn 15,94% năm 2012). Điều này phần nào đã thể hiện tình trạng “tham nhũng vặt” của cán bộ công chức đã giảm và đây cũng là một trong những đánh giá chung về PCI 2012 trên phạm vi cả nƣớc thông qua việc tuyên truyền và giám sát chặt chẽ hơn.

73

2.2.4.5. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Biểu đồ 2.7: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005- 2012

[nguồn : www.pcivietnam.org]

a) Chỉ tiêu này xếp thứ 58/63, giảm 49 bậc. Điều đáng nói là chỉ tiêu này liên tục sụt giảm mạnh trong 3 năm qua và ở tất cả các chỉ tiêu thành phần, cụ thể:

- Doanh nghiệp đánh giá cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thấp:

Chỉ có 43,14% doanh nghiệp đánh giá cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp, xếp thứ 60/63, giảm 53 bậc (tỉnh xếp hạngcao nhất là tỉnh Đồng Tháp với 88,31%, thấp nhất là tỉnh Quảng Bình với 34,48%, trung bình cả nước là

65,57%). Trong đó, phân theo lĩnh vực nhƣ sau: xây dựng: 32%; dịch vụ, thƣơng

mại: 46%; công nghiệp - chế tạo: 71%.

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)