Lào – Campuchia.
2.2.1. Xu hƣớng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông Nam Á
Từ cuối nhưng năm 90 của thế kỷ 20, với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở đường cho hoạt động liên kết và hợp tác quốc tế, trong đó đặc biệt là các hoạt động liên kết khu vực. Đồng thời với những lợi ích to lớn từ hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa thương
49
mại, đầu tư và di chuyển lao động tạo nên một hình thái kinh tế toàn cầu hóa mới. Các nền kinh tế giờ đây khó lòng phát triển nếu chỉ đóng cửa mà buộc phải mở cửa ra ngoài thế giới. Nhưng rõ ràng, toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó, và để có thể vừa tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, vừa hạn chế những rủi ro, đặc biệt là về chính trị, đồng thời có thế khai thác được những lợi thế so sánh quốc gia và khu vực thì các nước trong khu vực đã đẩy mạnh việc hình thành các liên kết khu vực hơn nữa. Các nước Đông Nam Á đã tăng cường hợp tác khu vực và mở rộng liên kết nội khối thông qua ASEAN và những hợp tác tiểu vùng khác.
Cùng với những ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hóa sau chiến tranh lạnh thì chính sự phát triển thần kỳ của Châu Á trong những thập niên cuối thế kỷ 20 cũng là động lực chính cho sự hình thành nên các mô hình liên kết và hội nhập khu vực. Sự tăng trưởng thần kỳ của Châu Á theo ―mô hình đàn nhạn bay‖ bắt đầu từ Nhật Bản trong những năm 60 đã lan sang Đài Loan, Hàn Quốc và những nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) trong những năm 70, sự lan tỏa tiếp theo là các nước ASEAN và Trung Quốc vào những năm 80 và dần dần lan tỏa ra khắp các nước Châu Á như là Ấn Độ hay Pakistan.
Sự thành công của Đông Á trong thời kỳ này nếu xét đến các yếu tố nội sinh thì nổi bật lên với hai nhân tố. Thứ nhất đó chính là sự lựa chọn chính sách kinh tế phù hợp với hoàn cảnh mới trong bối cảnh ổn định chính trị trong nội bộ mỗi quốc gia. Các quốc gia Châu Á trong thời kỳ này dù ở chế độ nào cũng đều lựa chọn con đường phát triển kinh tế của mình theo định hướng thị trường. Ngay cả đối với những quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc đều định rõ nền kinh tế của mình là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hay như Việt Nam sau ―Đổi mới‖ cũng đã có những bước chuyển mình về phương thức sản xuất theo hướng thị trường hơn.
Thứ hai, nền kinh tế các nước Châu Á giai đoạn đầu của tăng trưởng đều lựa chọn mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Và với đặc tính của nền kinh tế thị trường mở như vậy thì chính sự đa dạng và khác biệt mang tính bổ
50
trợ lẫn nhau giữa các quốc gia Châu Á đã tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này.
Khai thác lợi thế phát triển khu vực trong điều kiện hội nhập là một trong những ưu tiên hàng đầu của hội nhập khu vực. Để làm được điều này, nhiều ý tưởng về hợp tác khu vực đã được đưa ra mà một trong những sáng kiến đó chính là tam giác tăng trưởng
Xét về mặt bản chất bên trong thì tam giác tăng trưởng là một loại hình hợp tác khu vực nhưng được vận dụng một cách linh hoạt hơn trên quy mô vùng địa lý nhỏ hơn. Mục đích chính của quá trình hợp tác trong tam giác
tăng trưởng là sự tăng trưởng về kinh tế với nguyên lý chủ yếu là khai thác lợi thế so sánh cũng như giá trị bổ sung giữa các vùng tham gia.
Thuật ngữ về Tam giác tăng trưởng được biết đến lần đầu tiên khi thủ tướng Xingapo lúc đó dùng để chỉ một khu vực tăng trưởng gồm Xingapo, bang Johor của Malaixia và tỉnh Riau của Indonexia (Gọi tắt là SIJORI) vào năm 1989. Thuật ngữ về tam giác tăng trưởng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tam giác phát triển (development triangle), Tiểu vùng kinh tế (economic zones), Lãnh thổ kinh tế tự nhiên (Natural economic territories), Khu vực chính quốc kéo dài (extended metropolitant region), Vùng kinh tế xuyên quốc gia (transnational economic zones),…[33].
Mặc dù có một số định nghĩa khác nhau về tam giác phát triển nhưng cách hiểu chung thì giường như không khác nhau là mấy. Chẳng hạn như Susan Mayhew đã định nghĩa ―tam giác tăng trưởng là những dự án hợp tác giữa 3 nước hay nhiều hơn. Mỗi nước có những nhân tố khác nhau về đất đai, lao động, vốn và quản lý mà có thể bổ sung cho nhau về mặt kinh tế, từ đó tạo ra lợi thế chung trong thương mại đối ngoại về đầu tư‖[114], hay theo Hroshi Kakazu thì ―tam giác tăng trưởng là một khu vực kinh tế xuyên quốc gia trên một phạm vi đã được định sẵn bao gồm các vùng địa lý gần nhau của 3 hay nhiều hơn quốc gia có sự khác nhau về nguồn tài nguyên được khai thác để thúc đẩy thương mại và đầu tư‖ [101]. Cựu tổng thống Philipine Fidel Rammos
51
trong bài viết của mình cũng đề cập ―tam giác tăng trưởng là nhũng vùng khai thác những sự bổ sung giữa các khu vực gần nhau về địa lý của các quốc gia khác nhau nhằm đạt được lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu‖[99].
Tam giác tăng trưởng xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam Á, đây cũng là khu vực có nhiều tam giác tăng trưởng nhất hiện nay. Như đã đề cập ở trên, tam giác tăng trưởng đầu tiên xuất hiện là SIROJI thành lập năm 1992. Tiếp đến là tam giác tăng trưởng Nam Thái Lan - Bắc Malaixia - Aceh và Bắc Sumatra của Indonexia (IMT) hình thành năm 1993, một tam giác khác của khu vực Đông Nam Á hình thành vào năm 1994 là tam giác tăng trưởng Brunei - Indonexia - Malaixia - Philipine (BIPM-EAGA), nhưng sau đó Philipine rút lui nên tam giác này hiện nay được biết đến là BIM-EAGA và mới đây nhất là tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hình thành năm 2004 bắt nguồn từ sáng kiến của thủ tướng Hunsen của Campuchia năm 1999. Ngoài khu vực Đông Nam Á thì tam giác tăng trưởng cũng được hình thành ở một số khu vực khác như tam giác tăng trưởng Nam Trung Hoa gồm Hồng Kông, Quảng Đông, Phúc Kiến và Đài Loan; Tam giác tăng trưởng Ấn Độ Dương. Tam giác tăng trưởng ở Châu Phi gồm Zambia, Malawi và Mozamdique hình thành vào năm 2000 gồm phần bắc Zambia, bắc và trung Malawi, trung đông Mozambic.
Hiện nay tại khu vực ASEAN có 4 cơ chế hợp tác dưới mô hình tam giác tăng trưởng đang vận hành. Đó là SIROJI GT, IMT GT, BIPM-EAGA GT và CLV DT. Việc hình thành các tam giác tăng trưởng tại ASEAN đang trở thành một xu hướng và mô hình hợp tác quốc tế mới hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng gia tăng. Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các tam giác phát triển ở Đông Nam Á (xem chi tiết phụ lục 4) có thể thấy hiện nay các tam giác đều hoạt động khá hiệu quả. Những nhân tố cơ bản tạo nên sự thành công của các tam giác tăng trưởng là:
52
Thứ nhất, các vùng và khu vực tham gia hình thành nên tam giác phải là các vùng địa lý liền kề với nhau và ở biên giới của các quốc gia và phải dễ tiếp cận đối với các nước khác nếu không mở cửa hoàn toàn.
Thứ hai, có ít nhất một trung tâm như Singapore có khả năng làm nhân tố đầu đàn tạo ra những hiệu quả thương mại và đầu tư lan truyền sang khu vực lân cận.
Thứ ba, như chúng ta có thể thấy trong trường hợp của SIJORI GT, mối quan hệ tương hỗ trong các nguồn tài nguyên, lao động, công nghệ và địa lý giữa các bên tham gia tam giác phải tồn tại. Trong các GT, BIM-EAGA là vùng ít có khả năng nhất để hình thành GT nếu xét về mối quan hệ tương hỗ giữa các phần tham gia trong vùng. Mặc dù có một số nhà kinh tế cho rằng Brunei và Labuan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hàng không và dịch vụ tàu thủy cũng như tài chính trong khu Mindanao và Sulawesi và Sabah là những nơi cung cấp các nguồn du lịch, lao động và các sản phẩm nông nghiệp, mỗi khu vực đề có ít hoặc nhiều một số cơ cấu công nghiệp cạnh tranh, tương đồng.
Thứ tư, khu vực tư nhân trở thành động lực chính cho sự phát triển và thành công của GT, để tiếp sức cho khu vực tư nhân thì cần phải sự do hóa hơn đối với thương mại, lao động và dòng vốn.
Thứ năm, các GT thành công yêu cầu cơ sở hạ tầng phát triển một cách hợp lý, đặc biệt là đối với hệ thống giao thông. Câu hỏi còn lại là ai và như thế nào để những yếu cầu về cơ sở hạ tầng lớn như vậy được cung cấp tài chính đủ.
Thứ sáu, cùng với sự gần gũi về mặt địa lý và sự bổ sung giữa các bên tham gia GT, mối quan hệ văn hóa và xã hội mạnh mẽ là nhân tố cơ bản hình thành nên một GT thành công. Về mặt này BIMP-EAGA có thuận lợi hơn so với các GT ASEAN khác vì EAGA có các mối quan hệ chung lâu dài trong lịch sử di dân nội khối và tập quán hải đảo.
Cuối cùng, một trong những thách thức lớn nhất đối với thành công của các GT là sự cam kết chính trị mạnh mẽ của các vùng và các nước tham gia
53
GT. Nó đặc biệt đúng với BIMP-EAGA GTs nơi mà các hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội phức hợp và đa dạng. Các cam kết chính trị mạnh mẽ cũng cực kỳ cần thiết để đảm bảo khuôn khổ thể chế chức năng của hợp tác giữa các chính quyền trung ương và địa phương, khu vực tư nhân, và người dân của các GT.
Sự hình thành nên các tam giác tăng trưởng tại Đông Nam Á và các khu vực khác là một phương thức hợp tác mới trong hợp tác kinh tế quốc tế. Với mục tiêu khai thác tối đa lợi thế và bổ sung các điểm bất lợi cho nhau, các tam giác tăng trưởng đều hình thành trên cơ sở lợi ích kinh tế của mỗi nước và tiểu vùng. Đây là xu hướng mới nhưng khá hiệu quả nên đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay.
2.2.2. Các yếu tố cơ bản để hình thành nên vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia triển Việt Nam – Lào - Campuchia
Để hình thành nên một vùng phát triển, trước hết khu vực đó phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của một vùng. Xét trên các yếu tố vùng thì khu vực 13 tỉnh của tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đã hội đủ những nhân tố cơ bản cần thiết của một vùng. Thực tiễn của quá trình hợp tác 3 nước Đông Dương đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử với đặc điểm nổi bật là một vùng tiếp giáp địa lý núi liền núi, sông liền sông. Hợp tác giữa 3 nước được chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó nổi bật lên là yếu tố địa lý, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố an ninh, yếu tố lịch sử và xuyên suốt trong quá trình hợp tác đó là yếu tố kinh tế.
Xét về mặt địa lý, 13 tỉnh thuộc CLVDT là khu vực liên kề, các tỉnh trong vùng đều là tỉnh vùng biên giới của mỗi nước. Sự gần gũi về mặt địa lý được coi là tiền đề quan trọng của hợp tác khu vực bởi vì nó tạo nên mối quan hệ địa lý-nhân văn giữa các quốc gia, dân tộc trong vùng. Trên cơ sở đó, ý thức về địa bàn chung và môi trường chung, ý niệm và tình cảm khu vực được hình thành. Sự gần kề nhau cũng tạo sự tương tác chặt chẽ về địa - chính trị khi quốc gia này chính là môi trường an ninh trực tiếp của quốc gia kia. Cùng với sự phụ
54
thuộc lẫn nhau về an ninh ngày càng tăng, không gian lợi ích sống còn của quốc gia ngày càng gắn chặt với khu vực và ngược lại. Sự gần gũi địa lý cũng đặt cơ sở địa - kinh tế cho sự hình thành quan hệ kinh tế trong khu vực.
Xét về yếu tố lịch sử, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã có lịch sử quan hệ lâu dài giúp, quan hệ này ngày càng được củng cố và chặt chẽ, tạo dựng và củng cố các liên hệ nhiều mặt. Quá trình quan hệ lâu dài trong lịch sử giúp ba nước CLV tăng sự hiểu biết lẫn nhau và sự tương tác với nhau, từ đó làm tăng khả năng cố kết khu vực. Các quá trình tương tác chính trị, trao đổi kinh tế, giao lưu văn hoá, các cuộc di cư… trong lịch sử giúp hình thành nên những giá trị chung của khu vực Đông Dương. Lịch sử chính là một yếu tố quan trọng làm nên những đặc thù riêng, những vấn đề riêng, những quan niệm riêng và cách hành xử riêng trong quan hệ quốc tế khu vực. Trong thời hiện đại, dù mức độ mạnh yếu khác nhau, lịch sử vẫn tiếp tục tác động lên ý thức khu vực, tình cảm khu vực, quan niệm về hợp tác khu vực và quá trình hình thành cộng đồng khu vực. Rõ ràng, quá trình quan hệ lâu dài giữa ba nước là cơ sở cần cho việc phát triển hợp tác CLVDT.
Yếu tố văn hóa - xã hội, giữa ba nước, đặc biệt là tại 13 tỉnh của CLVDT có những nét tương đồng về văn hóa - xã hội, tạo nên đặc điểm phân biệt khu vực này với khu vực khác. Những tương đồng về mặt văn hoá - xã hội ở đây còn thể hiện ở những nét giao thoa văn hóa, đặc biệt là đối với những cộng đồng dân tộc dọc biên giới. Điều này dễ đem lại ý thức khu vực và tình cảm cộng đồng chung. Trong nhiều trường hợp, tương đồng văn hoá - xã hội được coi là một cơ sở để xác định khu vực. Thậm chí, do có sự vận động nên các tương đồng này có thể củng cố hoặc thậm chí làm thay đổi khuôn khổ địa lý của khu vực. Quan trọng hơn, các tương đồng đó còn là những sợi dây liên kết tình cảm, ý thức và hành vi giữa các quốc gia. Sự liên kết khu vực thường được hình thành trên những tương đồng như vậy. Thực tế cũng cho thấy điều này khi sự hội nhập khu vực đang diễn ra khá nhiều theo vùng văn hoá và không gian xã hội.
55
Tiền đề văn hoá - xã hội tạo nên những nét chung về bản sắc, giá trị và tình cảm cộng đồng với nhau. Bản sắc tạo nên ý thức về khu vực và những cái ―của chúng ta‖. Sự chia sẻ giá trị chung góp phần tạo nên sự đồng điệu trong ứng xử với nhau và với bên ngoài. Còn tình cảm là những sợi dây gắn kết để hình thành nên cộng đồng. Tất cả những điều này đều có xu hướng thúc đẩy các quốc gia trong vùng hướng về nhau nhiều hơn.
Yếu tố an ninh, an ninh - chính trị luôn là vấn đề cơ bản của mọi quốc
gia nên thường tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi và chính sách đối ngoại của đất nước. Trong bối cảnh môi trường khu vực ngày càng gắn bó với nền an ninh - chính trị quốc gia, bảo đảm an ninh - chính trị trở thành động lực cho xu hướng tăng cường hợp tác khu vực. Trên thực tế, an ninh - chính trị luôn là mục tiêu công khai hoặc không công khai của xu hướng này. Bởi vai trò như vậy, an ninh - chính trị chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển hợp tác khu vực.
Trong mối quan hệ CLV, bên cạnh những vấn đề kinh tế xã hội thường được biểu hiện rất rõ thì vấn đề an ninh - chính trị luôn ẩn hiện phía sau. Lịch