Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn salmonella spp và một số đặc tính của chúng trong thịt lợn tươi bán tại một số chợ của tỉnh bắc giang (Trang 31 - 32)

Ở Việt Nam vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra cho người và động vật cũng đã bắt đầu nghiên cứu từ những năm 50. Viện Pasteur Sài Gòn trong những năm 1951 - 1953 đã phân lập được 6 chủng Salmonella ở người (4 chủng từ máu, 2 chủng từ nước tiểu và 35 serotype Salmonella ở lợn tại lò giết mổ (Nguyễn Quang Tuyên, 1996) [19].

Năm 2001, Võ Thị Bích Thủy [27], khi nghiên cứu tình hình nhiễm

Salmonella trên thực phẩm tại thị trường Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giò sống là 46,67%; tiếp theo là thịt bò 40%; thịt gà 39,29%; thấp nhất là thịt lợn 33,33%.

Đến năm 2002, Trần Thị Hạnh và cs [7], cũng nghiên cứu tình trạng nhiễm Salmonella và E. coli trong thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn Hà Nội thì thấy tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giò sống 45,45%; thịt bò 40%; thịt gà 37,5%; thịt lợn 34,61%.

Còn Lê Minh Sơn (2003) [15], cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt lợn tại vùng hữu ngạn sông Hồng dùng tiêu thụ nội địa là 14,7% và thịt lợn xuất khẩu là 1,42%.

Tô Liên Thu (2005) [25] khi nghiên cứu tình trạng ô nhiễm một số vi khuẩn vào thịt sau giết mổ của Hà Nội và một số phương pháp làm giảm sự nhiễm khuẩn trên thịt cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella tại cơ sở giết mổ Hoàng Lộc là 33,33%; tại cơ sở giết mổ Thái Hà là 13,3%; tại chợ Long Biên là 40%.

Võ Thị Trà An và cs (2006) [1] cho biết nghiên cứu tình hình nhiễm

Salmonella trong phân và thân thịt (bò, lợn, gà) tại một số tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ mẫu phân mang Salmonella là 40,5% trong đó mẫu phân lợn chiếm

tỷ lệ cao nhất 49,3%. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở thân thịt là khá cao, thịt lợn 55,9%; thịt gà 64%.

Trần Thị Hạnh và cs (2009) [8] đã công bố tỷ lệ nhiễm Salmonella tại các cơ sở giết mổ lợn công nghiệp và cho kết quả: chất chứa manh tràng của lợn là 59,18%; ở mẫu lau thân thịt là 70%; mẫu lau hậu môn 66%; mẫu lau nền chuồng nhốt lợn chờ giết mổ là 40%; mẫu lau sàn giết mổ là 28%; còn các mẫu nước kiểm tra không phát hiện Salmonella. Tại các cơ sở giết mổ lợn theo phương thức thủ công cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chất chứa manh tràng của lợn chờ giết mổ là 87,5%; ở mẫu lau thân thịt là 75%; mẫu lau hậu môn 55%, mẫu lau nền chuồng nhốt lợn chờ giết mổ là 70%, mẫu lau sàn giết mổ là 80%; mẫu nước là 50%.

Đỗ Ngọc Thúy và cs (2009) [26] đã xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella spp trong thịt tươi bán lẻ tại các chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội là khá cao, trong đó tỷ lệ thịt lợn bị ô nhiễm Salmonella spp (55%) trầm trọng hơn rất nhiều so với thịt gà (35,3%) và thịt bò (9,8%).

Như vậy, việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella một các toàn diện để từ đó đề ra biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người là một yêu cầu rất cần thiết. Và vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các loại thịt tươi, thịt đã được chế biến sẵn bán tại các chợ rất là phổ biến, trong đó điều kiện vệ sinh chợ, vệ sinh dụng cụ chế biến và người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa đảm bảo.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn salmonella spp và một số đặc tính của chúng trong thịt lợn tươi bán tại một số chợ của tỉnh bắc giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)