Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 60)

Từ năm 2005 cuối năm 2011, Agribank và Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán là cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng phân tán ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định không tập trung ở Trung ƣơng mà dàn đều ở các cấp cơ sở. Nhƣ vậy, với mô hình này, thông tin cũng nhƣ quyền lực không tập trung vào Hội đồng quản trị, vì vậy Hội đồng quản trị không có khả năng xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lƣợc hoạt động quản trị rủi ro của cả ngân hàng.

Khác với mô hình quản trị rủi ro tập trung, mô hình quản trị rủi ro phân tán chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. Theo đó, phòng tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị

48

cho một khoản vay. Các phòng khác trong Chi nhánh có các sản phẩm có tính chất tín dụng nhƣ L/C không ký quỹ, chiết khấu bộ chứng từ ... cũng tham gia hoạt động quản trị rủi ro. Thành viên ban Giám đốc hoặc phó, Trƣởng phòng tín dụng cũng đảm nhiệm cả ba khâu của quá trình cho vay.

Hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đều đƣợc thực hiện độc lập ở chi nhánh. Giám đốc chi nhánh tự đƣa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải trình lên cấp Trung ƣơng.

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của mô hình này:

a. Ưu điểm:

- Mô hình này tƣơng đối gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, thích hợp với đặc thù của Agribank là Ngân hàng có hệ thống mạng lƣới dày đặt với nhiều chi nhánh phụ thuộc.

b. Nhược điểm:

- Mọi công việc khi từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định cho vay đều tập trung tại một bộ phận, thiếu tính chuyên môn hóa nên có thể dẫn tới những nhận định và phán quyết mang tính chủ quan, sai lầm hoặc phát sinh yếu tố rủi ro đạo đức đối với cán bộ tín dụng.

- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa, hoàn toàn dựa vào số liệu chi nhánh báo cáo đƣa lên, khiến cho hoạt động kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng của cả hệ thống trở nên kém hiệu quả.

- Do thông tin không đƣợc tập trung tại Hội đồng quản trị nên các chính sách và chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng không theo sát đƣợc với tình hình hoạt động tín dụng thực tế tại từng chi nhánh.

49

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán tại Agribank

(Nguồn: Sổ tay tín dụng Agribank ban hành năm 2004)

Mô hình tổ chức quản trị RRTD của Agribank đƣợc xây dựng theo mô hình phân quyền. Với mô hình quản trị rủi ro phân tán nhƣ vậy, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi phải tự chịu trách nhiệm về công tác quản lý danh mục cho vay cũng nhƣ những rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh mình trong các giới hạn hƣớng dẫn của Agribank. Chi nhánh không có bộ phận quản lý rủi ro riêng, cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các công việc khi cho vay đối với khách hàng.

Mô hình bao gồm ba nhóm chính trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó:

- Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi: Phối hợp với phòng tín dụng hoạch định chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng. Là ngƣời quyết định cuối cùng trong việc ban hành các chính sách cũng nhƣ các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, phân cấp mức phán quyết hằng năm cho các chi nhánh loại 3 trực thuộc, đồng thời cũng là ngƣời đƣa ra các phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm với phán quyết của mình.

- Phòng tín dụng: Quản lý hoạt động tín dụng; Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, lựa chọn đối tƣợng và các biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao. Phòng tín dụng còn là đầu mối tiếp xúc với khách hàng, trên cơ sở những

50

yêu cầu của khách hàng, phòng tín dụng tiến hành thu thập thông tin, lập báo cáo thẩm định để trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Ngoài ra, phòng tín dụng còn thực hiện kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

- Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập (phòng KTKSNB): Là một bộ phận thuộc ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Agribank, hoạt động độc lập với các phòng tại Chi nhánh kể cả phòng tín dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện quản trị RRTD một cách khách quan. Bộ phận này có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn Chi nhánh và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

Hiện tại, Agribank đã từng bƣớc có các giải pháp trong tổ chức các phòng, ban hƣớng dần đến mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung hiện đại của các Ngân hàng nhƣ: Vietcombank, BIDV, Vietinbank... đang áp dụng rất có hiệu quả.

Năm 2011, Agribank bắt đầu vận hành hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng nội bộ theo yêu cầu tại Quyết định 493 của NHNN. Tuy nhiên hệ thống chỉ mới chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp chứ chƣa áp dụng cho toàn bộ khách hàng.

Năm 2013, xuất hiện thêm hoạt động của bộ phận thẩm định trong phòng tín dụng để thẩm định 100% khoản cấp tín dụng đối với doanh nghiệp và các khách hàng có dƣ nợ trên 2 tỷ đồng. Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng đƣợc áp dụng thêm cho khách hàng cá nhân có mức dƣ nợ trên 500 triệu đồng.

Đầu năm 2014, nằm trong đề án tái cơ cấu lại Agribank của NHNN - với mục tiêu góp phần hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng, Hội đồng thành viên Agribank đã ban hành nhiều quyết định mới nhƣ: Quyết định số 66/QĐ-HĐTV ngày 15/01/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank; Quyết định số 766/QĐ-KHDN ngày 01/8/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp trong hệ thống Agribank; Quyết định số 836/QĐ-HSX ngày 07/8/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là Hộ sản xuất và cá nhân trong hệ thống Agribank.

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng đã đƣợc xây dựng và triển khai một cách thống nhất và khoa học trong toàn hệ thống xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách

51

nhiệm của tất cả các bộ phận và cá nhân có liên quan đến tất cả các giai đoạn, các khâu trong quá trình cho vay. Xuất hiện thêm Hội đồng tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định lại các khoản vay vƣợt 50% thẩm quyền quyết định của Giám đốc chi nhánh và các khoản vay mà Giám đốc chi nhánh yêu cầu theo Quyết định số 34/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng.

Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay tại Agribank nơi cho vay

(Nguồn: Quyết định 766/QĐ-KHDN ngày 01/8/2014 của Tổng giám đốc Agribank)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)