21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớcViệt Nam về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Dự phòng rủi ro (DPRR): Là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.
+ Dự phòng rủi ro cụ thể là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11Thông tƣ số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớcViệt Nam để dự phòng cho những tổn thất tín dụng có thể xảy ra.
+ Dự phòng chung: là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trƣờng hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lƣợng các khoản vay suy giảm. Trích dự phòng chung đƣợc xác định bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
* Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro:
Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi đƣợc theo dõi riêng và từng trƣờng hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.
Mọi khoản tiền thu hồi đƣợc từ các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro tín dụng bằng dự phòng rủi ro hạch toán theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.
Việc tổ chức thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng về hồ sơ để chuẩn bị tiến hành tranh chấp.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TÍN DỤNG