Ước lượng mô hình bằng phương pháp DOLS và FMOLS

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 64 - 70)

Tác độngcủa chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố được phân tích hồi quy bằng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất động (DOLS) và bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (FMOLS) với kỹ thuật trung bình nhóm của bảng như trình bày tại mục 3.3.3 Chương 3 phương pháp nghiên cứu. Kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng 5.6

Bảng 5.6: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Biến phụ thuộc: Phương pháp

LGDP DOLS FMOLS

Biến giải thích Hệ số hồi quy (t-Stat) Hệ số hồi quy (t-Stat) LCAP 0,207302 (2,302)** 0,180951 (12,444)*** LEDU 0,503980 (5,567)*** 0,532634 (50,141)*** IMR -0.042960 (-3,092)*** -0,014882 (-9,779)*** LLF 0,366275 (6,406)*** 0,325655 (41,492)*** R2 0,5635 0,7568 R2 hiệu chỉnh 0,2056 0,7555

Ghi chú: - *** - mức ý nghĩa 1%; ** - mức ý nghĩa 5%; Số trong dấu ngoặc

đơn là giá trị thống kê t-statistic. Độ trễ tối ưu được được lựa chọn dựa trên chỉ tiêu Schwarz Information Criterion, lựa chọn tự động bằng phần mềm eviews. Phương pháp: group mean Panel.

56

Theo Pedroni (2000), bằng cách thêm vào giá trị độ sớm và trễ của các biến hồi quy để kiểm soát tác động ngược của vấn đề nội sinh trong mô hình. Độ trễ tối ưu được lựa chọn trong phân tích hồi quy DOLS và FMOLS trong đề tài này dựa trên chỉ tiêu Schwarz Information Criterion, được lựa chọn tự động bằng phần mềm Eview 8. Do đó, khi sử dụng phương pháp DOLS và FMOLS cũng đã kiểm soát được tác động ngược của vấn đề nội sinh, giải quyết phần nào vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu này sử dụng giá trị p-value để kiểm định xem các biến độc lập có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc không. Kết quả hồi quy bằng hai phương pháp DOLS và FMOLS (bảng 5.6) cho thấy các hệ số hồi quy của tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5%, tức là vốn đầu tư, chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo, lực lượng lao động đang làm việc và tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh đều có tác động trong dài hạn đến tổng sản phẩm của các tỉnh, thành phố.

Trong đó, dấu hệ số hồi quy của biến vốn đầu tư (LCAP), biến chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo (LEDU) và biến lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế là dương; dấu hệ số hồi quy của biến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là âm. Kết quả này phù hợp kỳ vọng dấu ban đầu và mô tả mối tương quan giữa các biến ở mục 5.2. Đồng thời, hệ số hồi quy ước lượng đạt được là khá tương tự nhau trong cả hai phương pháp DOLS vàFMOLS.

Mô hình giải thích được 56,35% tác động của các biến độc lập tới biến tổng sản lượng kinh tế theo phương pháp DOLS, giải thích được 75,68% theo phương pháp FMOLS. Trong đó:

Ta thấy chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tác động mạnh tích cực đến tăng trưởng sản lượng của các tỉnh, thành phố trong dài hạn với hệ số ước lượng khá cao, giá trị đạt được bằng phương pháp DOLS là 0,50 và bằng phương pháp FMOLS là 0,53. Điều này có nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi khi các tỉnh, thành phố tăng chi tiêu ngân sách nhà nước thêm 1% sẽ làm sản lượng của nền kinh tế tăng lên 0,50 % trong ước lượng hồi quy DOLS, tăng 0,53% trong ước lượng hồi quy FMOLS.

57

Vai trò của vốn đầu tư có đóng góp đáng kể đến tổng sản lượng của nền kinh tế các tỉnh, thành phố, với giá trị ước lượng dương là 0,21 cho DOLS và 0,18 cho FMOLS. Điều này có nghĩa là vốn đầu tư tác động có hiệu quả đến tổng sản lượng của các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong dài hạn. Khi tăng 1% vốn đầu tư sẽ thúc đẩy tăng sản lượng của các tỉnh lên 0,21% trong trường hợp hồi quy DOLS, tăng 0,18% trong hồi quy FMOLS.

Phân tích hồi quy DOLS và FMOLS đã tìm thấy sự đóng góp đáng kể của lực lượng lao động trong việc tăng sản lượng của các tỉnh, thành phố trong dài hạn, với kết quả ước lượng dương (= 0,31 trong hồi quy DOLS ; = 0,33 trong hồi quy FMOLS) chỉ thấp hơn đóng góp của chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi nếu lực lượng lao động làm việc gia tăng 1% thúc đẩy tăng tổng sản lượng trong nền kinh tế của các tỉnh, thành tăng lên 0,36% trong phân tích hồi quy DOLS và tăng 0,33% trong phân tích hồi quy FMOLS.

Kết quả hồi quy cũng đã tìm ra tác động tiêu cực, ngược chiều của tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đến GDP ở các tỉnh thành phố, tuy nhiên tác động này là không đáng kể. Hệ số hồi quy của biến này theo phương pháp pháp DOLS là thấp nhất trong mô hình nghiên cứu (-0,043) điều này chỉ ra rằng khi tăng 1‰ tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh sẽ làm giảm 0,043% GDP. Khi phân tích FMOLS thì hệ số hồi quy của tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh âm, có giá trị -0,015. Điều này có nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi thì gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lên 1‰ sẽ làm giảm GDP 0,015%.

- So sánh kết quả của mô hình DOLS và FMOLS

Pedroni (2000) đã nghiên cứu phương pháp FMOLS trong cỡ mẫu nhỏ và trình bày giá trị thống kê t Statistic trong cỡ mẫu nhỏ là tốt theo mô phỏng của Monte Carlo.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy theo phương pháp FMOLS là tốt hơn, vì dữ liệu có cỡ mẫu nhỏ (thời gian thực hiện trong 10 năm), hơn nữa mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và mức độ giải thích của các biến độc lập tới biến phụ thuộc theo phương pháp FMOLS (75,68%) cao hơn so với phương pháp DOLS

58

(56,35%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pedroni sử dụng phương pháp FMOLS tốt hơn trong trường hợp này.

- So sánh với các kết quả nghiên cứu trước

Kết quả đạt được của đề tài đem so với các kết quả nghiên cứu trước chỉ mang tính tương đối bởi vì mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có sự khác nhau về kinh tế, xã hội. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu khác nhau nghĩa là chuỗi số liệu của biến nghiên cứu khác nhau cũng không thể có kết quả giống nhau hoàn toàn.

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách khoa học bằng phương pháp định lượng luôn đảm bảo tính khách quan về mặt cơ sở lý thuyết. Cụ thể là nghiên cứu của luận văn cho kết quả phù hợp với lý thuyết: chi NSNN cho giáo dục và đào tạo chính là đầu tư vào nguồn nhân lực và nó có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả tác động của chi NSNN ở các tỉnh thành phố ở Việt Nam lên tăng trưởng kinh tế là tích cực (hệ số hồi quy theo hai phương pháp DOLS và FMOLS lần lượt 0,5 và 0,53), khá phù hợp với nhiều nghiên cứu trước, tuy hệ số ước lượng có khác với các nghiên cứu trước nhưng chiều hướng tác động tương đồng với khá nhiều nghiên cứu: Akpolat (2014) cho kết quả hệ số ước lượng tác động của chi giáo dục ở 11 nước đang phát triển là 0,365 theo phương pháp DOLS và 0,41 theo phương pháp FMOLS; Yardimcioğlu và các cộng sự (2014) nghiên ở 25 nước OECD với hệ số ước lượng theo phương pháp DOLS là 0,283 và FMOLS là 0,25; nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008) cho kết quả tác động của chi NSNN của đầu tư giáo dục và đào tạo và chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo đối với tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam là tích cực với hệ số ước lượng lần lượt là 0,50 và 0,47.

Kết quả nghiên cứu ở các tỉnh thành cho thấy lực lượng lao động và vốn đầu tư cũng đóng góp đáng kể đến tăng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn. Hệ số

hồi quy của lực lượng lao động đang làm việc (0,31 trong hồi quy DOLS; 0,33 trong

hồi quy FMOLS) cao hơn hệ số hồi quy của vốn đầu tư (0,21 trong hồi quy DOLS; 0,18 trong hồi quy FMOLS). Kết quả này hàm ý rằng tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động hơn là vốn đầu tư. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007) đối với các tỉnh, thành của Việt

59

Nam giai đoạn 2000-2004 với mô hình hiệu ứng cố định hệ số ước lượng của lực lượng lao động (0,4) cao hơn hệ số ước lượng của vốn vật chất (0,3).

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam lực lượng lao động đông, giá rẻ luôn chiếm ưu thế, vốn đầu tư không bằng các nước phát triển. Nghiên cứu của Akpolat (2014) đã chứng minh đối với các nước phát triển hệ số ước lượng tác động của vốn lên tăng trưởng (kết quả 0,47 theo DOLS và 0,42 theo FMOLS) cao hơn so với các đang phát triển (0,45 theo DOLS và 0,38 theo FMOLS). Như vậy, kết quả định lượng tác động của lực lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành của Việt Nam mạnh hơn so với vốn là phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước.

Kết quả nghiên cứu đã thể hiện tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng có ảnh hưởng nhất định đến sản lượng của nền kinh tế ở các tỉnh trong dài hạn nhưng không đáng kể, chiều hướng tác động là ngược chiều với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với đa số các nghiên cứu: Papageorgiou và Stoytcheva (2007), Tolulope và Taiwa (2014), Sabina Noormamode (2008).

Kết quả hồi quy cho thấy chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo (LEDU) có hệ số hồi quy cao hơn hệ số hồi quy của vốn đầu tư (LCAP) và lực lượng lao động đang làm việc (LLF). Vốn đầu tư trong trường hợp này là vốn đầu tư thực hiện, chỉ một phần của vốn đầu tư của toàn xã hội chứ không phải là tổng vốn đầu tư của toàn xã hội (được dùng thay thế vốn vật chất do số liệu vốn vật chất của các tỉnh thành không có sẵn) nên hệ số hồi quy của vốn đầu tư sản xuất nhỏ hơn hệ số hồi quy của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cũng là điều dễ hiểu.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong dài hạn. Điều này có nghĩa là chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo đóng góp vào tăng trưởng ở các tỉnh, thành trong tương lai, tức là chi tiêu giáo dục và đào tạo là nguyên nhân gây ra tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố. Trong một số nghiên cứu trước đã chứng minh ngược lại GDP tác động đến chi tiêu cho giáo dục như nghiên cứu của Rahman (2010), Kaur, Baharom and Habibullah (2014). Qua số liệu nghiên cứu của đề tài cũng có thể xảy ra trường hợp GDP có tác ngược

60

lại đối chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo (tăng trưởng cao hơn, có nhiều nguồn thu nhiều hơn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục và đào tạo). Tuy nhiên, trong đề tài này mục tiêu nghiên cứu không đề cập đến nghiên cứu tác động ngược lại của GDP đến chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo cũng như tác động trong ngắn hạn của chi tiêu cho giáo dục và đào tạo đối với tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố. Muốn thực hiện thì phải mở rộng mục tiêu và phạm vi cũng như bổ sung những phương pháp phân tích khác nhau mới thực hiện được. Do đó, trong giới hạn của đề tài này chỉ phân tích tác động của chi NSNN cho giáo dục đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố.

Tóm tắt chương 5

Chương này đã thể hiện kết quả kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng và mối liên hệ đồng liên kết trong dài giữa các biến trong mô hình. Trong đó, chi NSNN cho giáo dục, vốn đầu tư, lực lượng lao động đang làm việc có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, riêng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ngược lại có tác tiêu cực. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp và với nhiều nghiên cứu trước và với kỳ vọng ban đầu của tác giả.

61

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Trong chương này luận văn sẽ trình bày những điểm chính trong trong kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra những chính sách, kiến nghị và cuối cùng là nêu ra hạn chế và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)