Các khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 71 - 73)

Thứ nhất, chi NSNN cho giáo dục và đào tạo tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố trong dài hạn đã được chứng minh một cách rõ ràng. Để đạt mức độ tăng trưởng kinh tế, các tỉnh, thành phố cần ưu tiên đầu tư NSNN cho giáo dục và đào tạo, xác định NSNN giữ vai trò chủ yếu trong các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

- Tác động của chi phí giáo dục và đào tạo là rất lớn, nó được xem như chìa khóa để phát triển kinh tế vì tạo ra tích lũy vốn con người, mang lại ngoại ứng tích cực. Vì vậy, các địa phương cần quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Việc phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cần chú ý đến cơ cấu phân bổ, hiệu quả và chất lượng và công bằng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

+ Nguồn NSNN ở các tỉnh là có giới hạn. Bởi vậy, các tỉnh cần có kế hoạch và định hướng phân bổ chi NSNN cho hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư cho giáo dục đào tạo sao cho đảm bảo việc sử dụng NSNN có hiệu quả tác động đến tăng trưởng. Đối với chi đầu tư: cần đầu tư NSNN có trọng điểm, không dàn trải, tăng nguồn lực NSNN hơn nữa để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp đảm bảo phương

63

tiện dạy tối thiểu của các cơ sở giáo dục (Vì hiện nay mức chi đầu tư NSNN cho giáo dục ở các tỉnh chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo). Đối với chi NSNN cho hoạt động thường xuyên giáo dục và đào tạo: Giảm chi hành chính trong hoạt động thường xuyên mà tập trung vào các chính sách ưu đãi đối với giáo viên và các chính sách hỗ trợ cho học sinh đặc biệt là những trường hợp trẻ em nghèo, học sinh khuyết tật và các đối tượng khó khăn khác và đầu tư nguồn nhân lực có chuyên môn cao.

+ Phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở các tỉnh nên duy trì mức phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo từ 20% trở lên trên tổng chi NS ở mỗi tỉnh để góp phần đảm bảo tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục cả nước trong tổng NSNN từ 20% trở lên. Đây là chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội đã đề ra cũng như khuyết cáo của UNESCO về đầu tư NSNN cho giáo dục và đào tạo để đạt hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội.

- Đầu tư NSNN cho giáo dục nhắm vào mục đích tạo bình đẳng cho mọi người có thể tiếp cận được giáo dục. Muốn vậy, Chính phủ và chính quyền địa phương các tỉnh cần xây dựng chính sách ưu tiên phân bổ NSNN cho giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập. Nhất là ưu tiên phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở các tỉnh miền núi, khó khăn, mức độ tăng trưởng thấp nhất cả nước như Hà Giang, Lai Châu, KonTum, Bắc Kạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh này.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là đại diện cho tình trạng sức khỏe cũng có tác động phần nào đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố. Các tỉnh có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao đều là những tỉnh có tăng trưởng thấp, sự chênh lệch giữa các vùng là rất lớn. Vì vậy, bên cạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo, các tỉnh cũng cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Các tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền về nhận thức trong chăm sóc khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động, nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

64

Thứ ba, lực lượng lao động đang làm việc cò tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố, chỉ đứng sau chi NSNN cho giáo dục. Vì vậy, các tỉnh, thành phố cần phải tạo nhiều việc làm cho người lao động có cơ hội tiếp cận, đào tạo lao động có tay nghề cao, nhắm đến tăng năng suất tạo ra càng nhiều sản lượng cho nền kinh tế các tỉnh.

Thứ tư, các tỉnh cần thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư để có những kế hoạch, định hướng chính sách ưu đãi đối với những lĩnh vực, ngành nghề lợi thế của từng tỉnh hoặc cần có cơ chế đầu tư “mồi”, tức là NSNN cần đầu tư trước trong một số lĩnh vực để tạo sự lan tỏa trong nền kinh tế, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam (Trang 71 - 73)