Hạn chế tuyển dụng Về hưu sớm.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công ty tnhh sơn quảng hạ việt nam (Trang 82 - 85)

- Về hưu sớm. - Tuyển từ thị trường Bố trí sắp xếp lại Đào tạo và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

Sơđồ 3.3 Kế hoạch nguồn nhân lực

3.4.2.2. Chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là đặc tính, định lượng của tính chất cấu thành hiện vật sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Chúng được phân thành hai loại: nhóm các chỉ tiêu không so sánh được và nhóm các chỉ tiêu so sánh được.

* Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được

Chỉ tiêu công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính, xác

định những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản phẩm.

Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng.

Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp, quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất (tối thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm:

Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con người với sản phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng.

Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của sản phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu.

Chỉ tiêu độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành, sử dụng

được nữa.

Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phương tiện giao thông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Chỉ tiêu an toàn: Chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản xuất hay tiêu dùng sản phẩm.

Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm.

Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá. Đặc trưng cho khả năng lắp đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng.

Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế

tạo đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản phẩm.

* Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được

Tỷ lệ sai hỏng: Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển ở Công ty TNHH Sơn Quảng Hạ Việt Nam

4.1.1 Kết qu hot động kinh doanh ca Công ty TNHH Sơn Qung HVit Nam Vit Nam

* Kết qu hot động kinh doanh ca Công ty

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có thể khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ, đồng thời nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, dịch vụ và phần chi phí phát sinh công ty đã thực hiện.

Giai đoạn 2010- 2013 ta nhận thấy công ty đang có xu hướng phát triển tích cực. Các chỉ tiêu chính phản ánh kết qủa hoạt động kinh doanh gồm có: doanh thu, chi phí, giá vốn hàng bán và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công ty tnhh sơn quảng hạ việt nam (Trang 82 - 85)