Thực trạng hoạt động kiểm soátrủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 72)

60

Nội dung yêu cầu của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: quá trình thiết lập các biện pháp, phƣơng án kiểm soát theo từng mức độ rủi ro đã đƣợc đo lƣờng và đánh giá; Và quá trình triển khai các phƣơng án kiểm soát trong tác nghiệp. Các phƣơng án kiểm soát có thể đƣợc chọn trong kiểm soát rủi ro tín dụng gồm: Né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao kiểm soát, đa dạng hóa. Trong từng phƣơng án đó, sẽ có các biện pháp kiểm soát cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và từng điều kiện tình hình cụ thể. Ngân hàng sẽ lựa chọn từng kiểu kiểm soát rủi ro đơn lẻ, hoặc sử dụng kết hợp chúng tùy vào đặc điểm tình hình kinh doanh và năng lực quản trị của ngân hàng.

Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribankchi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đƣợc thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài: theo kiểu phải làm theo quy trình tín dụng, còn định hƣớng cụ thể và chất lƣợng kiểm soát chƣa đƣợc đảm bảo.

- Đối với từng khoản vay:

+ Việc kiểm soát nguồn rủi ro từ các khoản vay: Chi nhánh thu thập và cập nhật thông tin đối với mỗi đối tƣợng khách hàng bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, khả năng cạnh tranh, lợi thế kinh doanh và tình hình tài sản đảm bảo. Nguồn thông tin có đƣợc từ khách hàng cung cấp, cơ quan chủ quản nhà nƣớc, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc, báo đài, internet…và các thông tin lƣu trữ tại Chi nhánh. Qua đó giúp cho CBTD có thể phát hiện những nguy cơ có thể gây ra rủi ro và đƣa ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc cấp tín dụng. Đây là bƣớc đầu tiên giúp chi nhánh có thể lựa chọn biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng phù hợp, nếu đánh giá khách hàng tiềm ần nhiều rủi ro thì chi nhánh có thể né tránh ngay rủi ro ngay bằng cách từ chối cho vay.

Tuy nhiên việc thu thập, phân tích đánh giá thông tin phục vụ cho việc cảnh báo rủi ro tùy thuộc vào kỹ năng phân tích, sự nhận định và khả năng dự báo của cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng tín dụng.

+ Nội dung các báo cáo thẩm định chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả, nếu khách hàng không bị từ chối cho vay thì yêu cầu chủ yếu trong kiểm soát rủi ro các khoản vay chỉ mới ở mức độ là tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phƣơng án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm.

61

- Đối với quá trình kiểm soátrủi ro sau khi cho vay:

+ Việc kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tập trung chủ yếu vào các bƣớc kiểm tra trƣớc và trong khi cho vay, còn đối với kiểm tra sau khi cho vay đƣợc thực hiện nhƣng chƣa thƣờng xuyên và chặt chẽ. Quá trình này cũng chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án kiểm soát cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những diễn biến tình hình thực tế khách hàng. Biện pháp kiểm tra sau khi vay chủ yếu là thực hiện theo quy trình cấp tín dụng: kiểm tra sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, nhƣng đây cũng là một hoạt động mang tính hình thức, chƣa sâu sát thực tế, chƣa thƣờng xuyên, do sự hạn chế về số lƣợng cán bộ và trình độ cán bộ tín dụng.

+ Đối với việc xử lý vi phạm của khách hàng căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm để xử lý nhƣ: thu hồi nợ trƣớc hạn, hạn chế cho vay để giảm dần dƣ nợ và biện pháp cuối cùng chấm dứt cho vay. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm của khách hàng chƣa đƣợc lập thành quy trình cụ thể và thống nhất trong toàn hệ thống, mỗi chi nhánh lại thực hiện theo mỗi cách khác nhau. Nên khi phát hiện ra rủi ro thì tại chi nhánh chủ yếu xử lý bằng kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điểm hạn chế trong quá trình kiểm soát rủi ro không để rủi ro phát tán thêm ra tại Chi nhánh.

- Đối với toàn bộ hoạt động tín dụng: Chƣa có nghiên cứu hay văn bản nào hƣớng dẫn để xây dựng định hƣớng và các chiến lƣợc kiểm soát rủi ro phù hợp; Kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng chƣa hiệu quả, chƣa có phƣơng án kiểm soát rủi ro cho từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tếvà cho cả một thời kỳ.

Kết quả của việc kiểm soát rủi ro tín dụng này là: trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng, những ngƣời tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro đang không biết mình đang áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro theo hƣớng nào. Ngoài “né tránh” là biện pháp đƣợc thể hiện một cách rõ nét trong một số thời điểm, một số khoản vay, thì các cách thức kiểm soát rủi ro đang sử dụng hiện nay hầu nhƣ không có xu hƣớng rõ nét: vừa mang dáng dấp của biện pháp kiểm soát ngăn ngừa (kiểm tra khoản vay), vừa là giảm thiểu tổn thất (yêu cầu về tài sản bảo đảm) nhƣng lại không đƣợc nhận thức một cách rõ ràng và chƣa có hiệu quả cao. Các biện pháp khác nhƣ: “Chuyển giao kiểm soát” thì vẫn không đƣợc sử dụng; “đa dạng hóa” thì triển khai rất hạn chế vì các hoạt

62

động kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn yếu, chƣa có nhiều cơ hội phát triển đa dạng hóa. Chính vì thế cách thức kiểm soát rủi ro tín dụng đang đƣợc áp dụng theo tƣ duy lối mòn, theo thói quen, hiệu quả của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng chƣa cao.

- Đối với việc kiểm soát nguồn rủi ro từ nhân viên: Chi nhánh thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy định của Agribank, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn khi có sự thay đổi, bổ sung trong các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ các chính sách của Agribank. Ngoài ra, Chi nhánh khen thƣởng, trả tiền lƣơng phù hợp với trình độ, năng lực cũng nhƣ hiệu quả công việc đem lại. Tuy đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có tuổi đời trẻ, trình độ đại học nhƣng kinh nghiệm thực tế còn thiếu cho nên không thể nắm bắt toàn bộ hoạt động của khách hàng để kiểm soát các khoản vay một cách đầy đủ và chặt chẽ. Đây là thực trạng và bài toán khó tại Chi nhánh. Đến nay, Chi nhánh chƣa để xảy ra hiện tƣợng rủi ro về đạo đức của cán bộ Ngân hàng gây thất thoát vốn.

+ Công tác kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc thực hiện một cáchthƣờng xuyên, chất lƣợng chƣa cao, dự báo, cảnh báo sớm đối với các rủi ro còn bị động. Công tác kiểm soát nội bộ chỉ mới dừng lại ở mức độ là phát hiện, xử lý vụ việc khi rủi ro xảy ra.

Với thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank tỉnh Quảng Ngãi nhƣ vậy, Chi nhánh đã không thể chủ động trong ứng phó và xử lý: khi nhiều khách hàng, doanh nghiệp suy giảm khả năng thanh toán, hoặc giá trị tài sản bảo đảm bị hao mòn theo thời gian thì Chi nhánh không đánh giá lại khoản vay một cách kịp thời, toàn diện và hợp lý; Chi nhánh cũng chƣa chủ động đƣa ra biện pháp kiểm soát tức thời để ngăn chặn khả năng tổn thất xảy ra haylàm giảm thiểu thiệt hại, mà chủ yếu chỉ là thực hiện chuyển nhóm nợ hoặc đƣa vào diện giảm mức cho vay vào kỳ sau. Điều này dẫn đến các rủi ro tín dụng không đƣợc ngăn chặn kịp thời, có thể phát sinh bất kỳ lúc nào, và khi rủi ro cụ thể xảy ra, thiệt hại cũng đã không đƣợc giảm nhẹ đáng kể và đúng cách. Chính vì thế mà những năm qua nợ xấu tại Chi nhánh chƣa đƣợc ngăn chặn một cách hữu hiệu.

Tình hình này đặt ra yêu cầu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi phải xây dựng đƣợc cách thức, phƣơng án kiểm soát rủi

63

ro tín dụng bài bản, cụ thể cho từng thời kỳ một các phù hợp với năng lực, với đặc điểm nội tại về khung pháp lý và nguồn nhân lực tại Chi nhánh cũng nhƣ mục tiêu tăng trƣởng dƣ nợ trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)