THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 47 - 50)

Thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 – 2015, bên cạnh các giải pháp như sáp nhập, hợp nhất, xử lý các ngân hàng yếu kém… thì triển khai Basel II cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thời gian qua, các TCTD đã nỗ lực cải thiện năng lực tài chính và tăng vốn điều lệ; tích cực đổi mới, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro; hiện đại hóa công nghệ để hỗ trợ cho công tác quản trị, điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Đặc biệt, nhận thức, tư duy của các TCTD về sự cần thiết phải áp dụng Basel II đã có sự thay đổi tích cực.

Theo lộ trình của NHNN, đến cuối năm 2015 sẽ có 10 ngân hàng thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, bao gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Và đến năm 2018, 10 ngân hàng trên sẽ hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các ngân hàng thương mại khác trong nước. Tại 10 ngân hàng này, việc thực hiện Basel II được coi là giải pháp đột phá về quản lý rủi ro, phân bổ vốn hợp lý theo rủi ro… Việc áp dụng chuẩn mực vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo các chuẩn mực quốc tế.

Điểm qua tình hình thực hiện tại một vài ngân hàng trong số 10 ngân hàng, có thể nhận thấy sự quyết tâm của các ngân hàng được lựa chọn thí điểm triển khai Basel II cho dù còn nhiều khó khăn cần giải quyết.

– Vietcombank: Vietcombank nằm trong số 10 ngân hàng được lựa chọn triển khai áp dụng đầu tiên Hiệp ước Basel II. Tháng 6/2014, Vietcombank đã có những bước chuẩn bị tích cực trong lộ trình triển khai Basel II, bắt đầu khởi động dự án “Phân tích hiện trạng và xây dựng lộ trình triển khai nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel II”. Theo đó, Vietcombank đã phối hợp cùng với

Ernst&Young (EY) xây dựng lộ trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo yêu cầu Basel II trong vòng 3 – 5 năm.

– BIDV: Với quyết tâm triển khai thành công Basel II, ngày 15/9/2014, Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà ký quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Triển khai Basel II (PMO) tại BIDV do Tổng Giám đốc làm Trưởng ban. Ngày 26/3/2015, BIDV thành lập Ban quản lý dự án Tư vấn rà soát báo cáo phân tích chênh lệch GAP và xây dựng kế hoạch triển khai Master Plan Basel II (GAP&MP Basel II) vào tháng 03/2015. Đây là dự án khởi đầu trong chuỗi dự án triển khai Basel II, đóng vai trò bản lề trong quá trình triển khai Basel II tại BIDV 5 – 7 năm tới. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (PwC) Việt Nam là đối tác chính của BIDV tham gia hỗ trợ thực hiện dự án này.

– Techcombank đã hình thành Văn phòng Quản lý dự án Basel để có thể trực tiếp báo cáo lên Giám đốc khối Quản trị rủi ro trong việc thực hiện điều phối nguồn lực triển khai Basel II; Sacombank đã dần đáp ứng được yêu cầu trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong toàn bộ hệ thống, cùng với đó thành lập Ban chỉ đạo và Đội dự án thực hiện Basel II, tích cực đẩy mạnh hoàn thiện Basel II vào năm 2018

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 :

Như đã được trình bày ở trên vã đã sơ lược được nội dung về hiệp ước Basel nói chung và hiệp ước Basel I,II, III nói riêng, mục đích của đề tài nghiên cứu. Đề từ đó đưa ra được những lý luận chung về đề tài nghiên cứu,cơ cấu sơ lược của Hiệp ước Basel, dựa trên các yêu tố của các đề tài nghiên cứu trước đây về mục đích, cách thức quy định trong việc thực hiện hHệp ước Basel, những khía cạnh để giải quyết rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam. Để từ đó bước tiếp sang chương 2 để nêu bật lên thực trạng vận dụng những chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào quản trị rủi ro tún dụng tại ngân hàng Agribank.

Từ Basel I đến Basel III là một quá trình dài củng cố và hoàn thiện khả năng ứng phó với rủi ro của hệ thống ngân hàng, dựa vào tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước những diễn biến ngày càng phức tạp của môi trường tài chính – ngân hàng toàn cầu. Hiệp ước Basel quan tâm đến bối cảnh khủng hoảng tài chính. Việt Nam đã đáp ứng được những gì và có hướng đi như thế nào để dần phù hợp với các tiêu chuẩn của Basel trong việc QTRRTD sẽ được nghiên cứu trong 2 chương còn lại của đề tài.

                     

CHƯƠNG II : KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QTRRTD TẠI

NHNo & PTNT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 47 - 50)