Xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng Tam giác

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 146 - 189)

Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia trong thời gian tới.

Qua thực tiễn phát triển của CLVDT với những điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã được chỉ ra, trên cơ sở quan điểm phát triển đã được trình bày ở trên, với đặc điểm là một vùng phát triển, Nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế xã hội CLVDT trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, cần định kỳ đánh giá, rà soát việc thực hiện quy hoạch phát triển chung của vùng. Xác định chính xác hiện trạng vùng đang ở giai đoạn phát triển nào trong năm giai đoạn phát triển. Theo kết quả nghiên cứu thì hiện nay CLVDT đang bắt đầu vào giai đoạn ba là giai đoạn gia tăng thương mại nội vùng, chuyển đối phương thức sản xuất từ giản đơn sang sản xuất hàng hóa, phát triển cây công nghiệp và các vùng nguyên liệu nông nghiệp. Trong thời gian trước mắt chỉ nên tập trung đầu tư cho một số khu kinh tế có tiềm năng

137

phát triển rõ rệt nhất, tránh đầu tư dàn trải. Tuy nhiên, đầu tư cho tăng trưởng nhưng phải đảm bảo yếu tố phát triển bền vững của vùng. Cụ thể đối với các lĩnh vực:

- Phát triển nông lâm ngư nghiệp: theo đó các địa phương sẽ xác định khả năng và nhu cầu để tiến hành sản xuất cho phù hợp. Vì thế, các loại cây trồng: lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả sẽ được đầu tư theo hướng tăng cường thâm canh. Chăn nuôi và thuỷ sản sẽ được ưu tiên: gia cầm, gia súc, cá…

Bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp với việc phục hồi rừng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo đó, cần thực hiện tốt chủ trương đóng cửa rừng và tăng cường trồng cây nguyên liệu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Tuỳ theo từng địa phương, song cố gắng đạt mức che phủ rừng từ 60-70% cả vùng

-Phát triển công nghiệp chế biến là ưu tiên trong phương hướng phát triển công nghiệp của tam giác phát triển. Cần có sự liên kết hợp tác để đạt hiệu qủa cao tránh tình trạng xây dựng tràn lan các cơ sở chế biến. Việc khai thác khoáng sản trong vùng cần có sự chuẩn bị đầy đủ và có lộ trình và đảm bảo các yêu cầu về môi trường và an toàn.

-Tiếp tục đầu tư khai thác tài nguyên du lịch là hướng phát triển có nhiều triển vọng. Có những chiến lược biến CLVDTtrở thành điểm hẹn hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Khu vực tam giác sẽ có khoảng 20 khu công viên quốc gia, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt du lịch văn hoá -lịch sử kết hợp với du lịch tự nhiên là điểm mạnh nổi bật của vùng này. Trong thời gian tới cùng với việc đầu tư phát triển các điểm du lịch gắn với khôi phục và phát triển truyền thống văn hoá sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo ở đây. Việc kết hợp với các điểm du lịch nổi tiếng của 3 nước (Viêng Chăn, Siem Riêp, Huế, Hội An...) với các tour ―Con đường huyền thoại‖, ― Con đường di sản‖...sẽ mở ra triển vọng mới đối với hoạt động du lịch của tam giác phát triển.

138

Thứ hai, hình thành một số khu kinh tế trọng điểm. Hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, khu hợp tác kinh tế biên giới, nhất là tại các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, trên các trục tuyến giao thông quan trọng nối các địa phương các nước. Mục đích hình thành các khu hợp tác kinh tế là nhằm thu hút đầu tư của các nước vào phát triển công nghiệp chế biến, các dịch vụ thương mại, du lịch, đặc biệt là xuất nhập khẩu…trên cơ sở đó phát triển đô thị, tạo động lực phát triển mới cho các vùng khó khăn.

Hiện tại, tại các tỉnh của Việt Nam trong vùng CLVDT đã hình thành Khu kinh tế của khẩu quốc tế Bờ Y. Theo quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ phát triển thành một trung tâm thương mại, văn hóa và giáo dục của vùng CLVDT. Ngoài ra trong vùng còn có các khu kinh tế cửa khẩu khác của Việt Nam là: Khu kinh tế cửa khẩu đường 19 ở Gia Lai (đang xây dựng), Đắk Per ở Đắk Nông và Đắk Ruê ở Đắk Lắk (có kế hoạch xây dựng trong giai đoạn 2015-2020). Nhưng với tư cách là một vùng quốc tế, việc phát triển các khu kinh tế trọng điểm cũng cần phải đảm bảo tính đối xứng giữa các quốc gia, do vậy trong thời gian tới tại các tỉnh của Lào và Campuchia cũng cần hình thành nên ít nhất một khu trọng điểm kinh tế ở mỗi quốc gia.

Tại Campuchia hiện vẫn đang trong quá trình bước đầu quy hoạch phát triển nên chưa nhìn rõ đâu sẽ là điểm đặt của khu kinh tế trọng điểm. Nhưng quan điểm lựa chọn là phải nhằm tận dụng những cơ hội từ quá trình phát triển kinh tế tại các nước láng giềng. Campuchia cần nghiên cứu các khu vực kinh tế có tiềm năng hay các hành lang thương mại cho phép Campuchia có thể nhập khẩu sản phầm có giá rẻ nhưng vẫn bảo vệ được người sản xuất và nông dân tại các địa phương

Tại Lào, nếu so sánh tương quan phát triển của bốn tỉnh thì Champasak nổi trội hơn cả và có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thanh khu kinh tế trọng điểm tại đây. Champasak là tỉnh lớn nhất trong các tỉnh của Lào, chiếm khoảng một nửa diện tích và dân số tự nhiên nơi đây. Về vị trí địa lý thì tỉnh nằm tại

139

điểm giao của hành lang Đông - Tây (đường 16) và hành lang Bắc - Nam (đường 13), về giao thông đường thủy có thể sử dụng sông Mê Kong chảy qua đây, về giao thông hàng không thì có một sân bay quốc tế tại Pakse nên Champasak là một trong những đầu mối giao thông của CLVDT. Champasak là tỉnh phát triển lâu đời với ngành công nghiệp phát triển khá ấn tượng. Trong đó thủy điện, khai thác vàng, sản xuất phân vi sinh, bia, dệt may, chế biến nông sản, gỗ, vàng bạc... là những ngành sản xuất chính của tỉnh. Dựa vào lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tài nguyên hiện có thì Champasak có thể phát triển thành một trung tâm kinh tế của vùng CLVDT.

Thứ ba, bên cạnh việc xác định các khu kinh tế trọng điểm cần sớm hình thành cực tăng trưởng của vùng. Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là khu vực có tiềm năng và thuận lợi để hợp tác cùng phát triển, nhưng thực trạng kinh tế-xã hội của ba vùng trong khu vực Tam giác phát triển này còn thấp . Bởi vậy, để đạt được mục tiêu phát triển Tam giác phát triển cần phải áp dụng nhiều cách thức, trong đó có việc tạo nên đầu tàu tăng trưởng hay cực tăng trưởng. Bởi một Tam giác tăng trưởng, về mặt lý thuyết, chỉ có thể thành công khi các bên tham gia vào khu vực này phải có lợi thế cạnh tranh và có khả năng bổ sung cho nhau. Tam giác tăng trưởng được coi là thành công nhất của ASEAN hiện nay là Tam giác tăng trưởng Singapore- Bantan(Indonesia)-Jôho (Malaixia). Các bên tham gia vào Tam giác tăng trưởng này có những lợi thế riêng và có khả năng bổ sung cho nhau rất lớn. Phía Singapore đem tới cho Tam giác tăng trưởng này nguồn vốn đầu tư và công nghệ. Trong khi đó, phía Indonesia đóng góp nguồn nhân lực rẻ tiền, tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ. Còn phía Malaixia đóng góp vốn đầu tư và nguyên liệu đầu vào.

CLVDT được xây dựng không theo nguyên tắc này. Các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào tham gia vào Tam giác phát triển này có trình độ phát triển tương tự nhau (tuy 5 tỉnh của Việt Nam có phát triển cao hơn nhưng chưa trở thành một đầu tầu tăng trưởng cho Tam giác

140

phát triển này) và đều là các tỉnh nghèo và kém phát triển nhất ở mỗi nước. Đồng thời, các vùng thuộc Tam giác phát triển này đều có sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê... là chủ yếu, không thể bổ sung cho nhau.

Xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là vấn đề mang tầm chiến lược, tạo thế phát triển, vững chắc cho cả ba vùng thuộc Tam giác phát triển này. Tuy nhiên, trục hướng tâm của ba vùng vẫn là các trung tâm kinh tế của từng quốc gia. Như vậy sẽ có những hạn chế nhất định trong việc chủ động sáng tạo của ba vùng trong phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư, các loại hình và chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo ra bước đột phá thực sự về tốc độ tăng trưởng, nâng cao thu nhập cho người dân. Do vậy, để Tam giác phát triển này thành công cần chủ động tạo ra một đầu tầu tăng trưởng. Chúng tôi cho rằng chúng ta cần xây dựng một Khu kinh tế hỗn hợp, đóng vai trò như một đầu tầu tăng trưởng của Tam giác phát triển này.

Khu vực kinh tế hỗn hợp này được đặt dưới sự chỉ đạo của một Uỷ ban liên Chính phủ ba nước và ―Tổng hành dinh‖ được xây dựng tại vùng ngã ba biên giới ba nước hoặc ở thành phố trung tâm. Khu kinh tế hỗn hợp có thể mở ra liên doanh, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... với các nhà đầu tư của ba nước và nhất là của nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và hạ tầng xó hội. Từ Khu kinh tế hỗn hợp này sẽ phát huy ảnh hưởng, tác động tới toàn vùng Tam giác phát triển mà trước hết là thu hút các mặt hàng thô hoặc sơ chế trong 13 tỉnh để chế biến và sản xuất các mặt hàng chủ đạo cung cấp cho nội vùng, cho cả ba nước và xuất khẩu ra nước ngoài với những sản phẩm mang đặc trưng riêng của hệ sinh thái cao nguyên với thương hiệu của vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Và chính Khu kinh tế hỗn hợp này cũng sẽ góp phần đưa bà con các dân tộc bản địa nơi đây làm quen dần với cách làm ăn mới của một mô hình kinh tế hỗn hợp, liên quốc gia tại một vùng cao nguyên đầy tiềm năng này.

Đồng thời với việc xây dựng Khu kinh tế hỗn hợp trên, Việt Nam nên coi việc đầu tư cho bốn tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước trong khu vực Tam

141

giác phát triển này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của Việt Nam hiện nay. Vì việc tập trung đầu tư ưu tiên cho Tây Nguyên sẽ giúp cho vùng này tăng trưởng nhanh lôi kéo hai vùng còn lại trong khu vực Tam giác phát triển cùng phát triển.

Về mặt vị trí có thể chọn một trong hai nơi: Hoặc là tỉnh Đắk Lắk hoặc là tỉnh KonTum ( khu vực Bờ Y). Tuy nhiên, với những lợi thế có được nên chọn tỉnh Đắc Lắc với trung tâm là thành phố Ban Mê Thuật làm đầu tàu cho cực tăng trưởng. Lợi thế ở đây có được do:

- Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế ( cả về tài nguyên và nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao) và cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội tương đối tốt.

- Thành phố Ban Mê Thuật trong tương lai sẽ là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam nên sẽ được quan tâm đầu tư lớn của nhà nước và địa phương.

- Nơi đây có điều kiện thuận lợi để mở rộng liên kết với các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, nhất là Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ tư, nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của vùng cần tạo ra các thể chế thuận lợi cho vùng. Các thể chế này cần được cụ thể hóa thông qua các công cụ tài chính, thuế, phí. Cần phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm sự kiểm soát, và tăng thêm không gian cho các doanh nghiệp hoạt động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, đất đai.

Có thể thấy rằng, giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã có những thỏa thuận về cơ chế, chính sách hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, những cơ chế, chính sách này ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các bên, tiến tới hội nhập khu vực. Thông qua các cuộc gặp giữa các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển cho thấy nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách đã được thống nhất cao song khi thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn ở các địa phương do thiếu thông tin, do cách hiểu khác nhau giữa

142

trung ương và địa phương… Do vậy, song song với các thỏa thuận song phương cần phải bổ sung thêm các cơ chế, chính sách có sự thỏa thuận của ba bên với mức độ ưu tiên cao hơn. Cụ thể trong thời gian tới ba nước nên:

- Phối hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của ba nước để hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động kinh tế then chốt trong Tam giác phát triển, vận dụng những điểm ưu đãi nhất trong Luật đầu tư của các nước, có cơ chế khuyến khích nhất để kêu gọi các nhà đầu tư cho các công trình lớn như xây dựng đường giao thông, viễn thông…

- Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hóa, con người và vốn trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua việc phối kết hợp chặt chẽ giữa thủ tục hải quan và nhập cảnh, cho phép người lao động được cư trú theo chương trình và thời hạn của các dự án đầu tư. Cho phép công dân thuộc các tỉnh trong Tam giác phát triển được sử dụng giấy thông hành chung trong Tam giác phát triển, tạo điều kiện cho du khách nước ngoài xin visa tại các cửa khẩu trong Tam giác phát triển…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán trong khu vực Tam giác phát triển như: nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các thủ tục thương mại, các loại giấy tờ được hài hòa, một hệ thống phân loại hàng hóa nhất quán, cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện các quy định của AFTA tại khu vực Tam giác phát triển, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu hàng hóa đối với hàng nông lâm sản. Đặc biệt đối với các khu kinh tế cửa khẩu, xem xét tới việc hình thành các khu công nghiệp tạm nhập - chế biến - tái xuất nhằm khái thác những lợi thế về lao động, nguyên liệu…tại chỗ.

- Chính phủ ba nước cần phải có cơ chế, chính sách tài chính như ưu tiên cao nhất về thuế, hỗ trợ về vốn, ưu đãi về tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là có chính sách tín dụng ưu đãi đối với các công ty nước ngoài đến đầu tư tại khu vực Tam giác phát triển.

- Phát triển các hợp tác thương mại biên mậu là cách thức để phát huy lợi thế của khu vực Tam giác phát triển bởi khu vực này nằm trên tuyến hành

143

lang Đông Tây và chạy xuyên ra các cảng biển của Việt Nam. Việc thành lập và nâng cấp các cặp cửa khẩu biên giới sẽ tác động trực tiếp đến thương mại mậu biên giữa các tỉnh trong Tam giác phát triển.

- Phối hợp lợi thế so sánh để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực Tam giác phát triển. Mặc dù chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, song thời gian qua các doanh nghiệp đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, triển khai hoạt động và tìm kiếm đối tác. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, việc phân bổ nhân lực trong khu vực Tam giác phát triển cho thấy khả năng có thể hỗ trợ sự khan hiếm về lao động có tay nghề của Việt Nam cho các tỉnh khác của Lào và Campuchia.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 146 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)