Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 36 - 37)

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 63 các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong thời gian 10 năm, từ năm 2004 đến năm 2013 nên tổng cộng sẽ có 630 quan sát.

Từ năm 2004 đến năm 2007, Việt Nam có 64 tỉnh thành phố nhưng từ năm 2008 đến nay còn lại 63 tỉnh, thành phố, do tỉnh Hà Tây nhập vào thành phố Hà Nội. Để thuận lợi trong phân tích, tác giả gộp số liệu từ năm 2004 đến năm 2007 của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.

Số liệu tập hợp từ nguồn sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP), vốn đầu tư thực hiện (CAP) của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2004-2013 được lấy theo giá trị thực tế, đo bằng đơn vị tỷ đồng tại mức giá cố định năm 1994 lấy từ niên giám thống kê kinh tế - xã hội của 64 tỉnh, thành phố do Tổng cục Thống kê cung cấp.

28

- Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế (đơn vị tính người) của các tỉnh, thành phố, được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê.

- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (đơn vị tính: Tỷ lệ phần ngàn (‰) lấy từ nguồn điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng năm của Tổng cục Thống kê.

- Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của các tỉnh, thành phố (đơn vị tính tỷ đồng) được cung cấp bởi Vụ Ngân sách Nhà nước thuộc Bộ Tài chính. Số liệu này được tác giả tính toán quy về giá trị thực tế theo mức giá cố định năm 1994 bằng chỉ số giảm phát GDP.

Số liệu nghiên cứu của đề tài lấy từ các nguồn sẵn có đáng tin cậy của niên giám thống kê các tỉnh, thành phố và của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính. Nhưng đối với số liệu GDP các tỉnh, thành phố theo một số đánh giá có xu hướng cao hơn so với số liệu GDP tính cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế cả nước. Đây là hạn chế về số liệu GDP các tỉnh, thành phố trong đề tài này. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang xây dựng đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để khắc phục hạn chế của số liệu GDP trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong đề tài này không xét đến GDP tổng thể cả nước mà chỉ nhằm đánh giá tác động của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo đến GDP các tỉnh, thành phố. Do đó, tạm chấp nhận theo số liệu GDP sẵn có từ niên giám thống kê các tỉnh, thành phố để phân tích.

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 36 - 37)