Về các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 97 - 103)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng : tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thương mai thế giới ( WTO ). Xây dựng các luật và văn bản hướng dẫn có liên quan tạo sự đồng bộ, nhất quán.

Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các TTTTTD tư nhân ra đời. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Chính phủ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho TTTTTD tư nhân thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin tín dụng nhưng vẫn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và DN đối với những thông tin này.

Việc xử lý tải sản đảm bảo để thu hồi nợ qua Tòa án hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thời gian kéo dài do cơ chế phải qua nhiều giai đoạn, nhiều thủ tục, làm cho khả năng thu hồi nợ vay càng khó.

Nhằm hoàn thiện biện pháp xử lý rủi ro tín dụng là việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhanh chóng là thành lập công ty mua bán nợ của Nhà nước trực thuộc chính phủ vì :

- Việc xử lý tài sản liên quan với nhiều quyền lợi của các bên, nhiều lĩnh vực, công ty mua bán nợ trực thuộc Chính phủ phải đứng trên quyền lợi của quốc gia vì sự ổn định và phát triển nền kinh tế mà giải quyết quyền lợi của các bên một cách phù hợp hơn.

- Cần có sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý trong quá trình xử lý nợ. Cần chú ý đến tính đồng bộ, bao gồm cả việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, quá tình tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và việc xử lý nợ của công ty Mua bán nợ & Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Nếu không có sự đồng bộ trong xử lý thì việc xử lý nợ xấu sẽ khó đạt được như mong muốn

- Có nặng lực huy động mọi tiềm lực về nguồn vốn, con người để có thê xử lý nhanh chóng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng của NHNN & PTNT Việt Nam, những khó khăn mà Ngân hàng gặp khi vận dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại Chương 2, Chương 3 đã được thiết kế. Nhằm phát huy điểm mạnh của Agribank, đồng thời khắc phục các điểm yếu hiện tại để khai thác cơ hội kinh doanh và né tránh nguy cơ từ môi trường kinh doanh trong việc thực hiện định hướng phát triển của Agribank.

Khả năng vận dụng những chuẩn mực của Hiệp ước Basel của Agribank không chỉ phụ thuộc vào khả năng nội tại trong việc đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của chính Ngân hàng Agribank mà còn phải từ chính hệ thống tài chính quốc gia với sự kết hợp của nhiều tổ chức từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi... và cũng rất cần đến sự chỉ đạo từ Chính phủ để có được sự phối hợp đồng bộ nhất,chặt chẽ nhất.

     

PHẦN KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam thì việc ứng dụng các thông lệ quốc tế trong quá trình hoạt động và quản lý nói chung, hoạt động và quản lý tín dụng nói riêng là rất cần thiết.

Ngành Ngân hàng đã có những cải cách đáng kể trong những năm qua theo hướng thị trường và mở cửa khiu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trươc yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. Do đó việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động của Ngân hàng, điển hình là Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam trong quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.

Thông qua toàn bộ nội dung từ chương 1 đến chương 3, đã nêu ra các chuẩn mực cơ bản của Hiệp ước Basel bao gồm đảm bảo an toàn vốn; hoàn thiện quy trình và giám sát cho vay; đánh giá chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng; phân tán rủi ro tín dụng; sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ; quy trình xem xét, đánh giá, giám sát và công khai thông tin.

Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng việc vận dụng những chuẩn mực của Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng Agribank Việt Nam, rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng trong quá trình vận dụng những chuẩn mực của Hiệp ước Basel. Đánh giá thực trạng vận dụng và những nguyên nhân của những hạn chế trong việc chưa thể đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel – để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng vân dụng những chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Agribank Việt Nam. Những giải pháp này được chia ra từng cụm cụ thể bao gồm nhóm giải pháp đối với bản thân Agribank và những kiến nghị đối với NHNN.

Hướng đề tài sắp tới là thực hiện tiếp phần nghiên cứu định lượng để có thể xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tương thích với điều kiện hoạt động của hệ thống Agribank nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ tối đa theo chuẩn mực quốc tế do Ủy ban Basel đưa ra.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do một số vấn đề chủ quan và khách quan trong quá trình nghiên cứu, những thiếu sót, kiến thức, kinh

nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi sai sót nhiều. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

                                   

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt :

1. PGS.TS . Nguyễn Đăng Dờn, TS. Hoàng Đức, PGS.TS Trần Huy Hoàng, ThS. Trầm Xuân Hương, 2003 : Tiền tệ - Ngân hàng. NXB Thống kê.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, 2011 : Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Kinh Tế HCM .

3. TS. Hồ Diệu, 2002 : Quản Trị Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

4. PGS.TS. Trần Huy Hoàng, 2007 : Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Lao Động Xã Hội.

5. PGS.TS. Trần Huy Hoàng : Basel và tiến trình hội nhập vào hệ thống NHTM Việt Nam

6. PGS., TS. Nguyễn Văn Hiệu - Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel - Lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính – ngân hàng

7. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002 : Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê.

8. GS.TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành, 2003 : Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ. NXB Thống Kê.

9. GS. TS. Lê Văn Tư cùng nhóm biên soạn : Ngân Hàng Thương Mại. NXB Thống Kê nam 2002

10. TS Nguyễn Văn Tiến, 2002 : Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.

11. Chu Thị Hương Giang : Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống QTRR tại các NHTM Việt Nam, Luận văn thạc sĩ. Đại học Kình Tế HCM năm 2009

12. Nguyễn Thị Thùy Linh : Ứng dụng hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh Tế HCM năm 2010

13. Phạm Hoàng Yến, 2013. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam theo Hiệp ước Basel 2, Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Kinh Tế HCM

14. Hồ Văn Long, 2009. Vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Việt Nam.

15. Tài liệu nghiệp vụ tín dụng, Agribank Việt Nam tháng 06/2007.

16. Các báo cáo tài chính năm 2010 – 2014 của NHNN&PTNT Việt Nam. 17. Các báo cáo thường niên năm 2010 – 2014 của NHNN&PTNT Việt Nam.

Tiếng Anh :

18. Tonny Van Gestel, Bart Baesen, 2008. Credit risk Management. Oxford university.

19. BIS 2006: “The Banking System in Emerging Economies: How Much Progress Has Been Made ? (BIS, Paper No 28)

20. Hennie Van Greuning and Sọna Brajovic Bratnovic, 2003: “Analyzing and managing Bank Risk: a Framework for Assessing Corporate Governance and financial Risk” Second edition, WB, Washington D.C.

21. BIS, 09/2010. Press release. Group of Governors and Heads of Supervision announces higher global minimum capital standards.

22. Bank for International Settlements (2004), The new Basel capital accord, Bank for International Settlements.

23. Basel Committee (2005), Basel - Credit risk Explosures, Bank for International Settlements.

23. Basel Committee on Banking Supervision (2009), History of the Basel Committee and its Membership, Bank for International Settlements.

Website : 24. http://agribank.com.vn 25. http://www.bis.org 26. http://www.sbv.gov.vn 27. http://www.vnba.org.vn                

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)