Kết quả xác định serovar của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn salmonella spp và một số đặc tính của chúng trong thịt lợn tươi bán tại một số chợ của tỉnh bắc giang (Trang 52 - 53)

lập được

Từ các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được, chúng tôi đã tiến hành xác định serovar của chúng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả xác định serovar của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được bằng kháng huyết thanh

Ký hiệu mẫu O H1 H2 Serovar

Sal1 O3, 10 e, h 1, 6 Anatum

Sal2 A 4 A i 1,2 Typhimurium

Sal3 O3, 10 E, h 1, 6 Anatum

Sal4 A3, 10, 15 C r Z6 Weltevreden

Sal5 A 4 A i 1,2 Typhimurium

Sal6 A 4 A i 1,2 Typhimurium

Từ bảng 4.5, các kết quả thu được cho thấy: Có 6 chủng Salmonella đều cho phản ứng dương tính, định loại được 3 serovar khác nhau trong đó, có 3 mẫu chủng S. typhimurium (50%), 1 mẫu chủng S. weltevreden (16,67%), 2 mẫu chủng S. anatum (33,33%).

Qua bảng số liệu trên ta thấy vi khuẩn S. typhimurium chiếm nhiều nhất. Chủng vi khuẩn thường gây được sự chú ý cao đối với bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Và kết quả này cũng khác so với kết quả của tác giả Võ Thị Bích Thủy và cs (2004) [28] khi tiến hành phân lập, xác định serotyp của vi khuẩn

Salmonella ô nhiễm trong thịt có nguồn gốc độc vật trên thị trường Hà Nội cho thấy, S. typhimurium ở thịt bò là 16,67%; thịt lợn là 18,18%; thịt gà là 0%; S.

enteritidis nhiễm 9,09% ở thịt bò; 20,83% ở thịt lợn và 4,55% ở thịt gà.

Sự ô nhiễm này theo chúng tôi có thể xảy ra trước lúc giết mổ hoặc ngay trong quá trình giết mổ, pha lóc và bảo quản thịt. Vì ngay trong điều kiện bình

thường, một số chủng Salmonella vẫn tồn tại trong ruột động vật nhưng không gây bệnh, đến khi động vật mắc một bệnh nào khác hoặc cơ thể bị suy yếu hay bị stress liên tục làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở rồi theo hệ thống tuần hoàn phân tán khắp nơi trong thịt và phủ tạng. Thịt và phủ tạng của chúng không được xử lý, tạo nguồn lây nhiễm mạnh cho thịt lành. Mặt khác, trong quá trình điều tra và đi lấy mẫu trên thực tế cho chúng tôi thấy: tại các chợ nơi bán hàng vệ sinh không đảm bảo, bàn ghế bán hàng thì tạm bợ,… Cộng thêm việc kiểm dịch động vật giết mổ hầu như bị bỏ ngỏ, do quy mô nhỏ nên nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật vào thịt là rất lớn.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn salmonella spp và một số đặc tính của chúng trong thịt lợn tươi bán tại một số chợ của tỉnh bắc giang (Trang 52 - 53)