Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 41)

Để tiến hành nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT, luận án đưa ra khung nghiên cứu sau:

32 Hình 1.2: Khung nghiên cứu

1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Việc tiếp cận nghiên cứu CLVDTđược thực hiện trên cách tiếp cận của các khoa học tổng hợp liên ngành, tiếp cận theo quan điểm hệ thống, lịch sử, phát triển. Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề khá rộng, phức tạp với nhiều hình thái đan xen lại diễn ra ở 3 nước khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn cách tiếp cận hợp lý là hết sức cần thiết.

Ngoài ra để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra đề tài sẽ vận dụng nhiều cách tiếp cận: hướng tiếp cận từ góc độ vĩ mô (đường lối chính sách, chủ trương biện pháp của nhà nước, công đồng, nhóm xã hội…), từ khía cạnh vĩ mô: nhu cầu cá nhân, cộng đồng, các lĩnh vực kinh tế cụ thể: nghề nghiệp, thu nhập...

Cụ thể các phương pháp sau đây sẽ được sử dụng:

Quan điểm phát triển

Điều kiện tự nhiên

Vốn Lao động Khoa học công nghệ Hợp tác/ kết nối Kết cấu hạ tầng Cơ chế chính sách Phát triển kinh tế xã hội Điểm mạnh Cơ hội Điểm yếu Thách thức Khả năng/ Triển vọng phát triển Hạn chế Thúc đẩy

33

Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu.

Đây là phương pháp nghiên cứu cần thiết đối với tất cả các ngành khoa học và các cách tiếp cận trong việc thực hiện đề tài. Chú trọng thu thập tất cả các tài liệu về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu báo cáo đánh giá của các địa phương và của trung ương, các khảo sát của các đề tài đã thực hiện, các số liệu đánh giá của các tổ chức quốc tế về nội dung nghiên cứu. Tài liệu sau khi được thu thập cần thiết phải áp dụng các quy trình xử lý tài liệu và mô tả phân tích theo các tiêu chí và yêu cầu của các nội dung nghiên cứu. Tính toàn diện, hệ thống và liên ngành sẽ được coi trọng khi xử lý các tài liệu thu thập được.

Phương pháp điều tra khảo sát:

Trên cơ sở những nội dung của đề tài đã tiến hành khảo sát thực tế tại địa bàn để thu thập dữ liệu thống kê. Việc khảo sát thực địa của đề tài được thực hiện trong quá trình thực hiện Đề tài cấp nhà nước Mã số ĐTĐL.2008T/06, 2011 Một số vấn đề phát triển và quản lý phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia do PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng làm chủ nhiệm mà NCS đã tham gia.

Cuộc khảo sát đã được tiến hành tại 13 tỉnh biên giới của CLVDT, các dữ liệu mà luận án vận dụng là các báo cáo liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh.

Phương pháp chuyên gia.

Đây là phương pháp hết sức quan trọng, một mặt việc trực tiếp trao đổi với các chuyên gia sẽ giúp làm sâu sắc hơn các đánh giá nghiên cứu. Mặt khác, với việc tham gia thảo luận của các chuyên gia sẽ cho phép tìm kiếm được nhiều ý kiến đóng góp lý luận và thực tế của đề tài. Cách thức vận dụng phương pháp chuyên gia được thực hiện theo hai cách:

Thứ nhất, tham khảo ý kiến trực tiếp với chuyên gia. NCS đã làm việc với 01 chuyên gia về Campuchia là PGS.TS. Nguyễn Sỹ Tuấn. 01 chuyên gia về Lào là TS. Trương Duy Hòa. 01 chuyên gia về CLVDT là PGS.TS. Nguyễn

34

Duy Dũng. 01 chuyên gia về hợp tác phát triển tiểu vùng là TS. Nguyễn Huy Hoàng.

Thứ hai, bản thảo luận án được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các chuyên gia để điều chỉnh và bổ sung.

Phương pháp SWOT

Nghiên cứu đã vận dụng mô hình SWOT trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ trong nội tại của vùng. Cơ hội và thách thức thường liên quan đến những nhân tố bên ngoài. Đây là một phương pháp tốt để đánh giá những sự phát triển hiện tại của vùng và đề xuất định hướng phát triển vùng trong tương lai trên cơ sở đặc điểm hiện tại thông qua định hướng các biện pháp nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội và đương đầu với thách thức.

Các nguồn tài liệu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên những nguồn thông tin sau:

Tài liệu thứ cấp bao gồm:

Những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về 3 nước Đông Dương và khu vực tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia tại các viện nghiên cứu của Việt Nam, Lào và Campuchia

Các chính sách phát triển của Việt Nam, Lào, Campuchia được thu thập qua quá trình khảo sát tại các cơ quan ngoại giao

Các thông tin thống kê được thu thập tại các cơ quan thống kê và quản lý của 3 nước

Các văn bản ký kết và kế hoạch triển khai hợp tác của chính phủ 3 nước về phát triển khu vực CLVDTthu thập qua các nhà nghiên cứu và các cơ quan ngoại giao, bộ và sở kế hoạch đầu tư

Các kênh thông tin khác như các trang tin điện tử, báo chí….

35

Kết hợp với các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á để đi thực địa và thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu

36

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển 2.1.1. Lý luận chung 2.1.1. Lý luận chung

2.1.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội

Trước hết để hiểu đúng về phát triển kinh tế - xã hội chúng ta phải làm rõ khái niệm về phát triển. Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. ―Phát triển là một thuộc tính của vật chất và điều đó có nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi mà luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước kia chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có‖ [58].

Cách hiểu trên nhìn phát triển dưới góc độ triết học mang tính hàn lâm, tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày khái niệm về phát triển được nhìn nhận theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Phổ biến hiện nay thì ―phát triển được sử dụng để mô tả các mục đích như tăng mức sống, cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối, tăng quy mô xã hội và kinh tế và tiếp tục tăng trưởng‖ [109]. Khái niệm này có ưu điểm là cụ thể cái mục đích hướng đến của tiến trình, nhưng vì hướng tới mục đích nên khái niệm này không thể giải thích hết được những vấn đề liên quan đến xã hội, văn hóa hay nói chung là phát triển bền vững.

Một khái niệm khác về phát triển là ―phát triển được coi là quá trình của các nước nghèo trong cộng đồng kinh tế quốc tế có thể (bằng nội lực) hoặc không thể (bởi các quốc gia bên ngoài) cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa [109]. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính quá trình của sự phát triển hay sự biến đổi sự vật hiện tượng sang một trạng thái khác. Tuy nhiên khái niệm

37

này lại chỉ hạn chế phạm vi trong những nước nghèo, trong khi phát triển là một hiện tượng rộng khắp.

Ngoài ba cách hiểu trên thì hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển, tuy nhiên nhìn về bản chất thì có thể thấy phát triển gồm 3 cấu phần cơ bản:

Thứ nhất là điểm xuất phát, Thứ hai là điểm hướng đích,

Thứ ba là quá trình tiến từ điểm xuất phát đến điểm đích, trong quá trình này bao gồm chủ thể, điều kiện hay phương tiện và cơ chế vận hành quá trình.

Ngày nay, phát triển được quan tâm nhiều hơn ở khái niệm phát triển bền vững. Thực ra khái niệm về phát triển bền vững mới xuất hiện khi con người ta gắn bó mỗi liên hệ giữa con người với phát triển và môi trường. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Phát triển thường gắn với những lĩnh vực phát triển cụ thể, trong nghiên cứu này phát triển được gắn với lĩnh vực kinh tế - xã hội của vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Cũng như các định nghĩa liên quan đến phát triển, phát triển kinh tế - xã hội cũng được nhiều học giả, nhiều nhà quản lý hiểu theo các cách khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các định nghĩa đều có một số ẩn số chung là hướng tới mục tiêu là cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do vậy phát triển kinh tế - xã hội ở trong nghiên cứu này được hiểu là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải, vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống kể cả tinh thần và vật chất.

38

2.1.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế

Hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay đang là hoạt động phổ biến trên toàn thế giới. Đến nay không một quốc gia nào dù theo bất kỳ thể chế nào đi nữa không có hoạt động hợp tác kinh tế với bên ngoài lãnh thổ của mình. Biểu hiện phổ quát cho những hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế mà ngày nay người ta thường nhắc đến chính là toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các nước, các vùng lãnh thổ không còn có thể diễn ra trong thể kép kín, biệt lập mà phải diễn ra trong cơ chế mở, giao thoa và ảnh hướng lẫn nhau. Toàn cầu hóa đang diễn ra, do đó mở cửa, hội nhập là một tất yếu.

Toàn cầu hóa là một thuật ngữ được biết đến từ năm 1961 nhưng bắt đầu phổ biến và sử dụng rộng rãi từ năm 1980 để đặc tả hiện tượng hay quá trình hợp tác, tương tác và tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa nếu xét trên bình diện rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia mà tại đó xu hướng biên giới lãnh thổ dần dần trở nên mờ nhạt. Theo Jan Aart Scholte thì ―Toàn cầu hóa là một xu hướng làm cho mối quan hệ xã hội trợ nên ít ràng buộc về mặt địa lý, lãnh thổ‖[98]; Còn theo WTO thì ―toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và hậu quả của sự phân phối‖ [86]. Học giả Lê Hữu Nghĩa của Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa ―toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới‖[4].

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực kinh tế thì toàn cầu hóa là quá trình mà theo đó làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau và dần hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tùy thuộc kinh tế giữa các nước. Theo Walter Good ―Toàn cầu hóa chỉ khuynh hướng gia tăng các sản phẩm có các bộ phận cấu thành được chế tạo ở một loạt nước‖[116].

39

Còn theo UNCTAD thì ―Toàn cầu hóa liên hệ liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó‖[117].

Cùng với toàn cầu hóa là xu hướng khu vực hóa gia tăng nhanh chóng. Khu vực hóa ngày càng trở nên phổ biến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với việc các nước tập hợp thành nhưng nhóm khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng tương tự như toàn cầu hóa, khái niệm khu vực hóa cũng được nhìn nhận ở mức độ rộng bao trùm tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội và ở góc độ hẹp chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Theo quan niệm rộng, khu vực hóa thường để chỉ một hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thành những nhóm hoặc tổ chức khu vực hoạt động trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung các nhà lý luận và nghiên cứu có xu hướng gắn khái niệm toàn cầu hóa với khái niệm liên kết khu vực và các định chế và tổ chức khu vực. Như đã đề cập, khái niệm khu vực hóa nhìn từ góc độ hẹp đề cập đến hiện tượng trong quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm các hoạt động hợp tác kinh tế giữa một số nước tập hợp thành những nhóm khu vực có mức độ liên kết kinh tế khác nhau.

Như vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa đều chỉ những hiện tượng hợp tác/ liên kết giữa các quốc gia nhưng ở cấp độ toàn cầu hay trong một phạm vi địa lý nào đó.

Đến nay, khái niệm toàn cầu hóa và khu vực hóa vẫn chủ yếu nghiêng nhiều về khía cạnh kinh tế ám chỉ quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm gia tăng tương tác và tùy thuộc lẫn nhau trước hết là về kinh tế giữa các quốc gia thông qua sự gia tăng của các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động qua biên giới quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch quốc tế.

40

Bên cạnh khái niệm toàn cầu hóa và khu vực hóa là khái niệm về hội nhập. Khái niệm này cũng có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội nhập cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn nhưng vẫn chưa có khái niệm nào được xem là trọn vẹn và đầy đủ nhất.

Ở Việt Nam thuật ngữ Hội nhập còn là khái niệm khá mới được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 1990 trở lại đây trong bối cảnh chúng ta xúc tiến mạnh mẽ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tích cực triển khai các nỗ lực để gia nhập vào các định chế, tổ chức kinh tế thế giới và khu vực. Theo đó, thuật ngữ Hội nhập được dùng ở Việt Nam với hàm ý là một quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Như vậy, hội nhập thực chất là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Biểu hiện của hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Cụ thể có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: giá trị xuất khẩu quốc gia, mức độ tự do hóa thương mại, đầu tư, tỷ lệ đóng góp của các công ty quốc tế vào thu nhập quốc dân và tỷ lệ giải quyết việc làm trong nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tổng hợp của các nỗ lực chính

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam – lào campuchia (Trang 41)