Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 58)

Biểu đồ 2.1 : Số liệu huy động vốn của Agribank 2010 – 2014

Đvt : tỷ đồng

( Nguồn báo cáo thường niên Agribank )

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước 9 tháng đầu năm 2014 phục hồi chậm và không đồng đều có tác động đến hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, hoạt động kinh doanh của Agribank trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt được những kết quả nhất định.

Đến 31/12/2011, tổng tài sản của Agribank đa ̣t trên 560.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 505.792 tỷ đồng.

Đến 31/12/2012, tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất; tổng nguồn vốn đạt 557.028 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2011.

Đến 31/12/2013, tổng tài sản Có của Agribank đạt 697.037 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2012; tổng nguồn vốn huy động đạt 634.505 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cuối năm 2012.

Đến 31/12/2014, tổng tài sản Có của Agribank đạt 762.869 tỷ đồng, tăng 10,08% so với năm 2013. Tổng nguồn vốn đạt 690.191 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2013, trong đó, tiền gửi dân cư tăng trưởng tốt, chiếm tỷ trọng 78,4% vốn huy động. Vốn huy động tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ, kịp thời, phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh. Cơ cấu vốn được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định, vốn trung dài hạn theo Đề án tái cơ cấu, lãi suất đầu vào giảm dần, tăng hiệu quả kinh doanh.

2.2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2.2 : Dư nợ cho vay tại Agribank 2010-2014

Đvt : tỷ đồng

( Nguồn báo cáo thường niên Agribank )

Năm 2011, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 443.476 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với lı̃nh vực nông nghiê ̣p, nông thôn đa ̣t 301.608 tỷ đồng, tăng 39.341 tỷ đồng (+15%), chiếm tỷ lê ̣ gần 70% tổng dư nợ.

Năm 2012, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 480.453 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cuối năm 2011, đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ đã đề ra. Trong đó, dư nợ cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn tăng 13,1% so với năm 2011 và chiếm khoảng 70%/tổng dư nợ của Agribank.

Năm 2013, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2012; trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ 71,4%/tổng dư nợ cho vay. Cơ cấu đầu tư tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung cho “Tam nông”. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 31/12/2013 đạt 378.985 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cuối năm 2012, chiếm 71,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay Hộ sản xuất và cá nhân tăng 21,54%, cao gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Agribank ưu tiên cân đối nguồn vốn cho vay xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; các chương trình tín dụng lớn cho vay ngành thủy sản, lương thực, chăn nuôi, cà phê, cao su, tiêu, điều, chè, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ chương trình nhà ở xã hội… từng bước gắn tín dụng với việc cung cấp và phát triển các sản phẩm dịchv ụ ngân hàng. Kết quả thực hiện cho vay theo các chương trình đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước và an sinh xã hội khu vực nông thôn, cụ thể: Cho vay theo Nghi ̣ đi ̣nh số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 15,3%, cho vay ngành lương thực tăng 7%; cho vay ngành thủy sản tăng 15,3%; cho vay ngành chè tăng 14,1%; cho vay ngành cà phê tăng 5,4%; cho vay ngành cao su tăng 12,6%; cho vay ngành chăn nuôi gia súc gia cầm tăng 25,4% so với năm 2012. Doanh số cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 122.621 tỷ đồng, cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo 1.604 tỷ đồng và 32.205 khách hàng, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay xuất khẩu alo động...

Đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay đạt 605.324 tỉ đồng, tăng 8,8% hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn duy trì mức độ tăng trưởng cao, đạt 411.295 tỉ đồng, tăng 8,5% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 74,3%/tổng dư nợ. Đặc biệt, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 39.972 tỉ đồng, tốc độ tăng

13,4%, giúp Agribank tiếp tục là tổ chức tín dụng dẫn đầu về cho vay xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá về triển vọng năm 2015, với cách làm đang triển khai, Agribank sẽ đạt kết quả khả quan trên mọi mặt. Để triển khai thành công Đề án tái cơ cấu, đến hết năm 2015, Agribank cần đạt mục tiêu tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tỷ lệ khoảng 80% dư nợ; tăng vốn tự có, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, nợ xấu dưới 3%...

Có thể thấy, nhiệm vụ đặt ra đối với Agribank trong năm 2015 và những năm tiếp theo rất nặng nề, đòi hỏi ngân hàng phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đưa Agribank tiếp tục có những đổi mới tích cực, phát triển ổn định, tiếp tục khẳng định vai trò là tổ chức tín dụng chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

Hoạt động tín dụng của Agribank tiếp tục tăng trưởng có chất lượng, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung mạnh vào lĩnh vực truyền thống, sở trường của Agribank đó là nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Trong năm 2014, Agribank 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng thời triển khai các gói, các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư.

- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng :

Bảng 2.2 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank qua các năm 2010-2014 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ( tỷ đồng ) 7.548 9.202 7.886 8.002 12.015 2 Tỷ lệ trích lập/dư nợ cho vay ( % ) 1,82% 2,12% 1,64% 1,51% 1,98% 3 Tỷ trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/CP hoạt động ( %) 61,2% 53,4% 73,3% 52,8% 71,3%

( Nguồn : 1 - Báo cáo tài chính Agribank, 2 và 3 – là tính toán của tôi dựa trên số liệu dư nợ tại agribank theo bảng 2.2 )

Số liệu cho thấy tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tương đối ổn định, nhưng bất thường so với năm 2011, nếu tính đến tác động của khủng hoảng kinh tế giới và chính sách tiền tệ của NHNN. Mặc dù Ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hoàn hảo, nhưng rủi ro gia tăng từ môi trường vĩ mô ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và làm gia tăng rủi ro tín dụng.

Tỷ trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí hoạt động, mặc dù tỷ trọng năm 2013 đã cố gắng so với năm trước đó ( 52,8% ), nhưng lai biến động mạnh năm 2014 là 71,3%. Điều này cho thấy sự không ổn định trong thu nhập.

Thực hiện chủ trương của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Agribank đã tiến hành trích lập và duy trì mức dự phòng chung bằng 0,75% của tổng dư nợ cho vay từ

nhóm 1 tới nhóm 4, giá trị của các cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Đối với dự phòng cụ thể trích nhóm 2 : 5% ; nhóm 3 : 20% ; nhóm 4 : 50% ; nhóm 5 : 100%.

Do mới áp dụng cộng sự hạn chế về mặt nhân sự, công nghệ nên việc xác định, đánh giá rủi ro để đưa ra mức dự phòng cho từng khoản mục tại chi nhánh là còn hạn chế.

- Tỷ lệ nợ xấu :

Tronggiai đoạn 2010-2014, nợ xấu của Agribank gia tăng, bình quân nợ xấu cả nhiệm kỳ là 4.82%. Từ năm 2013 trở về trước, nợ xấu tăng chủ yếu là do tín dụng tăng trưởng nóng, năng lực tài chính các doanh nghiệp hạn chế, dựa chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng. Năm 2011 nợ xấu Agribank chiến khoảng 6,41% trên tổng dư nợ. Một đại diện Agribank cho biết, sau khi bán 24 khoản nợ có giá trị sổ sách trên 2.500 tỷ đồng này cho VAMC, nợ xấu của toàn hệ thống Agribank giảm 7,56%. Như vậy, có thể ước tính nợ xấu của ngân hàng Agribank là gần 33.519 tỷ đồng.

Agribank đãbán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tı́n du ̣ng Viê ̣t Nam (VAMC) 39,885 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ còn thấp so với mục tiêu đặt ra, công tác phát mại tài sản bảo đảm chưa hiệu quả, nhiều khoản nợ khả năng thu hồi thấp; còn có hiện tượng chưa quyết liệt, chưa thực sự cố gắng, nỗ lực trong xử lý thu hồi nợ sau xử lý rủi ro.

2.2.3 Nguyên nhân nợ xấu

Năm 2015: Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 của Agribank mới đây, năm 2014, hoạt động trong bối cảnh khi vừa phải sắp xếp lại bộ máy, nhân sự, vừa phải giải quyết các vụ việc trước đây, trong khi cơ chế của Nhà nước chưa hỗ trợ được nhiều…, song Agribank vẫn vận hành tốt, nghiêm túc triển khai Đề án tái cơ cấu, dần lấy lại uy tín đối với thị trường, đối với lãnh đạo cao cấp, đối với người dân…, tiếp tục là lực lượng nòng cốt dẫn dắt thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay có DN tỷ lệ vay lên đến 80 đến 90% tổng tài sản dẫn đến khi lãi suất cho vay biến động tăng ngoài dự kiến ->lợi nhuận kinh doanh không đủ trả lãi vay

- Đầu tư ngoài ngành, kể cả những ngành không liên quan đến hoạt động chính dẫn đến phân tán nguồn lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn, sản xuất ngưng trệ dẫn đến phá sản.

- Phương án kinh doanh không khả thi

- Sử dụng vốn không đúng mục đích

- Khả năng dự báo, lập kế hoạch kém

- Thiếu tính minh bạch (2 số sách kế toán cho thuế và cho ngân hàng khác nhau)

- Quản trị rủi rỏ kém

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Thứ 1: Nới lỏng điều kiện phê duyệt tín dụng: Cạnh tranh thu hút khách hàng buộc các ngân hàng phải nới lỏng điều kiện tín dụng: tỷ lệ cho vay/ trị giá TSĐB, tín chấp, cầm cố hàng hóa không giám sát chặt món vay; tỷ lệ cho vay/nhu cầu vốn…cụ thể: Áp lực tăng trưởng nóng buộc một số ngân hàng mới trên địa bà nới long điều kiện tín dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng về trong các năm và kết quả là sau 1 năm tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến.

Thứ 2: Khâu thẩm định hời hợt: Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ

khi vừa nhen nhóm. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

Thứ 3: Nguồn cung cấp thông tin hạn chế. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan,... để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do yêu cầu phải kiểm toán cáo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Thứ 4: Khâu quản trị rủi ro: của một số ngân hàng, đặc biệt là khâu định hướng khách hàng mục tiêu, kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng đến nợ xấu phát sinh tăng hoặc giảm.

Năng lực quản trị rủi ro tại ngân hàng còn kém :

Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của TCTD mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Những khoản rủi ro to được làm bé đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên. Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp – đối tượng giải ngân vốn quan trọng của các TCTD, theo nghiên cứu hiện có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh

nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng.

2.2.4 Hoạt động an toàn vốn và QTRRTD tại Ngân hàng Agribank

Hoạt động ngân hàng là một trong lĩnh vực hoạt động luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, việc quy định các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, các quy định của pháp luật về phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập, cần hoàn thiện.

2.2.4.1 Những quy định đã và đang thực hiện :

Chỉ sau 2 năm kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được ban hành vào năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn lần đầu tiên đã được Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và cụ thể hóa bằng 2 Quyết định:

- Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định về giới hạn cho vay với một khách hàng của TCTD.

- Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD – Đến ngày 23/4/2003, NHNN có Quyết định

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 58)