Thực trạng hoạt động đo lường RRTD 

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 69 - 71)

Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng và quá trình thẩm định, phân tích khoản vay.

Thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập từ hồ sơ khách hàng nhằm phục vụ quy trình thẩm định, đánh giá và xem xét khả năng tài chính của khách hàng. Hệ thống này giúp định dạng và đo lường các RRTD được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính tới tất cả các chi nhánh, PGD , nhằm đáp ứng tốt mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro cho toàn bộ chi nhánh. Từ đó giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý RRTD của Ngân hàng phù hợp hơn, góp phần đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro của Agribank.

Đối với hoạt động thẩm định, phân tích các khoản vay

Việc thẩm định dựa trên tiêu chuẩn 5C : Character (tư cách của người đi vay): đánh giá năng lực pháp lý,hành vi dân sự của người vay, đánh giá sựu trung thực của người đi vay --> làm căn cứ để đánh giá ý muốn trả nợ của khách hàng, xem họ có sẵn lòng trả nợ hay không...việc đánh giá tư cách của một khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người cán bộ

- Cash: Đánh giá khả năng tạo tiền của khách hàng,xem khách hàng có khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ cho ngân hàng hay không ?

- Capacity : đánh giá năng lực hoạt động, năng lực tài chính của khách hàng... - Collateral : tài sản bảo đảm

- Conditions : điều kiện môi trường,đánh giá tác động của môi trường ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

Trong các tiêu chí trên thì tiêu chí tài sản đảm bảo là kém quan trọng nhất(collateral) Ngân hàng tiến hành cấp vốn tín dụng cho khách hàng thông qua ba giai đoạn là thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay, thu hồi và xử lý nợ khi cho vay. Trong giai đoạn đầu ngoài việc thu thập thông tin từ khách hàng, ngân hàng còn đồng thời khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng ( CIC ). Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro làm cơ sở để đánh giá, phân tích và thẩm định. Sau quá trình nghiên cứu khách hàng từ mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của phương án

vay, giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, năng lực tài chính của khách hàng và phối hợp với các phòng ban có liên quan để tiến hành giải ngân.

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 69 - 71)