Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 82)

3.1.1.1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tam giác phát triển đạt mức cao. Trong hai năm 2011-2012, cho biết, trong hai năm 2011-2012, tại khu vực Tam giác phát triển, 4 tỉnh của Campuchia đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9%/năm; các tỉnh của Lào tăng trưởng bình quân khoảng 11,4%/năm; các tỉnh của Việt Nam đạt 10%/năm. Tính chung cả khu vực Tam giác phát triển 3 nước, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt khoảng 10% [9].

Theo số liệu tổng hợp phục vụ công tác rà soát quy hoạch phát triển CLVDT năm 2010 thì tính chung giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực đạt 10,2%. Trong đó đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là các tỉnh thuộc Lào với mức trung bình chung 12,9%, tiếp đến là các tỉnh thuộc Việt Nam với 10% và thấp nhất là các tỉnh thuộc Campuchia với 9,4%. [6]. 0 2 4 6 8 10 12 14 Các tỉnh Campuchia Các tỉnh Lào Các tỉnh Việt Nam CLVDT

tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2009 Tốc độ tăng trưởng 2011-2012

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng trung bình của CLVDT giai đoạn 2005-2009 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.

73

Cơ cấu kinh tế của vùng trong những năm gần đây cũng đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tính từ 2002 đến 2009, nông nghiệp đã giảm dần từ 65,2% xuống còn 53,5% trong khi đó công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,2% lên 20% và dịch vụ tăng từ 20,6% lên 26,5%.

0 10 20 30 40 50 60 70

nông nghiệp công nghiệp dịch vụ

2002 2009

Hình 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực CLVDT giai đoạn 2002-2009

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2012.

Nếu so sánh cơ cấu phát triển ngành nghề giữa các tỉnh trong CLVDT thì khá tương đồng giữa các quốc gia. Tỷ trọng nông nhiệp Campuchia, Lào, Việt Nam tương ứng là 55%; 53,6% và 53,4%; Công nghiệp và xây dựng tương ứng là 21%; 21% và 19,7%; dịch vụ là 24%; 25,4% và 26,9%. Trong đó các tỉnh Campuchia đã nhanh chóng hạ thấp tỷ trọng nông nghiệp từ 68,6% năm 2002 xuống còn 55% năm 2009, là vùng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhất trong CLVDT.

Dù đã có những bước chuyển biến đáng kể trong những năm qua nhưng nhìn chung thì CLVDT vẫn là khu vực có trình độ phát triển thấp và có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tiểu vùng trong khu vực.

74

Các tỉnh Việt Nam có trình độ sản xuất khá hơn, bước đầu đã hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như cà phê, chè, hồ tiêu, điều. Công nghiệp và dịch vụ cũng phát triển tương đối nhanh với một số ngành hàng có quy mô và hàm lượng công nghệ như công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện… Dịch vụ cũng bắt đầu phát triển với mạng lưới hạ tầng giao thông điện, nước, bưu chính viễn thông hoàn thiện. Đã hình thành nên các trung tâm, các điểm phát triển tại các thành phố, thị trấn của mỗi tỉnh.

Kinh tế các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được những bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các tỉnh đều đạt ở mức khá cao, thường ở mức hai con số. Đặc biệt năm 2007 là năm các tỉnh đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình 17,26%, trong đó, mức tăng trưởng cao nhất thuộc về Gia Lai với tỉ lệ 20,75%, tiếp đó là Đắk Lắk với tốc độ tăng là 17,32% [26] [27] [28] [29]. Đóng góp cho mức tăng trưởng cao của các tỉnh chủ yếu là các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trong khi đóng góp của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ là con số rất khiêm tốn.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Tây Nguyên

(Đơn vị: %) Tỉnh 2005 2006 2007 2008 Kon Tum 8,8 13,79 15,24 15,91 Đắk Lắk 8,33 9,11 17,32 Đắk Nông 14,85 15,32 15,74 Gia Lai 18,57 17,23 20,75

Nguồn: - Niên giám Thống kê tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai năm 2007, Cục Thống kê các tỉnh, 2008

- Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội - ANQP năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 tỉnh Kon Tum

75

Không chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà cơ cấu kinh tế của cả 4 tỉnh Tây nguyên cũng trải qua những chuyển đổi nhanh chóng với sự gia tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm tỉ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là kết quả của sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ của các tỉnh đều ở mức hai con số trong những năm gần đây. Cơ cấu kinh tế Bình Phước đang chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh: nông nghiệp: 42,9%, công nghiệp: 28,8%, dịch vụ: 28,3%[66].

Tại Đông Bắc Campuchia, tăng trưởng kinh tế của các tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, lương thực vẫn là ngành quan trọng và chiếm tỉ trọng chủ yếu trong khu vực sản xuất đối với người dân các tỉnh Ratanak Kiri, Stung Treng, Mondul Kiri, Kraitie. Ở các tỉnh này, Stung Treng là tỉnh có khối lượng sản xuất lương thực lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây. Khối lượng sản xuất lúa gạo đã tăng nhanh từ 27,5 nghìn tấn năm 2004 lên 56,3 nghìn tấn năm 2005 và đạt 63.374 tấn năm 2008. Tại Mondul Kiri, việc sản xuất lúa gạo đạt mức thấp nhất trong ba tỉnh với khối lượng sản xuất tăng từ 19,3 nghìn tấn năm 2003 lên 26,8 nghìn tấn năm 2005 do tăng về diện tích nhưng sản lượng có phần giảm trong cùng thời gian. Trong khi đó, sản xuất lúa gạo của Rattanak Kiri lại có phần suy giảm trong thời kỳ 2003-2005 khi khối lượng giảm từ 47,1 nghìn tấn năm 2003 xuống còn 24,1 nghìn tấn năm 2004 và tăng lên 40,2 nghìn tấn năm 2005 [105]. Ngoài sản xuất lúa gạo, các tỉnh Đông Bắc Campuchia còn sản xuất ngô, phát triển chăn nuôi nhưng với khối lượng không lớn. Tại Ratanakiri, ngoài cây lương thực, tỉnh còn phát triển các loại cây công nghiệp khác như cao su, điều, đỗ tương... Stungtreng còn có nghề đánh bắt cá là một trong những ngành nông nghiệp quan trọng của tỉnh. Nhìn tổng thể, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào ngành nông, lâm nghiệp, ngành công nghiệp - xây dựng qui mô nhỏ và chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp trong khi dịch vụ vẫn chưa phát triển.

76

Tương tự, tăng trưởng kinh tế của bốn tỉnh ở Nam Lào là Attapeu, Saravan, Champasak và Sekong cũng chủ yếu dựa trên sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do cơ sở kinh tế và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế nên các tỉnh của khu vực Nam Lào vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế của mình. Tăng trưởng GDP của tỉnh Attapeu trong những năm gần đây (2006- 2008) đạt mức 7% mỗi năm. Trong đó, mức tăng trưởng của nông nghiệp khoảng 4,5%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 9% và dịch vụ tăng khoảng 8,5%. Về cơ cấu, nông, lâm nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất với 50% trong khi công nghiệp là 26% và dịch vụ là 24% [64]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Saravan năm 2008-2009 là 11,56%, vượt 0,56% so với kế hoạch đề ra với giá trị GDP đạt 1.916,87 tỉ kíp, thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 5,392 triệu kíp (khoảng 635 USD). Về cơ cấu, nông, lâm, ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng là 8,94%, chiếm tỉ trọng 55,44% trong khi công nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn, với 13,27%, chiếm tỉ trọng 19,15% và dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với 16,33% và tỉ trọng là 25,41% năm 2008-2009[76]. Tương tự, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008- 2009 của tỉnh Sê Kông là 11,5%, vượt kế hoạch 0,5%, đạt giá trị 281,2 tỉ kíp. GDP đầu người đạt 2,980 triệu kíp (khoảng 350 USD/người/năm), tăng 20 USD so với kế hoạch. Về cơ cấu, năm 2008-2009, nông nghiệp đạt 130,7 tỉ kíp, chiếm 46,5% GDP, công nghiệp đạt 48,4 tỉ kíp, chiếm 17,2% và dịch vụ đạt 102,1 tỉ kíp, chiếm 36,3% GDP[78]. Như vậy, có thể thấy, cơ cấu kinh tế của các tỉnh Nam Lào đã có sự chuyển dịch khá tốt, khi nông nghiệp có tỉ trọng giảm dần và tỉ trọng ngành dịch vụ tăng (năm 2002, cơ cấu kinh tế chung của các tỉnh Nam Lào như sau: nông nghiệp 67,2%, công nghiệp - xây dựng là 19,8% và dịch vụ 13,1%).

Như vậy, có thể thấy, cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong khu vực Tam giác còn hết sức lạc hậu khi nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao ở hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên, có sự khác biệt căn bản giữa các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước của Việt Nam với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia về tiềm

77

năng và cơ hội phát triển. Sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên đã có dáng dấp của một nền sản xuất hàng hoá thực sự với việc phát triển khá mạnh các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Trong khi đó, các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nam Lào vẫn chủ yếu canh tác nông nghiệp theo hình thức kinh tế hộ gia đình. Thậm chí, điều kiện canh tác lạc hậu cùng với lối sống du canh, du cư vẫn còn tồn tại phổ biến trong một bộ phận dân cư. Khu vực công nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước tuy chưa phát triển nhưng đang dần hình thành với các ngành công nghiệp chế biến, các khu, cụm công nghiệp đang được xây dựng tại hầu hết ở các tỉnh này. Trong khi đó, công nghiệp của các tỉnh phía Lào và Campuchia chỉ là những xưởng chế biến nhỏ, chưa hình thành được một nền công nghiệp qui mô đáng kể. Tương tự, thương mại và dịch vụ cũng cho thấy sự khác biệt khi mà các tỉnh Tây Nguyên đã tồn tại một nền sản xuất hàng hoá thực sự. Do đó, các hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ và hệ thống kinh doanh đã hình thành. Trong khi đó, các tỉnh của Lào và Campuchia khu vực Tam giác vẫn chưa có một nền sản xuất và thương mại theo đúng nghĩa do nền sản xuất vẫn còn mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hoá chưa phát triển.

Với một nền kinh tế trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ bé dẫn tới GDP bình quân đầu người của vùng năm 2009 chỉ đạt 757USD, bằng 74,6% mức trung bình chung của cả ba nước trong đó bốn tỉnh Campuchia có GDP bình quân đầu người đạt 470USD, bằng 62,5% mức trung bình chung của Campuchia; bốn tỉnh của Lào có GDP bình quân đầu người đạt 768 USD bằng 81,3% so với bình quân chung cả nước; năm tỉnh của Việt Nam có mức GDP bình quân cao hơn các tỉnh bạn đạt 792 USD những lại ở mức thấp hơn nếu so với mức trung bình chung của cả nước thì chỉ đạt 74,5% [6]. Tuy nhiên nếu so sánh với năm 2002 thì mức thu nhập bình quân đầu người của toàn vùng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng từ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thì GDP bình quân vùng năm 2002 chỉ đạt dưới 200USD/người [18].

78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn tổng thể thì CLVDT dù có những bước phát triển nhưng vẫn là khu vực có trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu và thu nhập của người dân thấp

3.1.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) từ trước đến nay vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong đời sống kinh tế của người dân ở đây. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp ổn định đời sống nhân dân, trật tự an ninh, an toàn xã hội của các tỉnh vùng biên giới.

Là khu vực có tiềm năng về nông nghiệp, nên trong những năm qua bên cạnh việc gia tăng sản lượng lương thực thì khu vực này cũng quan tâm khai thác các lợi thế nông nghiệp khác của vùng như phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc. Nông nghiệp dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bước tranh nông nghiệp của CLVDT đã thay đổi nhiều kể từ khi hình thành tam giác đến nay. Nếu như năm 2002 và trước đó, sản xuất nông nghiệp ở đây chỉ tập trung vào cây lương thực là chủ đạo với mục tiêu là đảm bảo an ninh lương thực thì đến nay đã mở rộng nhiều loại cây trồng khác, trong đó đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày đã phát triển nhanh hơn cả quy hoạch 2004 đề ra.

Tại các tỉnh của Campuchia, trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực nông nghiệp, đóng góp 52,9% tổng sản lượng nông nghiệp trong năm 2009, tiếp theo là thủy sản với 25,2%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 15,3%, cuối cùng là lâm nghiệp và khai thác gỗ chiếm 6,6%[16].

79

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Lâm nghiệp

Hình 3.3. cơ cấu sản lượng nông nghiệp tại vùng CLVDT tại Campuchia 2009 [16]

Sản xuất nông nghiệp đã có những sự chuyển biến mạnh về chất. Khi mới thành lập tam giác, đây còn là một vùng mà vấn đề an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu và sản xuất hoàn toàn thủ công thì nay đã có những chuyển biến sang sản xuất được hàng hóa với phương thức sản xuất hiện đại hơn. Những năm gần đây đã thấy có những sự thay đổi nhanh trong hoạt động nông nhiệp từ đốt nương làm rẫy sang định canh, định cư. Từ năm 2004 đến 2009, tỷ lệ sử dụng máy kéo và máy cày ở khu vực đã tăng gấp đôi so với tốc độ tăng chung của Campuchia (tăng 3,4% đối với máy kéo và 2,2% đối với máy cày)[16]. Nhờ có những thay đổi mạnh mẽ mà từ một khu vực sản xuất gạo không đáp ứng đủ nhu cầu với tổng số lượng gạo thiếu hụt năm 2004 là 21.088 tấn thì đến 2009 khối lượng gạo vượt nhu cầu là 43.391 tấn [16] nhờ mở rộng diện tích và tăng năng suất.

Nếu gạo là cây lương thực chủ lực ở các tỉnh LCVDT thuộc Campuchia thì cao su là cây công nghiệp chủ lực ở đây. Tiềm năng phát triển đồn điền cao su ở đây là rất lớn vì thổ nhưỡng phù hợp. Riêng Rattanak Kiri có 323.460ha đất có tiềm năng phát triển cây cao su. Tổng diện tịch đất cho thuê trồng rừng kinh tế trong năm 2009 là 676.952 ha [16]. Trong số các đồn điền cao su nông -

80

công nghiệp ở CLVDT chỉ có 2.721ha là ở Rattanak Kiri và 2.878 ha tại Kratie đã được trồng từ lâu. Việc tăng diện tích trồng cao su chủ yếu là do việc mở rộng cho thuê đất làm kinh tế và đồn điền cao su của các hộ gia đình. Một nửa trong số các đồn điền cho thuê, chiếm 14.934 ha và khoảng 25% đồn điền gia đình chiếm 14.859 ha năm trong các tỉnh thuộc CLVDT[16].

Ngoài hai loại cây chủ lực trên thì các tỉnh thuộc CLVDT có vai trò khá quan trọng trong sản suất một số nông sản như cà phê, lạc, hạt điều và sắn của Campuchia. Khu vực này chiếm 61% diện tích cà phê, 27% diện tích lạc, 24% diện tích điều và 13% diện tích sắn của cả nước[16].

Chăn nuôi trong khu vực C-CLVDT chủ yếu nhằm mục đích lấy thịt. Từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ giữa số gia súc, trâu và lợn của khu vực tăng lên so với cả nước nhưng tỷ lệ gia cầm vẫn còn ở mức thấp.

Bảng 3.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại C-CLVDT(2004-2009)

Số lƣợng vật nuôi C-CLVDT % C-CLVDT so với cả nƣớc 2004 2009 2004 2009 Gia súc 128.996 175.683 4,2 4,9 Trâu 90.323 113.268 13,9 15,3 Lợn 121.123 132.588 4,9 6,2 Gia cầm 529.661 666.485 3,7 2,3

Nguồn: Quy hoạch phát triển CLVDT đến 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 82)