Phương pháp xác định tính mẫn cảm với kháng sinh và hóa dược

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn salmonella spp và một số đặc tính của chúng trong thịt lợn tươi bán tại một số chợ của tỉnh bắc giang (Trang 43)

- Nguyên lý chung:

Các chủng vi khuẩn khác nhau sẽ có độ mẫn cảm khác nhau đối với kháng sinh trị liệu, biểu hiện ở sự khác nhau về đường kính (ф) vòng vô khuẩn xung quanh khoanh giấy kháng sinh trên môi trường nuôi cấy.

- Mục đích:

Tìm hiểu tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho phương hướng điều trị, lựa chọn kháng sinh đặc hiệu, góp phần đánh giá thực trạng tính kháng thuốc của vi khuẩn.

- Tiến hành

Dùng pipet hoặc xi lanh hút 0,1ml canh khuẩn 24 giờ ở môi trường BHI (nồng độ 10-1) vào ống nghiệm trộn đều với 0,9ml nước muối sinh lý 0,9%, ta được nồng độ 10-2

, sau đó ta lại hút 0,1ml sang ống nghiệm thứ 2 ta được nồng độ 10-3 tiếp tục hút 0,1ml sang ống nghiệm thứ 3 ta được nồng độ 10-4

. Ống thứ 3 được sử dụng làm kháng sinh đồ.

Hút 0,5ml đã pha loãng nồng độ 10-4, nhỏ toàn bộ dung dịch này lên mạch thạch sau đó dùng que cấy vòng láng đều dung dịch trên môi trường thạch đĩa cho đến khô.

Đặt nhẹ các khoanh giấy kháng sinh chế sẵn lên mặt thạch đĩa. Các khoanh giấy kháng sinh đặt cách nhau 2cm, không quá 6 khoanh giấy kháng sinh trong một đĩa thạch. Sau đó bồi dưỡng ở tủ ấm 37oC trong 24 giờ. Để đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh dựa trên đường kính vòng vô khuẩn.

+ Rất mẫn cảm: ф > 20mm

+ Mẫn cảm trung bình: ф từ 15 - 20mm + Mẫn cẩm yếu: ф từ 10 - 14mm

+ Kháng thuốc: ф < 10mm

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn salmonella spp và một số đặc tính của chúng trong thịt lợn tươi bán tại một số chợ của tỉnh bắc giang (Trang 43)