Chính sách đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 84 - 85)

Giao cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân cung cấp hàng hóa công trong những lĩnh vực doanh nghiệp có đủ khả năng cung cấp trên cơ sở tuân thủ quy luật thị trƣờng nhƣ cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc...

Ƣu tiên chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân theo hƣớng cung nhƣ xây dựng hệ thống luật pháp vững chắc theo quy luật thị trƣờng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng nguồn vốn vay, tiếp cận thị trƣờng mới, nâng dần tỷ trọng chi tiêu công cho khoa học công nghệ đảm bảo cho những đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả hơn nhằm chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân. Ngân sách địa phƣơng kịp thời hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp hoặc những dự án tƣ nhân về sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân nội địa.

Có chính sách tài chính, tiền tệ… hài hòa, hợp lý giữa doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân nội địa và doanh nghiệp FDI vừa thu hút vốn FDI vừa khai thác hiệu ứng lan tỏa tích cực của doanh nghiệp FDI đối với doanh nghiệp nội địa nhƣng vẫn đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng hạn chế hiện tƣợng doanh nghiệp FDI lấn át doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân nội địa.

Tăng cƣờng xã hội hóa giáo dục bao gồm cả đào tạo dạy nghề, gắn kết quả đầu ra của giáo dục với thị thƣờng nhằm cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân nguồn nhân lực có chất lƣợng, gỉam thiểu chi phí thời gian và chi phí vốn của doanh nghiệp khi phải đào tạo và đào tạo lại.

Tiếp tục cuộc vận động ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc có nguồn lực gia tăng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ... nhằm nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu tại trị trƣờng nội địa cũng nhƣ thị trƣờng nƣớc ngoài trong bối cảnh Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng các hiệp định thƣơng mại khu vực và thế giới.

Nâng cao chất lƣợng điều hành kinh tế - xã hội địa phƣơng, xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, tập trung ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hành vi vụ lợi, tham nhũng kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân.

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)