Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và sự phát triển doanh nghiệp

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 26 - 27)

Với chính sách thƣơng mại mở cửa hơn, các nƣớc đang phát triển nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với trƣớc đây và cũng xuất khẩu nhiều hơn. Trao đổi thƣơng mại giúp các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình có cơ hội cải thiện sự thịnh vƣợng, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển. Các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn về chất lƣợng, giá cả và chủng loại hàng hóa so với khi chỉ mua hàng nội địa. Các nhà sản xuất có thị trƣờng rộng lớn hơn cho sản phẩm xuất khẩu của mình. Thƣơng mại cũng mở ra triển vọng chuyển giao công nghệ từ nƣớc giàu sang nƣớc nghèo, giúp tăng năng suất lao động và thu nhập. Với xuất khẩu, khi lao động tiếp thu đƣợc những kỹ năng mới và tăng năng suất lao động, cơ cấu xuất khẩu sẽ thay đổi, giảm dần hàng hóa sơ khai tăng dần hàng công nghiệp chế tạo. Bên cạnh những tác động tích cực, thƣơng mại tự do cũng có mặt tác động tiêu cực của nó, ngoài các tác động về môi trƣờng và chính trị, các doanh nghiệp và nông dân sản xuất với giá thành cao cho thị trƣờng nội địa có thể bị phá sản, mất việc hoặc đổ vỡ khác. Các nhà xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới phải đối mặt với nguy cơ giảm giá và sự bất ổn thị trƣờng mà họ không thể kiểm soát đƣợc, Dwight H.Perkins và cộng sự (2006, p.888).

2.1.5. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân

Theo Perkins và cộng sự (2006, p. 512-522), FDI là một hình thức đầu tƣ dài hạn trong đó một thực thể có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc tham gia chủ yếu trong khâu điều hành và quản lý một nhà máy ở nƣớc chủ nhà. Về tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng, nhờ có các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp bản địa sẽ có khả năng tiếp cận thị trƣờng thế giới nhanh hơn khi trở thành mắc xích của một công ty đa quốc gia. Về hiệu ứng lan tỏa (ngoại tác tích cực), các công ty đa quốc gia đầu tƣ vào nƣớc chủ nhà sẽ đem nguồn sản phẩm, máy móc, quy trình sản xuất, nghiệp vụ marketing, quản lý chất lƣợng và tiến bộ trong quản lý vào nƣớc chủ nhà thông qua các công ty thành viên của họ từ đó có thể giúp đỡ các công ty và xí nghiệp nội địa , thậm chí các công ty trong nƣớc cạnh tranh với công ty đa quốc gia có thể quan sát và học hỏi công nghệ nƣớc ngoài để làm tăng năng suất lao động. Các công ty đa quốc gia thƣờng đào tạo giám đốc và công nhân địa phƣơng để làm việc cho họ, tuy nhiên sau một thời gian làm việc những ngƣời này có thể chuyển sang công ty khác hoặc lập công ty riêng và mang theo kiến thức đƣợc đào tạo đi cùng.

Bên cạnh những mặt tác động tích cực của các công ty đa quốc đến các doanh nghiệp bản địa, nhóm tác giả cũng cho rằng các công ty đa quốc gia cũng tạo ra những tác động tiêu cực nhƣ hất cẳng các doanh nghiệp địa phƣơng ra khỏi thị trƣờng, một công ty đa quốc gia có quy mô lớn và kinh doanh doanh có hiệu quả hơn sẽ làm cho các doanh nghiệp bản địa phải sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn, kết quả là các doanh nghiệp bản địa phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phá sản.

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 26 - 27)