Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 31)

(1) Erden và Holcombe (2005) nghiên cứu tác động của đầu tƣ công đến đầu tƣ tƣ nhân ở các nền kinh tế đang phát triển qua đó nhằm tìm hiểu xem liệu đầu tƣ công có tác động hỗ trợ hay lấn át đầu tƣ tƣ nhân hay không “The Effects of Public Investment on Private Investment in Developing Economies”. Nhóm tác giả sử dụng các phƣơng pháp ƣớc lƣợng Pooled OLS, Fixed Effects Model, Random Effects Mode để thực hiện hồi quy dữ liệu bảng gồm 19 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1982-1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tƣ công có tác động hỗ trợ đầu tƣ tƣ nhân, trung bình đầu tƣ công gia tăng 10% sẽ hỗ trợ đầu tƣ tƣ nhân tăng 2%.

(2) Kibiwot & Samwel (2012) sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1973 đến năm 2009 để nghiên cứu “Tác động của chính sách tài khóa đến đầu tƣ tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế ở Kenya” (Effects of Fiscal Policy on Private Investment and Economic

Growth in Kenya), kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tài khóa có tác động đến đầu tƣ và đầu tƣ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tăng trƣởng kinh tế ở Kenya. Nhóm tác giả khuyến nghị cần phải xem xét lại việc chi tiêu của chính phủ để tăng nguồn lực cho đầu tƣ, tăng cƣờng tín dụng cho khu vực kinh tế tƣ nhân và cuối cùng là điều chỉnh lại chính sách để giải quyết nợ công nội địa và thâm hụt ngân sách.

(3) Forgha (2013), nghiên cứu “Chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân ở Cameroon” (Public Expenditure and Private Investment in Cameroon). Mục đích của nghiên cứu là khám phá mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân ở Cameroon và bản chất mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Dựa vào số liệu thứ cấp của Ngân hàng thế giới từ năm 1980 đến năm 2012 và một số nguồn số liệu khác, bằng kỹ thuật ƣớc lƣợng Vector Autoregressive tác giả cho thấy chi tiêu công không tƣơng quan với thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân . Tác giả khuyến nghị chính phủ cần tập trung vào khu vực kinh tế tƣ nhân và nên tập trung vào phát triển và bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng , chất lƣợng giáo dục và nghiên cứu, công nghiệp hóa, quản lý chặt chẽ và giảm bớt chi tiêu công không cần thiết.

(4) Nwosa Philip Ifeakachukwu , Adebiyi Oyeyemi Omodadepo & Adedeji Adedayo Oluseun (2013) với nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân ở Nigeria” (An Analysis of the Relationship between Public Spending Components and Private investments in Nigeria). Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) với bộ số liệu giai đoạn 1981 đến 2010 để kiểm tra mối quan hệ giữa các thành phần chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân ở Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần chi tiêu công có tác động khác nhau đến đầu tƣ tƣ nhân cả trong dài hạn và ngắn hạn. Đặc biệt, chi thƣờng xuyên có tác động thúc đẩy (crowd-in) đầu tƣ tƣ nhân trong khi chi đầu tƣ phát triển có tác động lấn át (crowd-out) đầu tƣ tƣ nhân. Nhóm tác giả khuyến nghị chính phủ cần chú ý hơn vào vị trí để đầu tƣ công.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân ở Việt Nam là đề tài nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến sự thay đổi quy mô vốn đầu tƣ của doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tại các địa phƣơng.

Căn cứ các lý thuyết kinh tế, bƣớc đầu tiên là thực hiện nghiên cứu định tính qua việc thảo luận và tham khảo ý kiến chuyên gia, tham khảo các nghiên cứu trƣớc có liên quan để xác định các yếu tố có mối quan hệ đến sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tại các địa phƣơng. Bƣớc thứ hai là thực hiện nghiên cứu định lƣợng để giải quyết các vấn đề về câu hỏi nghiên cứu trên cơ sở bộ số liệu thứ cấp thu thập từ Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê hàng năm của 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc từ năm 2008 đến năm 2013, số liệu từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Về phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy dữ liệu bảng:

- Dữ liệu bảng:

Damodar Gujarati (Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright niên khóa 2012- 2013):

Dữ liệu bảng còn gọi là dữ liệu kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và không gian; là dữ liệu theo chiều dọc nghiên cứu theo thời gian đối với một biến hay một nhóm đối tƣợng, là đơn vị chéo theo không gian đƣợc khảo sát theo thời gian… Nói vắn tắt, dữ liệu bảng có cả bình diện không gian cũng nhƣ thời gian.

Theo Baltagi, dữ liệu bảng có các ƣu điểm: i) Dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do và hiệu quả hơn. ii) Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. iii) Dữ kiệu bảng có thể phát hiện và đo lƣờng tốt hơn những ảnh hƣởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. iiii) Dữ liệu bảng giúp nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn và với số quan sát lớn khoảng vài ngàn đơn vị dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xẩy ra nếu ta tổng hợp các quan sát chéo thành số liệu tổng.

Damodar Gujarati cho rằng có một số kỹ thuật ƣớc lƣợng để giải quyết một hay nhiều các nhƣợc điểm trên, trong đó có hai kỹ thuật nổi bật là nhất là i) mô hình các

ảnh hƣởng cố định (FEM - Fixed Effects Model) và ii) mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model) hay còn gọi là mô hình các thành phần sai số (ECM – Effects Components Model). Để lựa chọn mô hình nào tốt hơn, Damodar Gujarati đề xuất dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình thích hợp cho ƣớc lƣợng hồi quy. Vì dữ liệu bảng liên quan đến cả bình diện không gian và thời gian nên vẫn có hiện tƣợng phƣơng sai không đồng nhất giữa các đơn vị chéo, có hiện tƣợng tự tƣơng quan nhƣ dữ liệu theo chuỗi thời gian, tƣơng quan chéo trong các đơn vị cá nhân trong cùng một thời đoạn.

Phương pháp hồi quy FGLS (Feasible Generalized Least Squares):

Đinh Thị Thu Hồng (2014) dựa vào nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito (2010) cho rằng giả thiết quan trọng trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các yếu tố sai số xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phƣơng sai không thay đổi, tức là chúng có cùng phƣơng sai; đồng thời không có quan hệ tƣơng quan chuỗi giữa các sai số tức là không có hiện tƣợng tự tƣơng quan. Khi giả thiết này bị vi phạm, hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan sẽ khiến cho các hệ số hồi quy ƣớc lƣợng đƣợc bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất dù vẫn tuyến tính và không thiên lệch, nhƣng không còn là ƣớc lƣợng hiệu quả nhất.

Khắc phục những nhƣợc điểm này, phƣơng pháp FGLS đƣợc đặt dƣới giả định rằng mô hình là hoàn toàn xác định, có sự khác biệt về phƣơng sai sai số ở mỗi nhóm đối tƣợng, nhƣng là không đổi trong phạm vi từng đối tƣợng. Với những giả thiết này, FGLS đem lại ƣớc lƣợng tiệm cận hiệu quả và vững. Đồng thời, việc ƣớc lƣợng cũng cho phép khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi trong mô hình hồi quy với dữ liệu bảng.

Theo Stata 13 – Help - Greene, W. H. 2012. Econometric Analysis. 7th ed. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, phƣơng pháp ƣớc lƣợng FGLS thích hợp cho mô hình tuyến tính dữ liệu bảng khi mô hình xuất hiện hiện tƣợng tự tƣơng quan bậc nhất AR (1), hiện tƣợng tƣơng quan phần dƣ các đơn vị chéo và hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi.

Phương pháp hồi quy PCSE (Linear regression with panel-corrected standard errors):

Phƣơng pháp PCSE điều chỉnh lại sai số chuẩn (panel-corrected standard error) trong dữ liệu bảng trƣớc khi thực hiện hồi quy theo phƣơng pháp OLS hoặc Prais-

Winsten. Khi tính toán sai số chuẩn và ƣớc lƣợng phƣơng sai - hiệp phƣơng sai, mặc nhiên phƣơng pháp PCSE giả định phƣơng sai sai số thay đổi và tự tƣơng quan xảy ra đồng thời, Green (2012).

Qua tham khảo các phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy với dữ liệu bảng nhƣ đã trình bày ở trên, tác giả sử dụng phần mềm phân tích định lƣợng Stata 13 để ƣớc lƣợng hồi quy dữ liệu bảng. Thực hiện các kiểm định lựa chọn 1 trong 5 phƣơng pháp ƣớc lƣợng Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, PCSE để lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Bƣớc 1: Sử dụng phần mềm Excel để phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá tình hình, thực trạng doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân ở Việt Nam, thực trạng chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2008-2013.

Bƣớc 2: Sử dụng phần mềm Stata phân tích định lƣợng để đo lƣờng và đánh giá tác động của các yếu tố đến sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013.

3.3. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết kinh tế học về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trƣởng kinh tế tác giả cho rằng mối quan hệ này thƣờng xuất hiện dƣới dạng phi tuyến theo theo dạng: Yi = β1Xβ2ieui

Theo Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự (2008), để ƣớc lƣợng mô hình dạng phi tuyến cần phải lấy logarit tự nhiên 2 vế của phƣơng trình để mô hình trở thành:

lnYi = lnβ1 + β2lnXi + Ui.

Đặt Yi = lnYi , α = lnβ1 và Xi = lnXi

Mô hình trở về dạng tuyến tínhYi = α + β2Xi + Ui theođó mô hình tuyến tính theo các tham số α và β2, tuyến tính theo logarit của các biến Y và X.

Nhóm tác giả cũng cho rằng mô hình tuyến tính logarit rất phù hợp để nghiên cứu độ co giãn của Y đối với X, hệ số góc β2 =EY/X

dY/Y dY X Ey/x = --- = ---- . --- dX/X dX Y

EY/X cho biết khi X tăng 1% thì Y tăng hay giảm bao nhiêu %

Đề tài này chủ yếu nghiên cứu tác động của chi ngân sách địa phƣơng, chính sách tài khóa chính quyền địa phƣơng thực hiện tác động thế nào và bao nhiêu đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân ở Việt Nam, nghĩa là khi chi ngân sách địa

phƣơng tăng hay giảm 1% sẽ làm cho vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân tăng hay giảm bao nhiêu %.

Bên cạnh đó, để tăng tính vững của mô hình nghiên cứu tác giả cũng đƣa thêm các biến số kinh tế vĩ mô khác vào mô hình mà tác giả cho là có tác động đến sự thay đổi vốn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân.

Mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

Mô hình 1 - Tổng chi ngân sách địa phƣơng:

LnINVESTit= β 0+ β 1LnG it + β 2LnC it + β 3LnFDI it + β 4LnSTATE it + β 5LnEDUit + vit

Mô hình 2 – Chi ngân sách địa phƣơng thành phần:

LnINVESTit = βo + β1LnGIit + β2LnGEit + β3LnCit + β4LnFDIit +β5LnSTATEit + β6LnEDUit + vit

Mô hình 3: Chính sách kích cầu đầu tƣ năm 2009

LnINVESTit= βo + β1LnGIit + β2LnGEit + β3LnCit + β4LnFDIit + β5LnSTATEit+ β6LnEDUit + β7EXPANit + β

8EXPAN

it*LnGIit + vit

Mô hình 4: Chính sách thắt chặt chi tiêu công năm 2011

LnINVESTit= βo + β1LnGIit + β2LnGEit β3LnCit + β4LnFDIit + β5LnSTATEit + β6LnEDUit+β7RETREN

it + β

8RETREN*LnGIit + β

9RETREN*LnGEit + vit

3.3.1. Mô tả và đo lường biến

- Biến phụ thuộc:

Biến INVEST: Mô tả sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân, đo lƣờng bằng chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đang hoạt động trong ngành Công nghiệp & xây dựng tại các địa phƣơng.

- Biến độc lập:

Nhóm biến chính:

+ Biến G: Tổng chi ngân sách địa phƣơng, biến này đƣợc đo lƣờng bằng số liệu chi đầu tƣ + chi thƣờng xuyên từ ngân sách địa phƣơng, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+).

+ Biến GI: Chi đầu tƣ, biến này đƣợc đo lƣờng bằng số liệu chi ngân sách địa phƣơng cho đầu tƣ phát triển, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+).

+ Biến GE: Chi thƣờng xuyên, biến này đƣợc đo lƣờng bằng số liệu chi thƣờng xuyên từ ngân sách địa phƣơng, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+).

Biến đầu tƣ công đƣợc Tô Trung Thành (2012) nghiên cứu tác động của đầu tƣ công và đầu tƣ tƣ nhân đến sản lƣợng của nền kinh tế, kết quả cho thấy cả hai đều có tác động tích cực đến GDP của nền kinh tế, tuy nhiên đầu tƣ tƣ nhân có hiệu qủa hơn đầu tƣ công và xuất hiện hiện tƣợng đầu tƣ công lấn át đầu tƣ tƣ nhân trong dài hạn.

Nguyễn Thanh Nghĩa (2014) sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc thông qua thành lập doanh nghiệp mới ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chi tiêu công (Chi đầu tƣ + Chi thƣờng xuyên + Chi khác) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, tuy nhiên các biến chi tiêu công thành phần nhƣ biến chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên không có ý nghĩa thống kê, biến chi ngân sách khác có ý nghĩa ở mức 5% nhƣng lại có tác động ngƣợc chiều với vốn đầu tƣ của doanh nghiệp tƣ nhân thành lập mới. Nguyễn Thanh Nghĩa khuyến nghị cần giảm chi tiêu công trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên, chi khác và tăng tỷ trọng chi đầu tƣ công để khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vốn sản xuất kinh doanh.

Khác với Nguyễn Thanh Nghĩa, tác giả không đƣa biến chi ngân sách địa phƣơng khác vào mô hình, lý do sẽ đề cập đến tại Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu- Phân tích thống kê mô tả định tính.

Nhóm biến kiểm soát:

+ Biến C: Tiêu dùng nội địa, đo lƣờng bằng chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại các địa phƣơng.

Tác giả đƣa biến tiêu dùng nội địa vào mô hình nhằm xem xét tác động của tiêu dùng tƣ nhân đến sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân thế nào và kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+), nghĩa là tiêu dùng tƣ nhân thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

+ Biến FDI: Vốn doanh nghiệp FDI, đo lƣờng bằng chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động trong nền kinh tế tại các địa phƣơng.

Tác giả đƣa biến này vào mô hình nhằm kiểm chứng vốn FDI có tác động thúc đẩy hay chèn lấn doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân trong nƣớc, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy có dấu (+) nghĩa là doanh nghiệp FDI tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực đến doanh nghiệp trong nƣớc.

Biến FDI đƣợc nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Hồng Nguyệt, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006) nghiên cứu trong khuôn khổ dự án SIDA

“Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010”, trong khuôn khổ dự án này nhóm đã thực hiện nghiên cứu tác động của FDI tới tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam, đồng thời vốn FDI cũng có tác động tích cực đến tăng năng suất lao động khu vực doanh nghiệp nói chung.

+ Biến STATE: Vốn doanh nghiệp nhà nƣớc, đo lƣờng bằng chi tiêu vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp nhà nƣớc đang hoạt động trong nền kinh tế tại các địa phƣơng.

Vốn doanh nghiệp nhà nƣớc thực ra cũng là một dạng của đầu tƣ công vì vốn của

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 31)