Phân tích kết quả hồi quy và suy diễn thống kê

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 75 - 80)

Kết quả ƣớc lƣợng tổng thể của mô hình 1 và mô hình 2 đều có Prob > F=0.0000, kết luận về mặt tổng thể cả 2 mô hình đều có ý nghĩa.

Kết quả ƣớc lƣợng tổng thể của mô hình 3 và mô hình 4 đều có ý nghĩa (xem phụ lục 14 và phụ lục 15)

Các biến độc lập:

- Biến G – Tổng chi NSĐP:

Kết quả hồi quy Prob=0,0000<0,01 cho thấy với mức ý nghĩa 1% khi chi tiêu công (chi đầu tƣ + chi thƣờng xuyên) tại địa phƣơng tăng 1% làm cho vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tăng 0,61% và dấu hệ số hồi quy đúng nhƣ kỳ vọng ban đầu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết kinh tế trƣờng phái Keynes, phù hợp

với phân tích của Owen E.Hughes (2012) chi tiêu công có tác động thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân, phù hợp với nghiên cứu của Đào Thị Bích Thủy (2014), chi tiêu cho tiêu dùng của Chính phủ có tác động ngoại ứng tích cực đến sản lƣợng của khu vực tƣ nhân. Tuy nhiên nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nghĩa (2014), chi tiêu công có tác động trái chiều và có ý nghĩa thống kế đối với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Các biến NSĐP thành phần:

+ Biến GI - Chi đầu tƣ: :

Kết quả hồi quy Prob=0,243 cho thấy chi đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng không có tác động đến vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tại mức ý nghĩa 10%, kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu Forgha (2013) khi nghiên cứu chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân ở Cameroon, giống với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nghĩa (2014) đầu tƣ công không ảnh hƣởng đến đầu tƣ tƣ nhân.

- Biến GE - Chi thƣờng xuyên:

Kết quả hồi quy Prob=0.000<0.05 cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi thƣờng xuyên từ ngân sách địa phƣơng tăng 1% đã tác động đến vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tăng 0,595% với mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Ifeakachukwu , Omodadepo & Oluseun (2013) chi thƣờng xuyên có tác động thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân, khác với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nghĩa (2014), chi thƣờng xuyên từ ngân sách địa phƣơng có tác động trái chiều và không có ý nghĩa thống kê đối với vốn đầu tƣ tƣ nhân.

Kết luận chung về nhóm biến chi NSĐP:

Chi tiêu công từ ngân sách địa phƣơng có tác động tích cực đến sự phát triển vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân ở Việt Nam, tuy nhiên từng thành phần chi tiêu công lại có tác động khác nhau, trong khi chi thƣờng xuyên có tác động thúc đẩy thì chi đầu tƣ công không có ảnh hƣởng đến vốn doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Ifeakachukwu, Omodadepo & Oluseun (2013) khi nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân ở Nigeria”: các thành phần chi tiêu công có tác động khác nhau đến đầu tƣ tƣ nhân cả trong dài hạn và ngắn hạn. Đặc biệt, chi thƣờng xuyên có tác động thúc đẩy (crowd-in) đầu tƣ tƣ nhân trong khi chi đầu tƣ phát triển có tác động lấn át (crowd-out) đầu tƣ tƣ nhân.

- Nhóm biến chính sách tài khóa: + Chính sách kích cầu đầu tƣ năm 2009:

Kết quả hồi quy cho thấy chính sách kích cầu đầu tƣ chỉ có tác động thúc đẩy vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân sau 1 năm thực hiện chính sách. Với mức ý nghĩa 5% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi các địa phƣơng gia tăng đầu tƣ công lên 1% sẽ tạo hiệu ứng tích cực đến doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tăng 0.107%.

+ Chính sách thắt chặt chi tiêu công:

Sau 1 năm thực hiện chính sách, các địa phƣơng cắt giảm chi thƣờng xuyên 1% làm cho quy mô vốn của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân thu hẹp 0,15% với mức ý nghĩa 10%, trong khi đó chính sách cắt giảm đầu tƣ công lại không ảnh hƣởng đến độ co giãn vốn doanh nghiệp sản xuiất tƣ nhân.

- Nhóm biến kiểm soát:

+ Biến C – Tiêu dùng nội địa:

Mô hình Tổng chi NSĐP:

Prob=0,0000<0,01 với mức ý nghĩa 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tiêu dùng nội địa tăng 1 % kích thích doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc gia tăng quy mô vốn 0.476%.

Mô hình chi NSĐP thành phần:

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1% (Prob=0,0000<0,1) khi tiêu dùng nội địa tăng 1 % thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc mở rộng quy mô vốn 0,42%.

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cung cấp cho 3 khu vực: khu vực công, tiêu dùng tƣ nhân và thị trƣờng nƣớc ngoài. Trƣờng hợp Việt Nam tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu còn khiêm tốn, trong nhiều năm Việt Nam luôn thâm hụt cán cân thƣơng mại và chỉ thặng dƣ trong 2 năm 2013 và 2014 nhƣng thành công này chủ yếu bắt nguồn từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa chủ yếu tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa, do đó kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

+ Biến FDI - Vốn doanh nghiệp FDI:

Khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài gia tăng vốn đầu tƣ sẽ tạo hiệu ứng tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc, 1% gia tăng vốn FDI thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc gia tăng vốn đầu tƣ 0,054% với mức ý nghĩa 10%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Hồng Nguyệt, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006) nghiên cứu tác động của FDI tới tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam, đồng thời vốn FDI cũng có tác động tích cực đến tăng năng suất lao động khu vực doanh nghiệp nói chung.

Mô hình chi NSĐP thành phần:

Với mức ý nghĩa 10%, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc tăng 0,55% khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài gia tăng vốn đầu tƣ 1%.

Dwight H.Perkins và cộng sự (2006) cho rằng doanh nghiệp FDI có tác động 2 mặt đến doanh nghiệp nƣớc sở tại nhận vốn đầu tƣ. Mặt thứ nhất là tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực đến doanh nghiệp nội địa về thị trƣờng tiêu thụ, tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý và năng suất lao động. Trái lại mặt tác động tiêu cực là doanh nghiệp FDI cạnh tranh trực tiếp dẫn tới việc thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phá sản đối với các doanh nghiệp nội địa yếu kém về nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ và thị trƣờng tiêu thụ.

Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều về tác động của doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp trong nƣớc:

Phạm Chi Lan cho rằng doanh nghiệp FDI đã chèn lấn sự phát triển của doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc làm cho khu vực doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam, theo Tiền Phong (2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bùi Kiến Thành nhận xét, doanh nghiệp FDI đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi hơn doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ 4 năm miễn, 9 năm giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và có dự án chỉ áp dụng 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm dự án đầu tƣ. Doanh nghiệp FDI đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi 1-2% khi đầu tƣ vào Việt Nam trong khi doanh nghiệp nội địa tiếp cận vốn vay với lãi suất 10-15%. Những chính sách này góp phần làm cho doanh nghiệp FDI chèn lấn doanh nghiệp nội địa, theo Vietnamnet (2014).

Chiều ngƣợc lại, Nguyễn Mại cho rằng khối doanh nghiệp FDI không lấn át mà đang bù đắp nhập siêu của của doanh nghiệp trong nƣớc, giúp cán cân thanh toán vững chắc hơn. Bùi Quang Vinh đánh giá, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều việc làm với lƣơng bình quân khá cao, đã đóng góp vào đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam và tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nƣớc ngoài, theo Báo Công Thƣơng (2014).

+ Biến STATE – Vốn Doanh nghiệp Nhà nƣớc:

Kết quả hồi quy cho thấy tác động của doanh nghiệp nhà nƣớc đến doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân nội địa không rõ ràng. Trong mô hình tổng chi NSĐP, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp nhà nƣớc không tác động đến sự thay đổi vốn đầu tƣ của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân nhƣng trong mô hình chi NSĐP thành phần, khi doanh nghiệp nhà nƣớc gia tăng vốn đầu tƣ 1% kéo theo doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc gia tăng vốn đầu tƣ 0,054% với mức ý nghĩa 10%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp nhà nƣớc không có dấu hiệu lấn át doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân thậm chí còn có tác động tích cực trong mô hình chi NSĐP thành phần, dấu của hệ số hồi quy (+) trái với kỳ vọng ban đầu (-).

Kết quả nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền, nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để nghiên cứu “Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân tiếp cận các giải pháp giảm thiểu tác động lấn át và nâng cao tác động hỗ trợ” với bộ số liệu vốn doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, vốn doanh nghiệp nhà nƣớc, vốn doanh nghiệp FDI từ Tổng cục Thống kê giai đoạn 2000- 2008. Nhóm tác giả cho rằng Doanh nghiệp nhà nƣớc lấn át doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân, tác động hỗ trợ đối với doanh nghiệp khu vực này chƣa thực sự phát huy hiệu quả.

+ Biến EDU - Chất lƣợng lao động:

Lực lƣợng lao động qua đào tạo đang làm việc trong nền kinh tế tại các địa phƣơng có tác động tích cực đến sự gia tăng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo/lực lƣợng lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng lên 1% làm cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc gia tăng vốn đầu tƣ 0.23% trong mô hình tổng chi NSĐP và tăng 0,21% trong mô hình chi NSĐP thành phần.

Kết quả hồi quy cho thấy đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân cũng nhƣ cả nền kinh tế. Việt Nam luôn đƣợc xem là nƣớc có thị trƣờng lao động giá rẻ với nhiều ngành nghề thâm dụng lao động. Trong những năm gần đây, dƣới áp lực cạnh tranh và yêu cầu của thị trƣờng, doanh nghiệp Việt Nam có xu hƣớng chuyển sang sử dụng lao động đã qua đào tạo, có tay nghề và kỷ năng cao nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, năng lực cạnh cả trong thị trƣờng nội địa và thị trƣờng nƣớc ngoài.

Trần Anh Tuấn đánh giá, thị trƣờng lao động tại TP. HCM tiếp tục tăng, doanh nghiệp ngày càng yêu cầu nhân lực có chất lƣợng, trình độ và giảm về số lƣợng, theo báo Nhân dân (2015).

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 75 - 80)