Tình hình nhân lực chung của Công ty CP Viglacera Hạ Long

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần viglacera hạ long (Trang 53 - 57)

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động phân theo trình độ của ngƣời lao động Một số chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Số lao động cuối kỳ (31/12) 3725 100 3744 100 4064 100 Đại học trở lên 320 8,60 340 9,08 360 8,90 Cao đẳng, trung cấp 212 5,69 240 6,40 296 7,30 Sơ cấp, CNKT 618 16,59 730 19,50 674 16,58 Công nhân bậc 1 đến bậc 7 2575 69,12 2434 65,02 2734 67,72 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Công đoạn sơ chế nguyên liệu Công đoạn tạo hình sản phẩm Công đoạn sấy, nung sản phẩm

Công đoạn phân loại đóng gói sản phẩm

Thành phẩm nhập kho

Nước Nhiệt độ Nguyên liệu đầu vào (đất)

43

Dựa theo bảng 3.1 trên ta thấy số lao động có tăng lên qua các năm, số lao động trình độ cao cũng tăng lên một cách ổn định, chứng tỏ hoạt động tuyển dụng nhân lực đã được chú trọng hơn, Công ty đã quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nhân lực.

Tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trong đội ngũ cán bộ điều hành của Công ty như sau:

 Năm 2012 là 35%

 Năm 2013 là 38%

 Năm 2014 là 40%

Nhìn chung số cán bộ có trình độ cao có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm (năm 2013 tăng 3% và năm 2014 chỉ tăng 2%). Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao trong đội ngũ cán bộ điều hành của Công ty như vậy là không thấp nhưng để đạt hiệu quả cao trong quản lý thì cần tăng cường bổ sung thêm.

Đối với các bộ phận khác nhìn chung trình độ lao động của người lao động đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên ở ban kế hoạch kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực chưa được đảm bảo. Số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên mới chiếm 20%, còn lại là sơ cấp, trung cấp, và công nhân kỹ thuật. Phần lớn cán bộ chỉ có sự hiểu biết trên các lĩnh vực hẹp trong khi đặc thù của ban cần có sự hiểu biết tổng hợp.

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động phân theo bậc thợ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thợ bậc 1, 2, 3 70,72% 69,98% 67,85%

Thợ bậc 4, 5 26,50% 26,12% 27,81%

Thợ bậc 6, 7 2,78% 3,90% 4,34%

44

Qua bảng 3.2 trên tác giả rút ra nhận xét rằng phần lớn công nhân sản xuất là ở bậc 1, bậc 2 và bậc 3, công nhân bậc cao là rất ít. Tuy nhiên tỉ lệ lao động từ bậc 4 trở lên đang có xu hướng gia tăng. Đây là một kết quả tương đối khả quan, chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực đã và đang được cải thiện.

Do đặc điểm công việc tương đối nặng nhọc nên ở bộ phận sản xuất công nhân phần lớn là nam, chiếm 77,5%. Đối với bộ phận kinh doanh và khối văn phòng, nữ giới chiếm một tỉ lệ khá lớn là 41,2%. Tuy nhiên, tại một số phòng ban, phân xưởng cơ cấu giới tính chưa thật sự hợp lý. Tại phòng kế hoạch và kỹ thuật, lao động nữ chiếm tới 40%, do đặc điểm sức khoẻ và đa số lại có con nhỏ nên gặp khó khăn trong hoạt động bố trí lao động.

Tại các phân xưởng bốc vác, phân loại, tỷ lệ nữ chiếm trên 30%. Do công việc có tính chất nặng nhọc, việc sử dụng lao động nữ như thế không đảm bảo yêu cầu công việc, năng suất lao động thấp, chi phí lao động so với năng suất lao động là cao, không hiệu quả, hơn nữa lại ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ người lao động nữ.

Về độ tuổi đa phần nhân viên trong Công ty có độ tuổi từ 18 đến 35, đây là lực lượng lao động trẻ, hăng hái, có sức khoẻ tốt, ham học hỏi, nhiệt tình trong công việc, chiếm đến 72%, tập trung chủ yếu vào công nhân sản xuất và các cán bộ mới ra trường mới được tuyển dụng. Nhóm độ tuổi từ 45 đến 55 thường là các công nhân lành nghề bậc cao, những người giàu kinh nghiệm, làm việc lâu năm trong Công ty và đội ngũ cán bộ cốt cán của Công ty.

Trong vòng vài năm trở lại đây tình hình nguồn nhân lực không có biến động gì lớn. Số lượng lao động nghỉ việc, bị cho thôi việc không nhiều, chủ yếu là nghỉ hưu và xin chuyển hoạt động. Công ty cũng đã kịp thời tuyển lao động bổ sung nên không bị thiếu hụt công nhân, không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nhìn chung về số lượng lao động của Công ty là tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Công ty đã cố gắng đảm bảo số lượng công nhân để phục vụ cho sản xuất. Nhờ thực hiện tốt hoạt động hoạch định nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng thừa lao động phải cho nghỉ chờ việc hoặc giảm biên chế. Khi có những đơn hàng lớn

45

hay nhu cầu sản xuất tăng cao trong mùa xây dựng, Công ty cũng đã thực hiện điều động công nhân sản xuất làm thêm giờ, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, do đó việc đảm bảo khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã được Công ty thực hiện tương đối tốt.

Về mặt chất lượng, lao động có trình độ cao chưa nhiều. Mặc dù số lượng trình độ cao có tăng qua các năm nhưng mức tăng không đáng kể. Việc chất lượng nguồn nhân lực chưa cao cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cụ thể là chất lượng sản phẩm không đồng đều, còn tạo ra nhiều phế phẩm, đồng thời cũng gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu công nghệ mới, vận hành máy móc hiện đại.

Về tác phong làm việc của công nhân, nhìn chung người lao động đều tuân thủ kỷ luật. Hầu hết người lao động đều nắm được nội dung công việc, quy trình làm việc, yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tuân thủ tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn có những mặt tồn tại như một số công nhân ý thức kỷ luật chưa tốt, thường xuyên nghỉ việc không lý do, giả ốm để nghỉ, có thái độ chống đối, bất hợp tác với cấp trên, thường xuyên vi phạm quy trình làm việc. Theo thống kê, nhóm trường hợp cá biệt này chiếm 1,2% (theo báo cáo năm 2012) và còn 0,9% (năm 2014). Ngoài ra hoạt động ATVSLĐ vẫn có những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc như trang phục bảo hộ lao động không đảm bảo, vệ sinh công nghiệp còn qua loa, không tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc.v.v. Tuy nhiên các trường hợp vi phạm ATVSLĐ đều được phát hiện, nhắc nhở và xử lý kịp thời, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc . Đại đa số công nhân đều làm việc nghiêm túc, chịu khó nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ (<5%) công nhân có thái độ lười biếng, làm việc chống đối, ăn cắp thời gian, thường tập trung ở các phân xưởng cơ điện, phân loại.

Về tinh thần sáng tạo, tìm tòi và cải tiến thì người lao động chưa thực hiện tốt. Hơn 50% người lao động khi được làm chỉ cần biết tuân thủ kỷ luật, tuân thủ quy trình lao động, làm việc một cách rất rập khuôn, máy móc. Đó là do người lao động chưa có thói quen suy nghĩ để cải tiến, một phần cũng do không thiết tha với công việc hoặc thiếu kiến thức. Tuy nhiên do lực lượng lao động của Công ty khá trẻ nên

46

một bộ phận công nhân rất ham học hỏi, thường xuyên tìm tòi nghiên cứu, đề ra các phương án cải tiến. Đây là điều đáng mừng, cần được khuyến khích phát triển rộng ra toàn Công ty.

Về thái độ của các cấp lãnh đạo đối với người lao động, theo điều tra thì hầu hết người lao động không cảm thấy bất mãn với các lãnh đạo cấp cao do ban giám đốc thường có các chính sách quan tâm đến đời sống công nhân, thường đến thăm các nhà máy, phân xưởng để thăm hỏi động viên công nhân, đối với một số lãnh đạo cấp trung và cấp cơ sở đôi khi người lao động không cảm thấy thoải mái do cách quản lý cứng nhắc, cậy quyền hoặc thiên vị (số trường hợp này không nhiều, hầu hết vẫn giữ được không khí vui vẻ đoàn kết trong Công ty).

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần viglacera hạ long (Trang 53 - 57)