MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83 - 86)

CỦA NHNN & PTNT VIỆT NAM

Năm 2014, hoạt động trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn không ít thách thức đặt ra, khi hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế vẫn trong tình trạng khó khăn, sức mua trên thị trường ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao… Với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước cùng hệ thống chính trị tích cực thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Agribank đã không ngừng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời triển khai quyết liệt đề án tái cơ cấu, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác điều hành.

Năm 2015, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là từ 13 -15% so với năm 2014, các ngân hàng đã đưa ra những mục tiêu tăng trưởng tín dụng của riêng mình nhằm đạt chỉ tiêu mà HĐQT, ĐHCĐ 2015 đề ra khi thị trường có thêm yếu tố tích cực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng đó là rủi ro nợ xấu vẫn tiềm ẩn, đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng.

Thêm yếu tố hỗ trợ

Năm 2015 là quãng thời gian có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), bởi lẽ đây là năm cuối để các TCTD triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 734/QĐ-NHNN. Chính vì vậy, năm 2015, thị trường tiền

tệ nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng có nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức.

Cụ thể, về những thuận lợi, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN tiếp tục theo hướng chủ động và linh hoạt; các chỉ tiêu cơ bản trong điều hành chỉnh sách tiền tệ ổn định theo hướng tăng (tổng phương tiện thanh toán tăng 16 - 18%; tín dụng tăng 13 - 15% nhưng được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với kinh tế vĩ mô; kiểm soát nợ xấu dưới 3%...).

Các chính sách pháp luật mới có hiệu lực và tác động đến hoạt động của các ngân hàng như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở sửa đổi; Thông tư 02/2013/TT- NHNN; Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Đồng thời, năm 2015, NHNN dự kiến bước đầu hoàn thiện việc sắp xếp lại hoạt động của các TCTD. Các TCTD cũng phải chủ động tự cơ cấu, chấn chỉnh hoạt động hoặc sáp nhập với các TCTD khác để tăng cường tiềm lực tài chính và củng cố hoạt động.

Thêm vào đó, năm 2015, giá xăng dầu trên thế giới và trong nước ở mức thấp, dự báo lạm phát được kiểm soát phù hợp. Vì vậy, dự báo lãi suất năm 2015 có thể giảm thêm nhưng không nhiều; tỷ giá năm 2015 được dự báo ổn định, biên độ tỷ giá điều chỉnh theo mục tiêu của NHNN là khoảng +/-2%.

Đối với hoạt động cốt lõi của ngân hàng là tín dụng, mặt bằng lãi suất dần ổn định và nhu cầu vốn của khách hàng tăng trở lại sẽ là điều kiện tốt để tăng trưởng tín dụng. Tình hình hoạt động tín dụng trong quý đầu năm nay có phần cải thiện so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phải kể đến phân khúc khách hàng mua nhà, vay tiêu dùng nhỏ lẻ.

Cũng chính từ phân khúc này sẽ thúc đẩy được hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DN, trong đó có các DN ngành bất động sản. Khi thị trường bất động sản sôi động thì ngân hàng cũng có điều kiện xử lý nợ xấu liên quan bất động sản, kích hoạt dòng chảy tín dụng, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn ngân hàng để phát triển sản xuất - kinh doanh trở lại… Với các điều kiện thị trường và tín dụng như vậy, các DN sản

xuất - kinh doanh cũng bắt đầu mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Định hướng kinh doanh của Agribank giai đoạn 2015-2020

Cần tập trung khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân thời kỳ 2011- 2020 cao hơn.

Bằng những nỗ lực của toàn hệ thống, Agribank đã đóng góp hơn 8.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho đối tượng khách hàng ưu tiên do áp trần lãi suất cho vay ưu đãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chủ đô ̣ng trı́ch lâ ̣p dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời cũng đã thu hồi được hơn 10.000 tỷ đồng đối với nợ đã xử lý rủi ro, giảm thiểu thiê ̣t ha ̣i và bảo đảm tài chı́nh toàn ngành, bảo đảm đời sống và ổn đi ̣nh tinh thần đối với cán bô ̣, nhân viên và người lao đô ̣ng.

Chuẩn bi ̣ tổng kết giai đoa ̣n I thực hiê ̣n đề án Tái cơ cấu, Agribank đang hoàn thiện chiến lược kinh doanh 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2030, đặt mục tiêu xây dựng Ngân hàng phát triển ổn định, vững chắc theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2020 là xây dựng “Một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN”.

Các chiến lược cốt lõi được đề xuất trong bản lộ trình chiến lược cho Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, được phân thành 4 nội dung chính: Tăng cường cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng; Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu

vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trường; Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống;

Tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả

Báo cáo Lộ trình phát triển khu vực Ngân hàng giai đoạn 2011-2020 sau khi hoàn thiện là cơ sở để NHNN quyết định chiến lược phát triển ngành trong 10 năm tới, tạo ra bước phát triển mới để hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu khu vực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế 2011-2020 vừa được đại hội Đảng lần thứ 11 thông qua.

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83 - 86)