Thực tế cho thấy khi tiếp cận nguồn vốn NSNN, doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí không chính thức, có 2 dạng:
+ Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với nguồn vốn NSNN:
Để có hợp đồng cung cấp hàng hóa công doanh nghiệp phải trang trãi chi phí không chính thức cho các cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn lập dự toán, ghi kế hoạch vốn năm cho dự án đầu tƣ XDCB. Trang trãi chi phí cho giai đoạn phân bổ dự toán (cập nhật dự toán vào hệ thống TABMIS – Treasury and budget management information system) tại cơ quan Tài chính; chi phí cho giai đoạn thanh toán vốn tại KBNN nhất là những tỉnh, thành phố có nguồn thu không kịp thời so với nhu cầu chi, tình trạng tồn quỹ NSĐP ở mức thấp thƣờng xuyên xảy ra, dƣới áp lực của lãi suất ngân hàng trong điều kiện nguồn quỹ ngân sách địa phƣơng có hạn các doanh nghiệp tuy đã có khối lƣợng XDCB hoàn thành nhƣng phải cạnh tranh nhau để sớm đƣợc giải ngân, từ đó phát sinh cơ chế xin cho dẫn đến tiêu cực, tồn quỹ ngân sách địa phƣơng luôn thiếu hụt là điểm nghẽn bất hợp lý gây tác động tiêu cực về chi phí thời gian cũng nhƣ chi phí vốn của doanh nghiệp, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nợ đọng XDCB ngân sách địa phƣơng.
Hiện nay ngành Tài chính (hệ thống KBNN là trụ cột) đang trong giai đoạn đầu vận hành hệ thống TABMIS, trong đó phân hệ Cam kết chi là phân hệ quan trọng hƣớng tới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, nguồn lực ngân sách các cấp sẽ đƣợc cân đối tổng thể với các nhiệm vụ chi, khi đó sẽ hạn chế hiện tƣợng thiếu hụt ngân sách nhƣ đã nêu trên.
+ Doanh nghiệp quan hệ gián tiếp với nguồn vốn NSNN:
Tƣơng tự nhƣ doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với nguồn vốn NSNN, để có hợp đồng doanh nghiệp phải có chi phí lót tay cho những cơ quan, đơn vị thụ hƣởng NSNN và để sớm đƣợc giải ngân doanh nghiệp phải có “quan hệ tốt” với cơ quan Tài chính, KBNN.