Từ hiện trạng cơ sở hạ tầng đã được đề cập ở phần trên, vấn đề cơ sở hạ tầng tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cămpuchia có thể kết luận lại ở mấy điểm sau:
- Cơ sở hạ tầng khu vực này nhìn chung là còn kém phát triển, chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân cư trong vùng và yêu cầu chung của phát triển
- Có sự chênh lệnh khá đáng kể giữa hạ tầng tại các tỉnh của Việt Nam với các khu vực khác trong tam giác phát triển
- Hệ thống hạ tầng ở đây chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của vùng, hay nói đúng hơn là chưa khai thác được nhiều lợi thế của vùng, đặc biệt việc khai thác hiện nay trong ngành điện và giao thông lại phục vụ ít hơn cho mục đích của vùng.
- Việc đầu tư cho hạ tầng là rất tốn kém, tuy nhiên với tiềm lực hiện nay thì khó có thể nhanh chóng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trong ngay một
118
ngày hai và bằng nguồn vốn của địa phương, do vậy cần có một chiến lược tổng thể và dài hạn để thu hút vốn đầu tư cho khu vực.
- Trong một thời gian dài, vùng này rơi vào vòng luẩn quẩn của cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến không thu hút được đầu tư do đó chưa khai thác được lợi thế của vùng kiến cho kinh tế và đời sống người dân chậm được cải thiện và cuối cùng lại dẫn đến cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém trong khi yêu cầu về nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn được duy trì ở mức cao.
Tóm lại, nhìn vào hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay thì thấy rằng lợi thế và tiềm năng còn nhiều nhưng chưa thực sự được khai thác và đầu tư thích đáng. Muốn phát triển vùng bền vững thì còn là một quá trình dài với những chính sách định hướng và đầu tư tổng hợp. Đây là khó khăn chung của cả ba nước. Do vậy, để phát triển cần phải có những bước hoạch định thận trọng và không nên nóng vội, trong đó nên ưu tiên cho tăng trưởng trước mắt nên là đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu tại chỗ.
3.2.7. Cơ chế chính sách của mỗi nƣớc và cho riêng vùng
Với tư cách là một nhân tố thuộc hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội, đây là nhóm yếu tố bên ngoài nhưng lại là nhân tố then chốt của sự phát triển. Nếu có một cơ chế chính sách phù hợp thì sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của vùng và ngược lại.
Tam giác phát triển chỉ có thể phát triển chỉ khi nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của chính phủ các nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Chính sự phát triển khu vực tam giác sẽ làm gia tăng quá trình hợp tác và hội nhập khu vực, trước hết là ở Đông Dương và ASEAN.
Campuchia : Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế - xã
hội ổn định, nhiều lĩnh vực kinh tế đã có bước tăng trưởng cao trở lại như du lịch, đầu tư nước ngoài. Một số tổ chức nước ngoài cùng giúp đỡ để hoàn thành quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Chính phủ đã tiến hành nhiều cải cách trong hệ thống tài chính như Luật thuế vào tháng 2 năm 1997… đã tác động tốt đến sự phát triển của Campuchia nói chung và 2 tỉnh biên giới nói
119
riêng. Từ năm 2004 Campuchia chính thức trở thành thành viên WTO. Với sự hỗ trợ của ADB, Campuchia đã hoàn thành qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đất nước, là tiền đề quan trọng để xem xét các nội dung hợp tác phát triển trong CLVDT.
Lào: Đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước cho
giai đoạn đến 2020. Trong mấy năm gần đây kinh tế của Lào đang đứng trước tình hình lạm phát cao (đến 140%/năm), gây khó khăn cho việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế đã đề ra. Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp kiên quyết nên tình trạng lạm phát phi mã được kìm chế và đang có xu thế giảm xuống, có lợi cho phát triển trong cả nước, rong đó có các tỉnh Nam Lào. Đường lối đối nội và đối ngoại của Lào đang làm người dân và các nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách phát triển và công cuộc hưng thịnh đất nước. Lào cũng đã trở thành thành viên của WTO, khẳng định đường lối hội nhập chung cua ba nước vào đời sống kinh tế thế giới.
Việt Nam: Với chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ với
bên ngoài, quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng. Thập kỷ gần đây vai trò và uy tín của Việt Nam đang tăng lên khi mà chúng ta đảm nhiệm thành công nhiều vị trí quan trọng của Liên hợp Quốc và ASEAN và đã có nhiều sáng kiến thiết thực nhận được sự ủng hộ tích cực của bạn bè quốc tế. Việt Nam cũng đang hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy tiến trình liên kết giữa các tỉnh, từng bước thúc đẩy việc gắn kết các vùng chuyên canh với thị trường. Nhiều chủ trương về phát triển kinh tế Tây Nguyên đang được Chính phủ Việt Nam thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả tốt.
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các Tam giác phát triển là sự cam kết của các bên về mặt chính trị, thể hiện quyết tâm hợp tác phát triển của các nước. Đối với VLCDT, yếu tố này đã được khẳng định qua việc Thủ tướng ba nước nhất trí về việc xây dựng Tam giác phát triển; trong các kỳ gặp mặt hàng năm, những vấn đề hợp tác trong khuôn khổ Tam giác
120
phát triển được Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia quan tâm trao đổi, phối hợp triển khai ở mỗi nước và cả vùng.
CLVDT tuy mới được hình thành nhưng đã có những bước phát triển tương đối vững chắc. Cho tới nay, chính phủ ba nước đã dần hình thành cơ chế hợp tác trên các cấp độ khác nhau, giữa ba chính phủ, giữa các bộ ngành, giữa các địa phương... trong việc phát triển thương mại và đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và dần định hướng được cơ cấu phát triển cho khu vực. Có thể thấy, kinh tế trong khu vực Tam giác đã có những bước chuyển biến đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây về tốc độ tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm đói nghèo và nâng cao phúc lợi tại các tỉnh trong khu vực Tam giác của mỗi nước. Mặt khác, chính phủ ba nước, các tỉnh và đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực Tam giác đã và đang hình thành các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực từ trồng, phát triển cây công nghiệp đến xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, nhất là năng lượng và bước đầu phát triển công nghiệp chế biến. Đồng thời, với việc phát triển cơ chế hợp tác thương mại biên giới cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các Trung tâm thương mại, khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới... các tỉnh trong khu vực Tam giác đã bước đầu phát triển các quan hệ buôn bán qua biên giới. Tuy nhiên, cho đến nay, các tỉnh khu vực Tam giác phát triển của ba nước vẫn là những khu vực có nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào nông - lâm nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ nghèo đói cao, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo cùng với cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội lạc hậu. Điều đó đòi hỏi cả ba nước cũng như từng địa phương trong vùng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, với điều kiện hợp tác và phát triển của thế giới và khu vực hiện nay, cộng thêm những nhân tố thuận lợi trong phát triển của mỗi nước thì đây sẽ là một lợi thế cho quá trình hợp tác phát triển của khu vực tam giác phát triển trong những năm tới
121
3. 3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia.
Nhìn lại chặng đường phát triển của CLVDT chúng ta có thể khằng định rằng việc ba nước cùng chung sức để phát triển một vùng đất giàu tiềm năng, song đang còn nghèo nàn là cần thiết. Tuy nhiên, từ thực trạng phát triển của vùng cho chúng ta thấy cần thiết phải xem xét lại quan điểm phát triển cho vùng và đề ra những giải pháp phù hợp hơn.
Với những đặc điểm phát triển như hiện nay, triển vọng phát triển CLVDT chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, phần này đã được luận giải ở trên. Tuy nhiên để dự đoán được triển vọng phát triển của vùng trong thời gian tới thì cần phân tích các nhân tố này trên bố khía cạnh cơ bản là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Sự kết hợp giữa điểm yếu và thách thức là cái mà vùng cần can thiệp để hạn chế những rào cản cho phát triển, còn sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội chính là điều vùng cần tận dụng để phát huy lợi thế và tận dung cơ hội cho phát triển.
Điểm mạnh
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và là những tài nguyên có thể khai thác phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Tam giác phát triển có vị trí địa lý chiến lược đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái.
Tính tương đồng và đa dạng trong các đặc điểm tự nhiên và xã hội để có thể phát triển thành một vùng sản xuất hàng hoá lớn nhưng đồng thời lại có tính đa dạng để có thể hợp tác cùng nhau phát triển.
Đây là khu vực có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội văn hóa, là điều kiện tốt để phát triển du lịch văn hóa
Những lợi thế so sánh của các địa phương trong tam giác phát triển nếu được khai thác sẽ hộ trợ rất tốt cho nhau để cùng phát triển, giảm thiểu được những khó khăn hạn chế của mỗi địa phương
122
Quy mô dân số nhỏ, mật độ dân cư thấp, phân bố dân cư không tập trung với nhiều dân tộc thiểu số. Về dân số, vấn đề tồn đọng hiện nay là tốc độ tăng dân số nhanh từ cả gia tăng dân số tự nhiên và cơ học trong khi điều kiện phát triển kinh tế xã hội chưa đủ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển này đã dẫn đến nhiều hệ lụy của xã hội và xa hơn là các vấn đề về chính trị.
Trình độ phát triển kinh tế thấp cơ cấu kinh tế lạc hậu, là khu vực kinh tế kém phát triển của cả 3 nước, trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch.
Cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển và phát triển không đồng đều. Đây là một khó khăn cơ bản nhất cho sự phát triển chung của khu vực. Với đặc điểm của một hệ thống cơ sở hạ tầng như vậy thì sẽ hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế và đời sống dân cư.
Trình độ phát triển xã hội thấp: Chất lượng nguồn nhân lực thấp, dịch vụ y tế kém phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ phục vụ đời sống của người dân ở khu vực này còn rất thiếu và yếu.
Chênh lệch trong khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong vùng và giữa vùng với các địa phương khác thuộc tam giác có nguy cơ gia tăng nếu không có những cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý.
Địa hình đồi núi lớn, độ dốc cao dẫn đến những khó khăn trong việc đi lại của người dân và hạn chế hoạt động giao thương buôn bán
Cơ hội
Xu hướng hợp tác gia tăng: Xu thế hội nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với sự phát triển kinh tế trong vùng. Đây là một trong những yếu tố làm tăng áp lực hợp tác đối với các nền kinh tế còn yếu, do vậy buộc các nước này phải tăng cường cải cách trong nước và mở rộng hợp tác ra bên ngoài. Các xu thế hợp tác và phát triển quốc tế và trong khu vực hiện nay mang nhiều nhân tố thuận cho quá trình hợp tác và phát triển của khu vực tam giác
Quyết tâm chính trị của chính phủ ba nước và các địa phương: Những vấn đề của bản thân mỗi quốc gia sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp lên quá
123
trình phát triển của khu vực tam giác này, vì suy cho cùng thì hợp tác của khu vực tam giác chính là quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Nếu tam giác nằm trong mối quan tâm ưu tiên đầu tư của các nước thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triền của khu vực này.
Ổn định chính trị: Tình hình chính trị của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới và có bước phát triển mới. Các nước đều là thành viên của các thể thế quốc tế lớn, việc Lào mới đây trở thành thành viên chính thức của WTO đã thể hiện sự hội nhập đầy đủ của khu vực vào đời sống kinh tế thế giới.
Sự quan tâm ưu tiên đầu tư của chính phủ ba nước dành cho khu vực tam giác là cơ hội lớn cho sự phát triển và lớn mạnh của khu vực tam giác phát triển .
Khả năng tiếp cận thị trường của Lào và Campuchia với tư cách là các nước kém phát triển tới các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Canada và các nước khác là nhân tố quan trọng để thu hút FDI vào khu vực.
Thách thức
Áp lực cạnh tranh đang ngày càng gia tăng trên thế giới, giữa các quốc gia và bản thân giữa các địa phương với nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo định hướng chung cho toàn khu vực để phát huy thế mạnh của vùng và hạn chế những tác động tiêu cực từ cạnh tranh bên ngoài và cạnh tranh lẫn nhau. Đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tư và tìm kiếm thị trường.
Thiếu vốn và thiếu những cơ chế đề huy động vốn từ bên ngoài một các hiệu quả khiến cho nguồn lực dành cho phát triển hạn chế. Là một vùng nghèo nên việc huy động vốn đầu tư từ bên ngoài là một trong những ưu tiên hàng đầu của CLVDT.
Cơ chế vận hành các chính sách còn chưa thống nhất từ trên xuống và giữa các bên. Những cơ chế vận hành chung trong khuôn khổ hợp tác 3 nước mới bắt đầu hình thành. Từ mục tiêu xây dựng Tam giác phát triển có thể thấy, hình thức hợp tác song phương có thể coi như bước đầu tiên thử nghiệm cho
124
hợp tác rộng rãi, cho hội nhập khu vực, do vậy những vấn đề đã được thoả thuận song phương giữa các nước vẫn được thực hiện ở đây, song cần bổ những cơ chế chính sách có sự thoả thuận của ba bên với độ ưu tiên cao hơn.
Các vấn đề liên quan đến buôn lậu, di cư trái phép, dịch bệnh, môi trường.
Đối với bất kỳ một vùng, khu vực hay quốc gia nào, trong quá trình phát triển đề có nhưng điểm mạnh, điểm yếu riêng có của mình, vấn đề là phải biết kết hợp điểm mạnh với những cơ hội để thúc đẩy sự phát triển hướng tới mục tiêu. Đồng thời cần phải nghiên cứu các thách thức có thể có để có những phương hướng biện pháp cụ thể hạn chế những rào cản do thách thức và điểm yếu của vùng mang lại. Việc lựa chọn quan điểm, định hướng phát triển của CLVDT cần phải căn cứ trên những điều kiện cụ thể của vùng hiện nay.
Tiểu kết
Phát triển kinh tế xã hội vùng CLVDT từ khi hình thành đến nay có đặc điểm nổi bật là kinh tế xã hội đã có những bước phát triển đáng kể theo chiều