Nhu cầu hợp tác và phát triển tại vùng biên giới chung ba nước Việt

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 67)

nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia

2.2.3.1. Thực tiễn hợp tác phát triển của ba nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia.

Sự hình thành hợp tác khu vực nói chung, tam giác tăng trưởng nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển quan hệ song phương giữa các thành viên. Quan hệ song phương là cơ sở xuất phát của quan hệ đa phương. So với quan hệ đa phương, quan hệ song phương là cái bắt đầu, cái có trước. Quan hệ đa phương chỉ được xuất hiện khi các quan hệ song phương đã ngày càng nhiều và chồng chéo lên nhau, tạo ra những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Quá trình hình thành quan hệ đa phương được bắt đầu trên nền quan hệ song phương, được thực hiện qua kênh song phương và nhằm giải quyết những vấn đề chung nảy sinh trong quá trình quan hệ song phương.

Quan hệ Việt Nam - Lào

Quan hệ Việt Nam - Lào được chính thực thiết lập vào ngày 5-9-1962. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào là liên minh chiến đấu. Khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời ngày 2-12-1975, mối quan hệ này chuyển sang giai đoạn mới là quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai nhà nước.

Ngày 18-7-1977, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia. Hai bên đã ký và thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào qua các giai đoạn (Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào qua các giai đoạn 2006-2010; Chiến lược hợp tác 2001 - 2010; Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2006-2010; Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào qua các giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào qua các giai đoạn 2011-2015).

58

Về hợp tác kinh tế, kim ngạch buôn bán giữa hai nước gia tăng hằng năm. Việt Nam xuất sang Lào chủ yếu là vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng và nhập của Lào một số mặt hàng gỗ, khoáng sản, nông sản… Hiện hai bên đang khuyến khích lập các cặp chợ biên giới, các khu kinh tế, thương mại tại các cửa khẩu lớn và đang tích cực triển khai thực hiện các thỏa thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại, trong đó có chính sách giảm thuế 50% cho hàng hóa có xuất xứ mỗi nước. Hai nước cũng xúc tiến giúp nhau trong việc quá cảnh hàng hoá tiêu thụ tại nước thứ ba.

Bảng 2.1 Thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam giai đoạn 2001-2009 (triệu USD)

Năm Việt Nam nhập khẩu từ Lào

Việt Nam xuất khẩu sang Lào

Tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều

2001 64,3 68 132 2002 64,7 62,6 127,3 2003 51,8 60,7 112,5 2004 68,4 74,3 142,7 2005 69,2 97,5 166,7 2006 94,9 166,6 261,6 2007 109,7 211,3 321 2008 149,8 273,1 422,9 2009 150,2 267,6 417,8

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam,

dẫn theo báo cáo hợp tác thương mại giữa Việt Nam, Lào, Campuchia

Về đầu tư, tính tới tháng 4/2012 Việt Nam có 211 dự án đầu tư tại Lào với tổng số vốn lên tới 3.799,90 triệu USD [25]. Lào hiện xếp thứ nhất về các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

59

Trong lĩnh vực đối ngoại, hai bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, ASEAN, khu vực cũng như trong khuôn khổ ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đặc biệt hai nước hợp tác tốt và có hiệu quả trong việc thực hiện các dự án Hành lang Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng Mê Kông và Ủy hội Mê Kông. Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác sẵn có, nhất là hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, nhằm góp phần củng cố tình đoàn kết và sự hợp tác trong ASEAN, vì hòa bình và phát triển của Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Các nhà lãnh đạo hai nước đều đã khẳng định trách nhiệm và quyết tâm coi trọng và gìn giữ, tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. ―Bước sang thế kỷ 21, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi nước. Việc thực hiện gần 50 Hiệp định, thảo thuận hợp tác song phương trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa…đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận‖ [32].

Quan hệ Việt Nam - Campuchia

Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 24- 6-1967. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, hai nước đã cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung và đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu bền. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngày nay quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được phát triển với phương châm "hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài". Quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát triển. Hai nước tiếp tục mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch. Hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định quan trọng: Hiệp định về vùng nước lịch sử năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới quốc gia hai nước năm 1883, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985 (và Hiệp ước Bổ sung Hiệp

60

ước Biên giới quốc gia năm 1985), Nghị định thư thực hiện Hiệp định giao thông vận tải đường bộ ký năm 1998…

Về quan hệ thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục gia tăng qua các năm. Mặc dù có sự suy giảm trong năm 2009 với nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng tài chính toàn cầu như tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng trở lại nhanh chóng vào năm 2010. Việt Nam xuất sang Campuchia các mặt hàng như dệt may, xăng dầu các loại, vật liệu xây dựng, tân dược, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ Campuchia các mặt hàng nông sản, cao su, sản phẩm nông nghiệp, nguyên phụ liệu dệt may da, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vàng, thuốc lá.

Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Campuchia qua các năm (Đơn vị tính: triệu USD)

Năm Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia

Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia

Tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều

2006 170 765 935

2007 202 991 1193

2008 210 1431 1641

2009 186 1147 1333

2010 277 1552 1829

Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, http://vccinews.vn

Việt Nam hiện cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Campuchia, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Âu châu.

Về đầu tư, tính đến tháng 4-2012, Việt Nam có 123 dự án đầu tư vào Campuchia với tổng số vốn lên đến 2.566,42 triệu USD. Campuchia là nước có số dự án FDI từ Việt Nam đứng thứ hai sau Lào.

Trong các cuộc viếng thăm cao cấp, Việt Nam và Campuchia đã bày tỏ sự hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của hai nước trên các lĩnh vực: kinh tế, giao thông vận tài, giáo dục, an ninh quốc phòng. Việt Nam và

61

Campuchia khẳng định quyết tâm đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ 21 lên tầm cao mới như khẳng định của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Quốc vương Campuchia Norođom Sihamoni tháng 3-2005: Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”[33]. Tiếp tục thực hiện những cam kết chính trị đã ký kết, những năm gần đây, nhất là năm 2010 hai bên đã tiếp tục khẳng định các cơ hội hợp tác phát triển. Trong cuộc thăm chính thức Campuchia tháng 8-2010 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Quốc vương Norođom Shiamoni hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện và phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

2.2.3.2. Lợi ích của sự hợp tác tại Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia Lào - Campuchia

Việc xây dựng CLVDT trên vùng biên giới giáp ranh giữa ba nước bao gồm 10 tỉnh ban đầu và 13 tỉnh sau khi mở rộng thuộc khu vực có tiền năng về phát triển nhưng thực tế tình hình kinh tế - xã hội của khu vực này phát triển chưa cao. Vì thế việc xây dựng CLVDT dựa trên một cơ sở chung là lợi ích thu được từ hợp tác phát triển tiểu vùng sẽ lớn hơn so với lợi ích có thể thu được từ những hoạt động độc lập nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội tại vùng tam giác.

- Về kinh tế, CLVDT sẽ giúp thúc đẩu mối quan hệ hợp tác khu vực. Trong trường hợp sự hội nhập rộng rãi là khó đạt được thì những quan hệ mang tính song phương hay tiểu vùng có thể là những bước tiến đầu tiên mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Thường thì các tam giác phát triển sẽ cho phép các quốc gia khắc phục được những hạn chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai, cơ sở hạ tầng thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng.

- Về xã hội, cùng với phát triển kinh tế thì yếu tố xã hội sẽ là một trong những trọng tâm của tam giác phát triển, điều này khác với các tam giác tăng trưởng khác (trong các tam giác tăng trưởng thì yếu tố tăng trưởng với những

62

chỉ tiêu về kinh tế được coi trọng mà không quan tâm nhiều đến những chỉ tiêu xã hội như đối với tam giác tăng trưởng). Qua đó đời sống của người dân được nâng cao về mặt vật chất, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục được chú trọng. Những vấn đề xã hội như phụ nữ, trẻ em, tội phạm xuyên biên giới được hạn chế và kiểm soát chặt hơn.

- Về chính trị, an ninh, CLVDT có ý nghĩa trong việc củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực. Để vận hành tam giác phát triển thì sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia mà còn phải phát triển theo chiều sâu với sự liên kết phát triển giữa các địa phương, các ngành nghề. Bằng cách tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau mà sự hợp tác giữa các tỉnh biên giới sẽ chặt chẽ hơn, qua đó củng cố hơn về vấn đề an ninh, quốc phòng tại vùng biên giới. Tam giác phát triển cũng giúp gìn giữ an ninh trong nội bộ các quốc gia nhờ lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Ở ba quốc gia, vùng biên giới là vùng sinh sống của các dân tộc ít người. Lợi ích kinh tế thu được từ việc mở rộng thương mại qua biên giới và đầu tư sẽ giúp phát triển vùng biên, nơi khó có được sự tập trung chú ý của các chiến lược phát triển quốc gia và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Cải thiện mức sống người dân và đem lại thu nhập cao hơn cho họ sẽ giúp giải quyết được phần lớn tranh chấp bắt nguồn từ kinh tế.

- Về văn hóa, sự phát triển của tam giác cùng với việc tăng cường giao thương kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa thuận lợi hơn. Với đặc điểm dân cư khá tương đồng tại khu vực các tỉnh biên giới, phát triển văn hóa tương đồng sẽ quay trở lại là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực, từ đó góp phần không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn giúp cải thiện đời sống tinh thần cho người dân ở đây.

Như đã trình bày ở trên, tam giác phát triển đang là một mô hình hợp tác mới nổi của các nước có địa lý liền kề. Một tam giác phát triển sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hiệu suất sử dụng tiềm năng kinh tế như lao động, tài nguyên, vốn, công nghệ mà không phụ thuộc vào biên giới quốc gia. Các nỗ lực đều hướng tới tăng các luồng chu chuyển hàng hóa, dịch

63

vụ, lao động và vốn giữa các quốc gia để phát triển sản xuất và giải quyết các vấn đề xã hội. Động lực đằng sau việc hình thành các tiểu vùng hay tam giác là nhận thức về lợi ích thu được từ sự hợp tác tiểu vùng hay khu vực sẽ lớn hơn so với lợi ích thu được từ những hoạt động độc lập.

Tam giác phát triển cũng có ý nghĩa trong việc củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực; giúp gìn giữ an ninh trong nội bộ các quốc gia nhờ lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Phát triển giao lưu kinh tế nhờ các hoạt động thương mại và đầu tư qua biên giới sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, từ đó cải thiện an ninh biên giới. Chất lượng sống của những người dân sinh sống trong khu vực biên giới cũng theo đó được nâng lên, giải quyết được những vấn đề xã hội và do đó an toàn xã hội được cải thiện. Bên cạnh những lợi ích cụ thể mang lại cho từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong tam giác, tam giác phát triển còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực như chúng ta có thể thấy trong các trường hợp của các tam giác khác ở ASEAN.

2.2.4. Tổng quan về Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia Campuchia

Trên cơ sở nhu cầu hợp tác và phát triển của mỗi quốc gia tại vùng biên giới ba nước CLV, tại cuộc gặp giữa 3 thủ tướng của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia năm 1999 tại Viên Chăn, các bên đều nhất trí cho rằng việc củng cố và tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước trên tinh thần anh em láng giềng hữu nghị vốn có đã trở thành truyền thống, là nhân tố quan trọng cho sự ổn định và phát triển ở mỗi nước trong bối cảnh tình hình hiện nay. Trong cuộc gặp này ý tưởng về một tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước bao gồm một số tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào đã được hình thành.

Về bản chất, ý tưởng này được Thủ tướng Hunsen của Campuchia đưa ra xuất phát từ nhu cầu phát triển của Campuchia. Vào thời điểm đó, các tỉnh Đông Bắc Campuchia không chỉ là những tỉnh nghèo nhất của cả nước mà còn bị cô lập, chia cắt về mặt địa lý so với các vùng khác của Campuchia. Nếu

64

muốn di chuyển từ các tỉnh Đông Bắc Campuchia về Phnôm Pênh thì con đường ngắn nhất và dễ đi nhất là vòng qua Việt Nam. Với điều kiện nguồn lực khó khăn của Campuchia thì không thể tự lực dành nguồn đầu tư cho khu vực này trong khi còn nhiều ưu tiên phát triển khác. Với mong muốn dựa vào hợp tác để phát triển thì Thủ tướng Hunsen đã đề xuất ra ý tưởng hình thành khu vực này.

Ý tưởng này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Việt Nam, vì với Việt Nam thì khu vực này không những có ý nghĩa về kinh tế trong mối tương quan biên giới với các tỉnh Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh. Bình ổn và phát triển được vùng tam giác này sẽ góp phần đảm bảo an ninh trật tự chung cho vấn đề biên giới. Hơn nữa, về kinh tế thì Việt Nam cũng muốn khai thác và mở rộng thị trường cũng như tiềm năng của các nước bạn.

Trong ba nước thì Lào có ít lợi ích hơn cả trong khu vực này nhưng nếu tham gia thì Lào sẽ không mất gì mà còn có thể hưởng lợi từ các chương trình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 67)