Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố và các yếu tố liên quan đến

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 52 - 57)

quan đến tăng trưởng

- Về sản lượng thực tế (GDP thực tế) giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam có sự chênh lệch nhất định. Hình vẽ 4.5 có thể nhận thấy năm 2013 các tỉnh dẫn đầu mức sản lượng của cả nước lần lượt là: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng, trên 30 ngàn tỷ đồng. Các tỉnh có mức sản lượng thấp nhất (dưới 4 ngàn tỷ đồng) là Lai Châu, Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang và KonTum.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2004-2013 có sự chênh lệch khá cao giữa các tỉnh, cao nhất thuộc về các tỉnh Bình Phước (16%), Ninh Bình (14,8%), Vĩnh Phúc (14,6%) Quảng Ngãi (14,4) và Cần Thơ (14,2%). Tỷ lệ tăng trưởng thấp là Bà Rịa Vũng Tàu (1,9%), Hòa Bình ( 3,9%).

44

Hình 4.5: GDP thực tế năm 2013 và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các tỉnh, thành phố 2004-2013

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

- Vốn Đầu tư

Hình 4.6 GDP thực tế bình quân và tổng vốn đầu tư bình quân các tỉnh, thành phố giai đoạn 2004- 2013

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Hình vẽ 4.6 cho thấy trong giai đoạn 2004-2013 Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng và Bình Dương dẫn đầu về vốn đầu tư, đây là những

45

tỉnh lớn thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong khi đó những tỉnh nghèo Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình lượng vốn đầu tư rất thấp. Nhìn hình vẽ cho thấy xu hướng vận động cùng chiều giữa GDP thực tế và vốn đầu tư thực tế. Chỉ có tỉnh Bà Rịa Vùng Tàu là khác biệt GDP thực tế của tỉnh này rất cao (là do có thu hoạt động dầu khí) nhưng vốn đầu tư thực tế lại thấp.

- Lực lượng lao động

Lực lượng lao động đang làm việc hay có việc làm sẽ tạo ra sản lượng cho nền kinh tế. Nhìn hình 4.7 ta thấy giữa GDP thực tế và lực lượng lao động có quan hệ thuận chiều với nhau. Những tỉnh có số lượng lực lượng lao động đang việc làm lớn thì mức sản lượng của tỉnh đó cũng sẽ cao, cụ thể hình 4.7 chỉ rõ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai là những tỉnh có số lượng lao động đang làm việc cao nhất cả nước. Ngược lại, những tỉnh có lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế thấp là Bắc Kạn, Lai châu, KonTum thì mức GDP thực tế của những tỉnh này cũng rất thấp. Ngoại trừ Bà Rịa Vũng Tàu mặc dù có số lượng lao động đang làm việc dưới mức bình quân của các tỉnh nhưng GDP thực tế vẫn cao (do có hoạt động dầu khí).

Hình 4.7 Lực lượng lao động và GDP thực tế năm 2013 các tỉnh, thành phố

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng với địa lý, giao thông thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư và đặc biệt

46

đang là điểm đến đầy hấp dẫn về du lịch; còn Bình Dương là tỉnh mới nổi lên những năm gần đây về phát triển công nghiệp với nhiều khu chế xuất. Vì vậy, hai tỉnh này thu hút nhiều lao động đến làm việc và tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc bình quân trong giai đoạn 2004-2013 thuộc tỉnh cao nhất cả nước (tốc độ tăng lao động bình quân của tỉnh Bình Dương là 8%, của Đà Nẵng là 6%). Hai tỉnh có tốc độ gia tăng lực lượng lao động bình quân thấp nhất là Vĩnh Phúc và Hậu Giang dưới 1%.

Hình 4.8 Lực lượng lao động đang làm việc và tốc độ tăng lực lượng lao động bình quân giai đoạn 2004-2013 của các tỉnh, thành phố

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh:

Đây là chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em dưới một tuổi. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, năm 2004 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh bình quân của các tỉnh là 22,9 ‰ thì đến năm 2013 con số này đã giảm xuống còn 17,3‰. Mặc dù có sự sụt giảm qua các năm song tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có sự khác biệt rất lớn giữa các tỉnh. IMR của các tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc và các Tỉnh Tây nguyên khá cao. Những tỉnh có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất là những tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Hình vẽ 4.9 ta thấy Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có xu hướng ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Những tỉnh miền Đông Nam Bộ có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

47

thấp nhất (Năm 2013, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở thành phố Hồ Chí Minh: 8,2 ‰, Đồng Nai 8,1‰, Bà Rịa Vủng Tàu 8,6‰, Đà Nẵng: 9,3‰) là những tỉnh có mức sản lượng (GDP thực tế) đứng vào tóp dẫn đầu cả nước, có nhiều điều kiện về y tế để chăm sóc sức khỏe tốt cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nên tỷ lệ tử vong thấp. Trong khi đó, những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những tỉnh vùng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế kém phát triển nên tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao (Năm 2013, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở Lai Châu 44‰, Kon Tum 40‰, Điện Biên 35,5‰, Hà Giang 35,5‰). Đồng thời, mức sản lượng của nền kinh tế (GDP thực tế) đạt được ở những tỉnh này thấp nhất cả nước.

Hình 4.9 Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và GDP thực tế năm 2013 của các tỉnh, thành phố

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Tóm tắt chương 4

Nội dung chương này phân tích thực trạng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo, tăng trưởng kinh tế và các yếu tố trong mô hình nghiên cứu thông qua dữ liệu các tỉnh, thành phố giai đoạn 2004-2013. Qua đó, ta thấy sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh. Nhưng bước đầu xác định được chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo, vốn đầu tư, lực lượng lao động có xu hướng tăng cùng chiều với GDP thực tế ở các tỉnh, chỉ riêng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có xu hướng ngược lại.

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA CHI NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ

Chương này tác giả thực hiện thống kê mô tả và giải thích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Kế đến là kiểm định tính dừng và bậc tích hợp, kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng. Từ đó ước lượng và phân tích mô hình nghiên cứu bằng phương pháp DOLS và FMOLS. Cuối cùng, so sánh kết quả đạt được của nghiên cứu với kết quả nghiên cứu có trước đưa ra kết luận chung về mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 52 - 57)