Hiệp ước Basel III 

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40 - 46)

Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2008 cho thấy thiếu sót trong các quy định về tài chính trong hoạt động Ngân hàng. Nếu Basel II chủ yếu

tập trung khía cạnh “tài sản” thì Basel III phần lớn tập trung vào khía cạnh “nợ” của các Ngân hàng. Trong đó Basel III yêu cầu tăng cường về vốn của Ngân hàng, giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng. Mục tiêu chính của quy định mới nhằm cải thiện khả năng chịu đựng của ngành ngân hàng khi đối mặt cú sốc bắt nguồn từ những căng thẳng tài chính và kinh tế, làm giảm nguy cơ khủng hoảng lan truyền của khu vực tài chính cho nền kinh tế.

Các nhà lãnh đa ̣o hàng đầu của các nền kinh tế thuô ̣c G20 đã hối thúc Ủy ban Basel đưa ra biê ̣n pháp cải thiê ̣n chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng và thắt chă ̣t yêu cầu thanh khoản (Basel III) để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chı́nh lă ̣p la ̣i mà không cần đến hỗ trợ từ chı́nh phủ. Theo dự thảo đưa ra ta ̣i G20, đến cuối năm 2012, Basel khuyến cáo các nước cần áp du ̣ng tiêu chuẩn mới về vốn và đưa ra các biê ̣n pháp linh hoa ̣t hơn để khuyến khı́ch các ngân hàng thay đổi. Hiệp định Basel III được thống đốc các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý ngân hàng 27 thành viên (gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) ký kết hôm 12/9/2010 tại Thành phố Basel, Thụy Sỹ. Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng.Thời hạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015. Lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.

Bảng 1.1 : So sánh hiệp ước Basel II và Basel III :

 

Basel II Basel III

CAR >= 8%

- Tỷ lệ vốn cấp 1 : 4 %

- Tỷ lệ vốn cốt lõi trong vốn cấp 1 = 2%

CAR >=8% Nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể là : - Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 6% từ

1/1/2015

- Tỷ lệ vốn cốt lõi trong vốn cấp 1 ( vốn cổ phần thường ) = 4,5%

- Tỷ lệ vốn cốt lõi trong vốn cấp 1( vốn cổ phần chung sau khi khấu trừ những tài sản có chất lượng kém)

Trước năm 2013 = 2%,từ 1/1/2013 = 3,5% Từ 1/1/2014 = 4% ; từ 1/1/2015 = 4,5% - Không quy định đảm bào tính thanh

khoản

- Đưa ra tiêu chuẩn trong điều chình tỷ lệ đảm bảo tính thanh khoản ( LCR )

- Không yêu cầu áp dụng tỷ lệ đòn bẩy - Tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thực nghiệm ở mức 3% ( là tỷ lệ vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng). Việc áp dụng tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi tỷ lệ đòn bẩy thực của Ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy.

- Vốn bảo tồn vùng đệm : không có vốn bảo tồn

- Vốn bảo tồn vùng đệm = 2,5% - Bảo tồn vùng đệm trước năm 2016 =0%

- 01/01/2016 = 0,625% - 01/01/2017 = 1,25% - 01/01/2018 = 1,825% - 01/01/2019 = 2,5%

- Mục đích của bộ đệm bảo tồn vốn là đề đảm bảo rằng các Ngân hàng duy trì một bộ đệm vốn để hấp thụ các thiệt hại trong giai đoạn căng thẳng và kinh tế toàn cầu. - Vốn đệm ngược chu kì : không có - Vốn đệm ngược chu kì = 2,5%

- Vốn đệm ngược chu kì trước năm 2016 = 0%

- 01/01/2016 = 0,625% - 01/01/2017 = 1,25% - 01/01/2018 = 1,825% - 01/01/2019 = 2,5%

- Mục đích của vốn đệm ngược chu kì là đề đảm bảo rằng các Ngân hàng có đủ khả năng tài chính đối đầu với các sự kiện ngược chu kì kinh tế.

- Vốn cho các Ngân hàng quan trọng trong hệ thống : không có

- Vốn cho các Ngân hàng quan trọng trong hệ thống : có

- Tồng tỷ lệ điều tiết vốn = [ Tỷ lệ vốn cấp 1 ] + [ Bảo tồn vốn đệm ] + [ Vồn đệm Ngược chu kỳ ] + [ Vốn cho các Ngân hàng quan trọng trong hệ thống ]

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TẠI VIỆT NAM

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại (NHTM).

V phía các t chc tín dng Vit Nam:

Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II. Các NHTM đã chuyển từ quản lý rủi ro thụ động (với các đặc trưng: Quản lý sau đối với các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Đơn thuần thực hiện báo cáo các kết quả đã xảy ra) sang quản lý rủi ro chủ động (với các đặc trưng: Quản lý trước và trong quá trình của các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động, cảnh báo những ngưỡng rủi ro; Đưa ra các báo cáo rủi ro, phân tích rủi ro). Theo đó:

- Các NHTM đã có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, ngoài việc quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, các TCTD đã quan tâm đến rủi ro tác nghiệp, một số NHTM lớn như BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank, Techcombank, ACB… đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp;

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Ví dụ: BIDV đang hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế với 3 nhóm khách hàng: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng, BIDV chấm điểm và xếp khách hàng thành 10 loại: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Đối với mỗi hạng khách hàng, BIDV có chính sách riêng, cụ thể như: chính sách về tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo…(Nguồn: website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam )

Một phần của tài liệu vận dụng những chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40 - 46)