Kết quả nghiên cứu cho thấy trƣờng hợp của Việt Nam tổng chi NSĐP và chi NSĐP thành phần nhƣ chi thƣờng xuyên đều có tác động thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân phát triển, trong khi chi đầu tƣ công lại không có tác động hỗ trợ tích cực. Chi đầu tƣ phát triển tài trợ cho những dự án hạ tầng nhƣ đƣờng sá, cầu cống, kênh mƣơng… sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực đến nền kinh tế qua đó tái tạo giá trị mới cho xã hội. Tuy nhiên, tại các địa phƣơng khoản chi này đã bị lạm dụng quá mức, chiếm tỷ lệ quá lớn vƣợt khả năng cân đối ngân sách gây ra nợ công địa phƣơng (nợ công XDCB địa phƣơng có 2 phần, một là những khoản nợ có trong kế hoạch đầu tƣ XDCB hàng năm của địa phƣơng, doanh nghiệp đã thi công và có khối lƣợng hòan thành nhƣng tồn quỹ NSĐP không đáp ứng kịp thời nhu cầu chi, hai là NSĐP chƣa bố trí kế hoạch vốn nhƣng doanh nghiệp đã bỏ vốn thi công trƣớc đến khi NSĐP bố trí nguồn vốn mới đƣợc thanh toán qua hệ thống KBNN). Bằng chứng là cuối năm 2013, Kiểm toán Nhà nƣớc công bố nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phƣơng cả nƣớc lên đến 91.000 tỉ đồng, tình trạng này đã khiến nhiều doanh nghiệp đối diện với nguy cơ phá sản và gây ra khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp thi công xây dựng phải chịu áp lực lãi vay ngân hàng, nợ doanh nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng, nợ thuế nhà nƣớc và nợ cả lƣơng công nhân dẫn đến chiếm dụng vốn lẫn nhau, tình trạng này gây bất ổn về tài chính dây chuyền cho hàng loạt các doanh nghiệp, góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên… Theo đánh giá của các quan chức công quyền nguyên nhân là do các địa phƣơng chạy đua nhau về chỉ tiêu tăng trƣởng, tuy nhiên theo tác giả mảng tối phía sau là tâm lý và tƣ duy nhiệm kỳ của
những ngƣời có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tƣ và lợi ích của những ngƣời có liên quan, công trình cũ chƣa bố trí vốn ngân sách để giải quyết nợ đọng đã phê duyệt dự án mới, đầu tƣ tràn lan, dàn trãi, dự án chƣa cân đối đƣợc nguồn vốn đã phê duyệt đầu tƣ, khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn thi công trƣớc trong khi kế hoạch vốn đầu tƣ phân bổ nhỏ giọt kéo dài nhiều năm… Đối diện với khó khăn này, các doanh nghiệp thi công xây dựng và kể cả doanh nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng phải “căng mình” chịu đựng, một mặt để đòi nợ NSĐP mặt khác “chờ cơ hội” có công trình mới để duy trì hoạt động của doanh nghiệp (hành vi chƣa xác định rõ nguồn vốn đã ban hành quyết định đầu tƣ chƣơng trình, dự án có sử dụng vốn NSNN là 1 trong 12 hành vi bị cấm theo Điều 18 Luật NSNN Việt Nam số 83/2015/QH13).
Trƣớc thực trạng này mỗi năm Chính phủ đều phải ban hành hàng loạt chỉ thị nhƣ Chỉ thị số 27/CT-TTg (2012), Chỉ thị số 14/CT-TTg (2013), Chỉ thị số 23/CT-TTg (2014) và gần đây là Chỉ thị hỏa tốc số 07/CT-TTg (2015), trong đó ƣu tiên bố trí vốn ngân sách địa phƣơng giải quyết nợ đọng XDCB, hạn chế đầu tƣ xây dựng mới, nghiêm cấm các địa phƣơng cho phép doanh nghiệp bỏ vốn thi công trƣớc khi bố trí đủ vốn kế hoạch năm và việc địa phƣơng để nợ đọng XDCB phát sinh sau 31/12/2014 sẽ quy trách nhiệm cá nhân bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật đầu tƣ công và các quy định pháp luật hiện hành.
Phân tích trên đã lý giải vì sao kết quả hồi quy chi đầu tư công lại không có tác động thúc đẩy sự gia tăng quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp sản xuất tư nhân trong nước.
Tăng trƣởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tƣ, gồm có đầu tƣ công và đầu tƣ tƣ nhân, tuy nhiên đầu tƣ công tại các địa phƣơng không hiệu quả đi kèm quy mô đầu tƣ công tại các địa phƣơng quá lớn so với GDP vƣợt khả năng cân đối ngân sách gây ra nợ công địa phƣơng dẫn tới bất ổn tài chính, bất ổn kinh tế vĩ mô, điều này càng chứng minh tính đúng đắn lý thuyết kinh tế của Richard Rhan về đƣờng cong Rhan (1986) và lý thuyết chi tiêu công của Barro (1990).
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Tác động của chi tiêu công đến tăng trƣởng kinh tế trong đó có sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân là chủ đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi về lý thuyết cũng nhƣ nghiên cứu thực nghiệm. Dù cho có vận dụng lý thuyết kinh tế nào chăng nữa thì mỗi quốc gia muốn phát triển bền vũng phải dựa vào chính nội lực của mình, đó là các doanh nghiệp trong nƣớc, thành phần cơ bản tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay xuất thân từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo tƣ tƣởng kinh tế Mác-xít, nhà nƣớc quản lý điều hành toàn bộ nền kinh tế trong đó thành phần kinh tế tập thể, kinh tế nhà nƣớc là chủ đạo, thành phần kinh tế tƣ nhân bị chèn lấn và dƣờng nhƣ không tồn tại trong thời gian dài. Hệ lụy là thành phần kinh tế tƣ nhân của Việt Nam bị tụt hậu khá xa so với các nƣớc trong khu vực về tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, khoa học công nghệ kể cả trình độ và năng suất lao động. Thời gian đã chứng minh kinh tế tập thể và kinh tế nhà nƣớc không những không đóng vai trò là động lực chính mà còn gây ra gánh nặng nợ cho nền kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân Việt Nam mới gƣợng dậy trong những năm gần đây, tuy tiềm lực còn yếu do di chứng của yếu tố lịch sử nhƣng đã thể hiện là khu vực kinh tế năng động và bền vững, bằng chứng là số lƣợng và quy mô vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng qua thời gian bất chấp những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu và phƣơng thức quản lý ngân sách không hiệu quả của các địa phƣơng.
Doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân cung cấp sản phẩm hàng hóa cho 3 khu vực: khu vực công, tiêu dùng nội địa và thị trƣờng nƣớc ngoài. Khu vực công là có hạn bởi vì một trong những nguồn hình thành NSNN là tiền thuế của doanh nghiệp, tiền thuế phải trả trong tƣơng lai cho những khoản vay nợ của Chính phủ hiện tại. Do vậy, doanh nghiệp không thể dựa mãi vào ngân sách, chính sách quản lý tổng cầu chỉ có tác dụng kích thích kinh tế trong ngắn hạn, nếu vận dụng chính sách này trong thời gian dài và không hợp lý sẽ gây hại cho nền kinh tế, nợ đọng vốn XDCB do chính sách tài khóa mở rộng quá mức mà các địa phƣơng thực hiện thời gian qua là minh chứng cụ thể.
Có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tƣ nhân chứ không riêng chính sách tài khóa nhƣ chính sách tiền tệ, chính sách thƣơng mại, đất đai, tài nguyên môi trƣờng, gíao dục - đào tạo, khoa học công nghệ.... Về chi tiêu công, hiện nay Luật ngân sách Việt Nam chỉ hỗ trợ và đầu tƣ cho thành phần kinh tế nhà nƣớc và tập thể (Khoản 1b Điều 31 NSTW, khoản 1b Điều 33 NSĐP) chứ chƣa có chính sách
hỗ trợ nào đƣợc luật hóa dành cho thành phần kinh tế tƣ nhân, thậm chí là những khoản chi có tính chất hƣớng cung nhƣ hỗ trợ khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... ngoại trừ những đề án, chƣơng trình mục tiêu có tính chất xã hội chung.
Để NSĐP có tác động thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân phát triển, tác giả nêu ra 2 vấn đề chính tuy không mới nhƣng cần thiết, đó là chính sách chi tiêu công và chính sách về doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân: