Lý luận về phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 46 - 48)

Trước hết để hiểu đúng về phát triển kinh tế - xã hội chúng ta phải làm rõ khái niệm về phát triển. Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. ―Phát triển là một thuộc tính của vật chất và điều đó có nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi mà luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước kia chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có‖ [58].

Cách hiểu trên nhìn phát triển dưới góc độ triết học mang tính hàn lâm, tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày khái niệm về phát triển được nhìn nhận theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Phổ biến hiện nay thì ―phát triển được sử dụng để mô tả các mục đích như tăng mức sống, cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối, tăng quy mô xã hội và kinh tế và tiếp tục tăng trưởng‖ [109]. Khái niệm này có ưu điểm là cụ thể cái mục đích hướng đến của tiến trình, nhưng vì hướng tới mục đích nên khái niệm này không thể giải thích hết được những vấn đề liên quan đến xã hội, văn hóa hay nói chung là phát triển bền vững.

Một khái niệm khác về phát triển là ―phát triển được coi là quá trình của các nước nghèo trong cộng đồng kinh tế quốc tế có thể (bằng nội lực) hoặc không thể (bởi các quốc gia bên ngoài) cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa [109]. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính quá trình của sự phát triển hay sự biến đổi sự vật hiện tượng sang một trạng thái khác. Tuy nhiên khái niệm

37

này lại chỉ hạn chế phạm vi trong những nước nghèo, trong khi phát triển là một hiện tượng rộng khắp.

Ngoài ba cách hiểu trên thì hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển, tuy nhiên nhìn về bản chất thì có thể thấy phát triển gồm 3 cấu phần cơ bản:

Thứ nhất là điểm xuất phát, Thứ hai là điểm hướng đích,

Thứ ba là quá trình tiến từ điểm xuất phát đến điểm đích, trong quá trình này bao gồm chủ thể, điều kiện hay phương tiện và cơ chế vận hành quá trình.

Ngày nay, phát triển được quan tâm nhiều hơn ở khái niệm phát triển bền vững. Thực ra khái niệm về phát triển bền vững mới xuất hiện khi con người ta gắn bó mỗi liên hệ giữa con người với phát triển và môi trường. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Phát triển thường gắn với những lĩnh vực phát triển cụ thể, trong nghiên cứu này phát triển được gắn với lĩnh vực kinh tế - xã hội của vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Cũng như các định nghĩa liên quan đến phát triển, phát triển kinh tế - xã hội cũng được nhiều học giả, nhiều nhà quản lý hiểu theo các cách khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các định nghĩa đều có một số ẩn số chung là hướng tới mục tiêu là cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do vậy phát triển kinh tế - xã hội ở trong nghiên cứu này được hiểu là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải, vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống kể cả tinh thần và vật chất.

38

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)