Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế-xã hội của Tam giác phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 131)

phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia.

Nhìn lại chặng đường phát triển của CLVDT chúng ta có thể khằng định rằng việc ba nước cùng chung sức để phát triển một vùng đất giàu tiềm năng, song đang còn nghèo nàn là cần thiết. Tuy nhiên, từ thực trạng phát triển của vùng cho chúng ta thấy cần thiết phải xem xét lại quan điểm phát triển cho vùng và đề ra những giải pháp phù hợp hơn.

Với những đặc điểm phát triển như hiện nay, triển vọng phát triển CLVDT chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, phần này đã được luận giải ở trên. Tuy nhiên để dự đoán được triển vọng phát triển của vùng trong thời gian tới thì cần phân tích các nhân tố này trên bố khía cạnh cơ bản là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Sự kết hợp giữa điểm yếu và thách thức là cái mà vùng cần can thiệp để hạn chế những rào cản cho phát triển, còn sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội chính là điều vùng cần tận dụng để phát huy lợi thế và tận dung cơ hội cho phát triển.

Điểm mạnh

Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và là những tài nguyên có thể khai thác phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Tam giác phát triển có vị trí địa lý chiến lược đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái.

Tính tương đồng và đa dạng trong các đặc điểm tự nhiên và xã hội để có thể phát triển thành một vùng sản xuất hàng hoá lớn nhưng đồng thời lại có tính đa dạng để có thể hợp tác cùng nhau phát triển.

Đây là khu vực có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội văn hóa, là điều kiện tốt để phát triển du lịch văn hóa

Những lợi thế so sánh của các địa phương trong tam giác phát triển nếu được khai thác sẽ hộ trợ rất tốt cho nhau để cùng phát triển, giảm thiểu được những khó khăn hạn chế của mỗi địa phương

122

Quy mô dân số nhỏ, mật độ dân cư thấp, phân bố dân cư không tập trung với nhiều dân tộc thiểu số. Về dân số, vấn đề tồn đọng hiện nay là tốc độ tăng dân số nhanh từ cả gia tăng dân số tự nhiên và cơ học trong khi điều kiện phát triển kinh tế xã hội chưa đủ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển này đã dẫn đến nhiều hệ lụy của xã hội và xa hơn là các vấn đề về chính trị.

Trình độ phát triển kinh tế thấp cơ cấu kinh tế lạc hậu, là khu vực kinh tế kém phát triển của cả 3 nước, trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch.

Cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển và phát triển không đồng đều. Đây là một khó khăn cơ bản nhất cho sự phát triển chung của khu vực. Với đặc điểm của một hệ thống cơ sở hạ tầng như vậy thì sẽ hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế và đời sống dân cư.

Trình độ phát triển xã hội thấp: Chất lượng nguồn nhân lực thấp, dịch vụ y tế kém phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ phục vụ đời sống của người dân ở khu vực này còn rất thiếu và yếu.

Chênh lệch trong khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong vùng và giữa vùng với các địa phương khác thuộc tam giác có nguy cơ gia tăng nếu không có những cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý.

Địa hình đồi núi lớn, độ dốc cao dẫn đến những khó khăn trong việc đi lại của người dân và hạn chế hoạt động giao thương buôn bán

Cơ hội

Xu hướng hợp tác gia tăng: Xu thế hội nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với sự phát triển kinh tế trong vùng. Đây là một trong những yếu tố làm tăng áp lực hợp tác đối với các nền kinh tế còn yếu, do vậy buộc các nước này phải tăng cường cải cách trong nước và mở rộng hợp tác ra bên ngoài. Các xu thế hợp tác và phát triển quốc tế và trong khu vực hiện nay mang nhiều nhân tố thuận cho quá trình hợp tác và phát triển của khu vực tam giác

Quyết tâm chính trị của chính phủ ba nước và các địa phương: Những vấn đề của bản thân mỗi quốc gia sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp lên quá

123

trình phát triển của khu vực tam giác này, vì suy cho cùng thì hợp tác của khu vực tam giác chính là quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Nếu tam giác nằm trong mối quan tâm ưu tiên đầu tư của các nước thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triền của khu vực này.

Ổn định chính trị: Tình hình chính trị của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới và có bước phát triển mới. Các nước đều là thành viên của các thể thế quốc tế lớn, việc Lào mới đây trở thành thành viên chính thức của WTO đã thể hiện sự hội nhập đầy đủ của khu vực vào đời sống kinh tế thế giới.

Sự quan tâm ưu tiên đầu tư của chính phủ ba nước dành cho khu vực tam giác là cơ hội lớn cho sự phát triển và lớn mạnh của khu vực tam giác phát triển .

Khả năng tiếp cận thị trường của Lào và Campuchia với tư cách là các nước kém phát triển tới các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Canada và các nước khác là nhân tố quan trọng để thu hút FDI vào khu vực.

Thách thức

Áp lực cạnh tranh đang ngày càng gia tăng trên thế giới, giữa các quốc gia và bản thân giữa các địa phương với nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo định hướng chung cho toàn khu vực để phát huy thế mạnh của vùng và hạn chế những tác động tiêu cực từ cạnh tranh bên ngoài và cạnh tranh lẫn nhau. Đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tư và tìm kiếm thị trường.

Thiếu vốn và thiếu những cơ chế đề huy động vốn từ bên ngoài một các hiệu quả khiến cho nguồn lực dành cho phát triển hạn chế. Là một vùng nghèo nên việc huy động vốn đầu tư từ bên ngoài là một trong những ưu tiên hàng đầu của CLVDT.

Cơ chế vận hành các chính sách còn chưa thống nhất từ trên xuống và giữa các bên. Những cơ chế vận hành chung trong khuôn khổ hợp tác 3 nước mới bắt đầu hình thành. Từ mục tiêu xây dựng Tam giác phát triển có thể thấy, hình thức hợp tác song phương có thể coi như bước đầu tiên thử nghiệm cho

124

hợp tác rộng rãi, cho hội nhập khu vực, do vậy những vấn đề đã được thoả thuận song phương giữa các nước vẫn được thực hiện ở đây, song cần bổ những cơ chế chính sách có sự thoả thuận của ba bên với độ ưu tiên cao hơn.

Các vấn đề liên quan đến buôn lậu, di cư trái phép, dịch bệnh, môi trường.

Đối với bất kỳ một vùng, khu vực hay quốc gia nào, trong quá trình phát triển đề có nhưng điểm mạnh, điểm yếu riêng có của mình, vấn đề là phải biết kết hợp điểm mạnh với những cơ hội để thúc đẩy sự phát triển hướng tới mục tiêu. Đồng thời cần phải nghiên cứu các thách thức có thể có để có những phương hướng biện pháp cụ thể hạn chế những rào cản do thách thức và điểm yếu của vùng mang lại. Việc lựa chọn quan điểm, định hướng phát triển của CLVDT cần phải căn cứ trên những điều kiện cụ thể của vùng hiện nay.

Tiểu kết

Phát triển kinh tế xã hội vùng CLVDT từ khi hình thành đến nay có đặc điểm nổi bật là kinh tế xã hội đã có những bước phát triển đáng kể theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trình độ phát triển phát triển còn yếu kém, ở mức thấp so với mức trung bình chung của khu vực. Dù cho vùng có những điều kiện tự nhiên khá tốt nhưng trình độ phát triển kém, chưa phù hợp với mục tiêu đặt ra cho phát triển CLVDT cũng như nhu cầu tự nhiên của vùng. Điều này thể hiện ở các mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Khi phân tích bảy nhân tố tác động đến khả năng phát triển của vùng cho thấy nhưng nhân tố mang tính thể chế có chiều hướng thuận lợi hơn là những nhân tố đặc trưng của vùng. Các nhân tố tác động tích cực bao gồm: thứ nhất là điều kiện tự nhiên với tài nguyên phong phú và vị trí thuận lợi trong giao thương là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của vùng nếu biết khai thác đúng cách; Thứ hai là nhân tố hợp tác hiện đang được triển khai tích cực cả trong và ngoài vùng; Thứ ba là nhân tố chính sách với nhưng cơ chế chính sách theo hướng thuận lợi hóa cho phát triển từ trung ương các nước đến mỗi địa phương. Bốn nhân tố còn lại thì tác động hạn chế nhiều hơn đối với sự phát

125

triển của vùng là: Chất lượng lao động thấp; Trình độ khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ thấp; Cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Trên cơ sở thực trạng phát triển cũng như các nhân tố tác động đến sự phát triển của vùng CLVDT, có thể nhận thấy vùng này có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức riêng. Đây là căn cứ để bản luận và đưa ra những đề xuất kiến nghị cho sự phát triển vùng trong thời gian tới. Phần này sẽ được cụ thể hóa trong chương sau.

126

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. Đánh giá kết quả hợp tác phát triển CLVDT

So với mục tiêu đề ra ban đầu thì có thể khẳng định đã đạt và vượt mục tiêu đề ra ban đầu.

Đã bắt đầu phát huy những ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển. Đặc biệt là sau khi hoàn thành các trục đường chính nối kết các trung tâm lớn của vùng. Và với vị trí thuộc các hành lang kinh tế, các giao điểm hợp tác , CLVDT đã bắt đầu nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ bên ngoài.

CLVDT giúp khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh và cả khu vực nhằm đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó các tỉnh đã bắt đầu có sự liên kết đề bổ trợ các thế mạnh cho nhau trong phát triển.

Việc tăng cường liên kết nội bộ vùng và với bên ngoài, nhất là với quốc tế nhằm đã được triển khai, thông qua mở rộng hợp tác đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả của từng ngành, từng tỉnh, và cả khu vực.

Việc hợp tác toàn diện giữa các địa phương trong tam giác phát triển đã được triển khai ngày càng sâu rộng, đây là lợi thế cơ bản cho vùng trong phát triển và được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm phát triển CLVDT.

Lợi ích mà CLVDT mang lại là có thể được đánh giá là lớn hơn lợi ích mà mỗi nước hay mỗi tiểu vùng trong mỗi nước thu được nếu không có cơ chế CLVDT. Có thể khẳng định CLVDT là hình thức hợp tác quốc tế hiệu quả đối với CLV xét trên các góc độ chính trị, kinh tế, xã hội và cả văn hóa.

Về chính trị, CLVDT đã góp phần củng cố hòa bình và an nình trong khu vực. Thông qua hợp tác trong CLVDT, mối quan hệ hợp tác không chỉ được phát triển ở cấp độ quốc gia với nhau mà còn phát triển theo chiều sâu ở

127

các cấp địa phương. Thông qua hợp tác đã tạo nên sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế địa phương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống. Thông qua phát triển kinh tế sẽ góp phần ổn định đời sống dân cư, người dân hài lòng với cuộc sống hơn sẽ hạn chế bớt các tình trạng xung đột và chống phá nhà nước. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam khi những vấn đề chính trị ở Tây Nguyên nhưng năm gần đây nổi lên và cần được ổn định. Sự ổn định về chính trị của toàn vùng trong những năm gần đây cũng là một minh chứng cho lợi ích chính trị mà ba nước đã đạt được.

Và trong mối quan hệ CLV hiện nay không còn chỉ là các quan hệ song phương mà đã hình thành nên mối quan hệ gắn kết ba bên.Thắt chặt hơn nữa tình thần hợp tác Đông Dương đã có từ lâu trong lịch sử. Sự thắt chặt mối quan hệ ba nước và sự ủng hỗ lẫn nhau trên chính trường quốc tế của CLV đã ngày càng. gia tăng.

Nếu không có CLVDT, chắc chắn mỗi quan hệ chính trị CLV vẫn được phát triển, tuy nhiên, cộng thêm nữa hình thức hợp tác trong CLVDT đã làm sâu sắc và cụ thể hơn những hợp tác vốn có của CLV.

Về mặt kinh tế, qua phân tích đáng giá ở Chương 3 cho thấy kinh tế của vùng đã có bước tăng trưởng cao so với trước đây, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân mỗi nước.

Nếu chỉ nhìn về các chỉ tiêu cơ bản của kinh tế thì thấy, trước khi CLVDT chính thức đi vào hoạt động, tốc độ phát triển kinh tế của vùng thường ở mức thấp nhất trong khu vực, nhưng từ khi có hợp tác vùng, gần đây tốc độ phát triển của các tỉnh đã đạt mức trung bình tốc độ phát triển của mỗi quốc gia. Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến theo hướng hiện đại hơn. Đặc biệt là đã dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và áp dụng các công nghệ mới dù mới chỉ là bước đầu. Có thể thấy một số yếu tố tạo nên sự thành công ban đầu cho CLVDT là:

128

- Khi hình thành nên CLVDT thì các nước CLV quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho tiểu vùng của mỗi nước. Trong các tiểu vùng của mỗi nước khi chưa có CLVDT thì chỉ có Việt Nam có chiến lược phát triển vùng Tây Nguyên, còn Lào và Campuchia không có chiến lược phát triển vùng.

- Với những cơ chế mới nhằm thu hút đầu tư cho phát triển mới được đưa ra cho CLVDT thì dòng đầu tư từ bên ngoài vào khu vực đã gia tăng thông qua cả FDI và ODA.

- Nhiều thỏa thuận đã được ký kết như các thỏa thuận song phương giữa các quốc gia Lào và Việt Nam, Campuchia và Việt Nam về quá cảnh hàng hóa, thỏa thuận về giao dịch thương mại, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới, biên bản ghi nhớ giữa Campuchia - Việt Nam và Campuchia - Lào về phân phối số lượng xe có động cơ để thực hiện Thảo thuận và Hiệp định về hợp tác hải quan. Những cơ chế phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thương qua biên giới đã giúp gia tăng nhanh chóng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các bên.

- Cùng với việc gia tăng thương mại và đầu tư thì các nước đang khai thác lợi thế so sáng của nhau, trong đó Lào và Campuchia sản xuất và cung cấp các sản phẩm thô phục vụ công nghiệp chế biến của Việt Nam, Còn Việt Nam thì xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các nước bạn phục vụ tiêu dùng và phát triển.

Trong quá trình hợp tác kinh tế này các bên đều có lợi, Việt Nam mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm và khai thác đước nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ phục vụ sản xuất và chế biến trong nước. Các nước bạn thì tiêu thụ được sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên có thể thấy trong mỗi quan hệ này do trình độ kinh tế phát triển cao hơn nên Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn.

Cơ sở hạ tầng bước đầu được hình thành và phát triển, nhất là trong

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 131)