Vai trò của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế và mối quan hệ

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 27 - 29)

doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước

Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 Điều 15: “Nhà nƣớc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”.; Điều 19: “Kinh tế quốc doanh đƣợc củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”.

Hiến pháp 2013, Khoản 1 Điều 51: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo”.

Nhƣ vậy ở Việt Nam DNNN đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế, là công cụ để chính phủ điều tiết kinh tế vĩ mô.

Hughes (2012), sau độc lập chính phủ các nƣớc đang phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, cơ chế phổ biến để thực hiện điều này là thông qua các DNNN. Trong nhiều trƣờng hợp khu vực tƣ nhân không hứng thú trong việc cung cấp hàng hóa công cho lợi ích quốc gia nhƣ xây dựng cảng biển, hệ thống đƣờng xe lửa, hạ tầng truyền thông. Nhiều nƣớc đang phát triển xây dựng hệ thống DNNN rất lớn và xem đây là chìa khóa để thực hiện công nghiệp hóa đất nƣớc và giảm đói nghèo.

Tuy nhiên, niềm tin vào DNNN đã đặt nhầm chổ và kết quả là không điều gì có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Thay vì phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nƣớc, nhiều DNNN chỉ phục vụ cho ý chí của những nhà lãnh đạo và giai cấp của họ.

Trong nhiều quốc gia, DNNN điều khiển hầu hết hoạt động của nền kinh tế. Mặc dù có một số thành công, đặc trƣng của DNNN ở các các nƣớc đang phát triển là lợi

nhuận thấp, thiếu đầu tƣ, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc. Những nguyên nhân có thể kể đến nhƣ các nhà quản lý đƣợc đào tạo kém và quản lý không tốt; DNNN có cấu trúc tổ chức không hiệu quả với các dấu hiệu nhƣ lao động dƣ thừa, thiếu hệ thống quản lý tài chính, chính phủ giám sát không chặt chẽ, chính trị can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp, và những kẻ cơ hội, quan chức, lợi ích nhóm nắm quyền doanh nghiệp sở hữu nhà nƣớc. Doanh nghiệp hoạt động thiếu cạnh tranh là một gánh nặng to lớn cho ngân sách quốc gia, chính quyền trung ƣơng hỗ trợ cho doanh nghiệp sở hữu nhà nƣớc không dựa vào những mục tiêu cần thiết.

Perkins, Radelet & Lindauer (2010) cho rằng một phần lớn chi trợ cấp của nhà nƣớc và các khoản chuyển nhƣợng khác đƣợc dùng để trang trãi cho những khoản thâm hụt lớn của các DNNN. Giữa những năm 70 thâm hụt trong các DNNN ở tất cả các nƣớc đang phát triển trung bình đạt 4% GDP, vào đầu những năm 80 con số này trong khoảng 3 – 12% GDP. Vào cuối những năm 80 đến đầu thập kỷ 21, sự thất thoát ngân sách lớn do trợ cấp cho DNNN đã khiến những nƣớc đang phát triển phải loại bỏ những khoản tài trợ này bằng cách tƣ nhân hóa DNNN. Các tổ chức viện trợ quốc tế thƣờng coi tƣ nhân hóa DNNN là một điều kiện để tiếp tục viện trợ. Tuy nhiên, quá trình tƣ nhân hóa luôn chậm chạp, bởi vì nó bị các nhà quản lý và công nhân của DNNN chống đối kịch liệt, chƣa nói đến các nhà chính trị sử dụng công ăn việc làm của DNNN làm một cỗ máy bảo trợ cho những ngƣời ủng hộ mình.

2.1.7. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển doanh nghiệp

Theo Perkins và cộng sự (2010), Robert Solow đã đƣa ra phƣơng trình hạch toán tăng trƣởng hay phân tích nguồn gốc tăng trƣởng nhằm đo lƣờng đóng góp của vốn vật chất , vốn con ngƣời, và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) nhƣ hiệu quả, khoa học công nghệ…đối với tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ sự tăng trƣởng của doanh nghiệp (xét các yếu tố vi mô). Phƣơng trình có dạng:

gY = (WK * gK) + (WL * gL) + a

Trong đó: gY: Sự gia tăng của GDP; WK: Lợi tức vốn trong tổng thu nhập; WL: Tỷ trọng của tiền lƣơng/ trong tổng thu nhập; gK: Tốc độ tăng quỹ vốn; gL: Tốc độ tăng lực lƣợng lao động và a (TFP) là năng suất năng tố tổng hợp.

Cách phân tích hạch toán này đƣợc sử dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc nhằm xác định nguồn gốc của tăng trƣởng, đặc biệt chú trọng đến tính toán tăng trƣởng TFP.

Theo Perkins và cộng sự (2010), Barry Bosworth và Susan Collins đã tìm ra đóng góp tƣơng đối của vốn vật chất, vốn con ngƣời và TFP. Vốn vật chất đƣợc đo lƣờng bằng biến “Vốn vật lực trên lao động”, Vốn con ngƣời đƣợc đo lƣờng bằng biến “Trình độ đào tạo trên lao động”. Kết quả tính toán có thể tham khảo tại Perkins và cộng sự (2010, trang 89).

Perkins và cộng sự (2010) cũng cho rằng, cả trình độ giáo dục nâng cao và chất lƣợng giáo dục cải thiện đều tạo ra một lực lƣợng lao động có kỹ năng cao hơn và năng suất tăng. Một lực lƣợng lao động lành nghề sẽ có thể làm việc nhanh hơn và ít sai sót hơn, sử dụng các máy móc hiện đại một cách hữu hiệu hơn và phát minh hay áp dụng công nghệ mới dễ dàng hơn. Lực lƣợng lao động có trình độ cao hơn cũng giúp thu hút nhiều đầu tƣ hơn, qua đó góp phần tích lũy vốn.

Một phần của tài liệu vai trò của chi ngân sách địa phƣơng đối với sự phát triển doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở việt nam (Trang 27 - 29)