Thực trạng phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 88 - 94)

Sản xuất nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) từ trước đến nay vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong đời sống kinh tế của người dân ở đây. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp ổn định đời sống nhân dân, trật tự an ninh, an toàn xã hội của các tỉnh vùng biên giới.

Là khu vực có tiềm năng về nông nghiệp, nên trong những năm qua bên cạnh việc gia tăng sản lượng lương thực thì khu vực này cũng quan tâm khai thác các lợi thế nông nghiệp khác của vùng như phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc. Nông nghiệp dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bước tranh nông nghiệp của CLVDT đã thay đổi nhiều kể từ khi hình thành tam giác đến nay. Nếu như năm 2002 và trước đó, sản xuất nông nghiệp ở đây chỉ tập trung vào cây lương thực là chủ đạo với mục tiêu là đảm bảo an ninh lương thực thì đến nay đã mở rộng nhiều loại cây trồng khác, trong đó đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày đã phát triển nhanh hơn cả quy hoạch 2004 đề ra.

Tại các tỉnh của Campuchia, trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực nông nghiệp, đóng góp 52,9% tổng sản lượng nông nghiệp trong năm 2009, tiếp theo là thủy sản với 25,2%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 15,3%, cuối cùng là lâm nghiệp và khai thác gỗ chiếm 6,6%[16].

79

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Lâm nghiệp

Hình 3.3. cơ cấu sản lượng nông nghiệp tại vùng CLVDT tại Campuchia 2009 [16]

Sản xuất nông nghiệp đã có những sự chuyển biến mạnh về chất. Khi mới thành lập tam giác, đây còn là một vùng mà vấn đề an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu và sản xuất hoàn toàn thủ công thì nay đã có những chuyển biến sang sản xuất được hàng hóa với phương thức sản xuất hiện đại hơn. Những năm gần đây đã thấy có những sự thay đổi nhanh trong hoạt động nông nhiệp từ đốt nương làm rẫy sang định canh, định cư. Từ năm 2004 đến 2009, tỷ lệ sử dụng máy kéo và máy cày ở khu vực đã tăng gấp đôi so với tốc độ tăng chung của Campuchia (tăng 3,4% đối với máy kéo và 2,2% đối với máy cày)[16]. Nhờ có những thay đổi mạnh mẽ mà từ một khu vực sản xuất gạo không đáp ứng đủ nhu cầu với tổng số lượng gạo thiếu hụt năm 2004 là 21.088 tấn thì đến 2009 khối lượng gạo vượt nhu cầu là 43.391 tấn [16] nhờ mở rộng diện tích và tăng năng suất.

Nếu gạo là cây lương thực chủ lực ở các tỉnh LCVDT thuộc Campuchia thì cao su là cây công nghiệp chủ lực ở đây. Tiềm năng phát triển đồn điền cao su ở đây là rất lớn vì thổ nhưỡng phù hợp. Riêng Rattanak Kiri có 323.460ha đất có tiềm năng phát triển cây cao su. Tổng diện tịch đất cho thuê trồng rừng kinh tế trong năm 2009 là 676.952 ha [16]. Trong số các đồn điền cao su nông -

80

công nghiệp ở CLVDT chỉ có 2.721ha là ở Rattanak Kiri và 2.878 ha tại Kratie đã được trồng từ lâu. Việc tăng diện tích trồng cao su chủ yếu là do việc mở rộng cho thuê đất làm kinh tế và đồn điền cao su của các hộ gia đình. Một nửa trong số các đồn điền cho thuê, chiếm 14.934 ha và khoảng 25% đồn điền gia đình chiếm 14.859 ha năm trong các tỉnh thuộc CLVDT[16].

Ngoài hai loại cây chủ lực trên thì các tỉnh thuộc CLVDT có vai trò khá quan trọng trong sản suất một số nông sản như cà phê, lạc, hạt điều và sắn của Campuchia. Khu vực này chiếm 61% diện tích cà phê, 27% diện tích lạc, 24% diện tích điều và 13% diện tích sắn của cả nước[16].

Chăn nuôi trong khu vực C-CLVDT chủ yếu nhằm mục đích lấy thịt. Từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ giữa số gia súc, trâu và lợn của khu vực tăng lên so với cả nước nhưng tỷ lệ gia cầm vẫn còn ở mức thấp.

Bảng 3.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại C-CLVDT(2004-2009)

Số lƣợng vật nuôi C-CLVDT % C-CLVDT so với cả nƣớc 2004 2009 2004 2009 Gia súc 128.996 175.683 4,2 4,9 Trâu 90.323 113.268 13,9 15,3 Lợn 121.123 132.588 4,9 6,2 Gia cầm 529.661 666.485 3,7 2,3

Nguồn: Quy hoạch phát triển CLVDT đến 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 Về nôi trồng thủy sản ở C-CLVDT tập trung ở hai tỉnh là Kratie và Strung Treng nhờ nằm ở gần những con sông chính. Rattanak Kiri không có nhiều tiềm năng khai thác các con sống lớn, Mondul Kiri thậm chí còn ít tiềm năng hơn. Nghề các ở đây cũng khá phát triển, trong số 469 cộng đồng nghề cá trên toàn Campuchia (2009) thì C-CLVDT chiếm 25,6%. Tổng sản phẩm đánh bắt thủy sản nội vùng tăng từ 9.150 tấn năm 2004 lên 15.150 tấn năm 2008[16].

81

Về lâm nghiệp, C-CLVDT chiếm 26% diện tích rừng cộng đồng của Campuchia, tại đây có những khu rừng có chất lượng khá tốt. Tổng diện tích rừng của C-CLVDT năm 2009 là 89,902 ha [15]. Các khu vực lớn của đất lâm nghiệp đã được giao cho các công ty thuê đất phục vụ hoạt động thương mại và kinh tế. Một số diện tích rừng bị xuống cấp đã được chuyển sang sản xuất cây công nghiệp.

Tại các tỉnh CLVDT thuộc Lào, nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của khu vực. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp trong khu vực vẫn còn ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính gia đình. Phương thức sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kỹ thuật truyền thống và công nghệ cũ nên chất lượng và hiệu quả sản xuất thấp. Dù đã có những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa phát triển.

Toàn khu vực có 218.973 ha diện tích trồng lúa tập trung ở các tỉnh Saravan và Champasak, năng suất lúa đạt khoảng 3,5 tấn/ha [16]. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ở các tỉnh khác nhau nên sản lượng lúa cũng không đồng đều, có tỉnh thì dư thừa gạo xuất khẩu trong khi có tỉnh vẫn thiếu hụt lương thực.

Bên cạnh lúa thì ngô là một sản phẩm nông nghiệp truyền thống lâu đời của người dân Nam Lào. Trước đây người dân trồng ngô với quy mô nhỏ, phương thức sản xuất truyền thống mới mục tiêu chủ yếu là tiêu dùng và làm thức ăn cho gia súc. Nhưng đến 2007, ngô đã được phát triển thành sản phẩm hàng hóa và diện tích trồng được mở rộng nhanh chóng. Đến 2009 toàn diện tích trồng ngô của khu vực đạt 15.891ha

Cà phê cũng là một mặt hàng quan trọng đối với người dân ở đây. Năm 2009 toàn L-CLVDT có 33.933 ha diện tích trồng cà phê, thu hoạch hơn 30.540 tấn [16]. Đây là một sản phẩm phổ biến ở Nam Lào phục vụ cả trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc trồng và thu hoạch cà phê cũng chịu nhiều rủi ro do thời tiết và biến động thị trường.

82

Ngoài ba loại cây kể trên khu vực này còn có điều kiện thích hợp để trồng khoai sọ, đậu, rau, cây ăn quả, sắn …Đối với cây công nghiệp ở đây mới phát triển cây cao su được khoảng 2-4 năm nên chưa cho thu hoạch. Diện tích trồng cao của vùng năm 2009 là 34.843ha.

Hoạt động chăn nuôi của L-CLVDT trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh nhờ phát triển một số dự án chăn nuôi gia súc và gia cầm. Còn việc chăn nuôi trong dân thì vẫn theo lối tự nhiên và phân tán, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi thấp

Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm tại C-CLVDT (2004-2009)

Vật nuôi 2004 2009 Tỷ lệ tăng Bò 260.165 310.029 19 Trâu 277.947 321.403 16 Lợn 424.445 1.002.705 136 Dê 43.631 121.426 178 Gia câm 5.345.510 7.251.956 36 Cá 5.231.200 28.514.448 445

Nguồn: Quy hoạch phát triển CLVDT đến 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 Các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển nhanh, chủ yếu là nuôi cá ở các kênh, rạch, hồ, vũng, đầm và ao nhân tạo.

Nhìn chung đối với nông nghiệp thì dù đã có chuyển biến nhưng tốc độ và chất lượng phát triển chưa cao, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Tại các tỉnh trong CLVDT thuộc Việt Nam, nông nghiệp trong những năm qua phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng. Đối với hoạt động trồng trọt ở V-CLVDT chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai sắn và đã dần phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Trong giai đoạn 2004 - 2009 sản lượng lúa đã tăng 5,68%, ngô tăng 9,58%, đáng kể là sản lượng khoai tăng 19%, sắn tăng 14,83% và đậu tương tăng 12,39%. Với các loại cây công nghiệp thì đây là vùng có nhiều thế

83

mạnh và tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, điều nhưng phát triển với tốc độ nhanh nhất trong thời gian qua là chè với tốc độ tăng 112,48% và điều là 49,41% giai đoạn 2004-2009[16].

Về chăn nuôi của khu vực vẫn tập trung vào một số loại chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm với tốc độ tăng trưởng về số lượng khá tốt. Trong đó tập trung chủ yếu là phát triển đàn gia súc và chăn nuôi gia cầm với tốc độ tăng từ 6-7% trong giai đoạn 2004-2009[16]. Việc chăn nuôi heo không phát triển nhanh do trong những năm qua ngành chăn nuôi heo phải đối mặt với những khó khăn do bệnh dịch.

Đối với thủy sản dù không phải là thế mạnh của vùng nhưng trong thời gian qua đã có mức tăng 8,01% trong giai đoạn 2005-2009. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ngày càng chiếm ưu thế với tốc độ tăng trung bình 9,38%/năm so với 4,13%/năm của thủy sản khai thác.

Việc trồng và khai thác rừng đã được quan tâm nhiều hơn đến chất lượng với diện tích trồng mới trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên đạt 11-12 nghìn ha trung bình mỗi năm. Số lượng gỗ khai thác trung bình hàng năm đạt 260- 270m3 gỗ [16].

Về phương thức sản xuất nông nghiệp đã dần theo hướng hiện đại, đặc biệt là trong vấn đề con giống và kỹ thuật nuôi trồng đã có những cải tiến nhanh chóng. Việc nuôi trồng đã theo phương thức tập trung hơn. Tập quán canh tác truyền thống du canh du cư, đốt nương làm rẫy dần được hạn chế. Các chính sách giao đất, giao rừng cho người dân cũng hỗ trợ tích cực cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì nông nghiệp của vùng V-CLVDT cũng gặp nhiều khó khăn do vấn đề về thiên tai, dịch bệnh và cả sự biến động thị trường mang lại.

Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp đã có những bước cải thiện rõ ràng, mặc dù chưa phát triển mạnh về nông nghiệp hàng hóa nhưng điều quan trọng nhất là CLVDT từ một vùng chưa đảm bảo an ninh lương thực nay đã có sản lượng xuất khẩu (tính chung trên toàn vùng). Đã phát triển được những

84

vùng cây công nghiệp, vùng chăn nuôi quy mô lớn. Dù chưa đóng góp nhiều cho giá trị gia tăng trong vùng nhưng đây được ghi nhận là bước tiến lớn trong phát triển nông nghiệp của vùng.

Trong hợp tác phát triển nông nghiệp những năm qua ghi nhận vai trò lớn của Việt Nam, thứ nhất là những hỗ trợ của Việt Nam về mặt công nghệ nông nghiệp (hỗ trợ giống mới, kỹ thuật mới), tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho vùng và đặc biệt là đào tạo nhân lực cho phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 88 - 94)