Nhóm các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công ty tnhh sơn quảng hạ việt nam (Trang 33 - 39)

-Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật về kinh doanh đều

tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra sâu hơn để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt

động kinh doanh vù cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 động kinh doanh của mình lại vừa lại điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽđiều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật kinh doanh trên thị trường trên thị trường quốc tế

doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt

động kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.

Các chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp như chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, các chính sách phát triển kinh tế... . có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Chính sách phát triển của Việt Nam hiện nay bên cạnh tập trung phát triển các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế lớn ...còn chú trọng phát triển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhằm phát huy những lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động ở các địa phương. Cụ thể:

Các chính sách thuế như gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 3 đến 6 tháng cho các DN vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các ngành nông

lâm thủy sản, dệt may, da giày, xây dựng; hoàn thuế bảo vệ môi trường cho mà các đối tượng đã nộp trong năm 2012. Đặc biệt đã cho phép giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2013 và năm 2014 đối với những đối tượng mà tiền thuê đất phải nộp theo Nghị định số 121/2010/NĐ-CP tăng quá 2 lần so với mức nộp năm 2010… Tất cả những biện pháp trên đã giúp giảm gánh nặng thuế, hỗ trợ cácdoanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ

giá thành sản phẩm.

Bên cạnh những biện pháp có tính chất hỗ trợ tức thời cho giai đoạn khó khăn, các biện pháp mang tính dài hạn nhằm tạo lập môi trường kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp cũng được thực hiện. Thuế TNDN trung bình giảm từ 25% xuống còn 23%, riêng các DNVVN được áp dụng mức thuế 20% áp dụng ngay từ 1/7/2013. Các quy định mới cũng cụ thể hơn các ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế đối với đầu tư mở rộng cho một số ngành nghề nhất định. Những ưu đãi về thuế này được hy vọng sẽ

tạo ra động lực cho hoạt động kinh doanh, tăng cường tái đầu tư mở rộng sản xuất của các DN, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn.

-Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới hiệu quả

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô như

chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành từng lĩnh vực cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo đểđiều tiết đúng đắn các hoạt đoọng

đầu tư, không để ngành hay lĩnh vực kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, việc thực hiện tốt sự hạn chế của độc quyền kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng việc tạo ra các chính sách vĩ

mô hợp lý như chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế, loại hình doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác.

- Môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng khá sâu sắc tới phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thói quen tiêu dùng, ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt cũng là yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ trước khi thực hiện sản xuất kinh doanh tại khu vực nào đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

- Môi trường chính trị

Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục theo đúng quy trình và kế hoạch đã đề ra. Việt Nam được coi là đất nước có môi trường chính trị ổn định tỏng khu vực Đông Nam Á và thế giới. Vì vậy Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự đầu tư, liên doanh, liên kết từ các đối tác nước ngoài mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

- Môi trường thông tin

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hoá là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về người mua, về đối thủ cạnh tranh... Ngoài ra doanh nghiệp rất cần đến thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác, các thông tin về các thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nước kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy nắm được thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng thông tin đó một cách kịp thời là một

điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định kinh doanh cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh. Những thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc

để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không được cung cấp thông tin mọt cách thường xuyên và liên tục không có thông tin cần thiết trong tay và xử lý một cách kịp thời doanh nghiệp không có cơ sở để ban hành các quyết định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó dẫn đến thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

- Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ

thống thông tin liên lạc, điện, nước... quá trình tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở những những khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh... và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại ở nhiều vùng nông thôn, biên giới hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển mua bán hàng hoá... các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù có giá trị rất cao nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn dến hiệu quả kinh doanh thấp.

- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển các doanh nghiệp. Với các quốc gia đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) thì sẽ có nhiều cơ hội để vươn ra thị trường thế giới, đồng thời cũng kéo theo nhiều thách thức cạnh tranh mà doanh nghiệp phải né tránh.

+ Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

•Tạo ra áp lực cạnh tranh, thúc đẩy các DN có những thay đổi mang tính chiến lược nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường nội địa.

•Bước đầu mở ra cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các nước thành viên WTO. Nếu các DN có chiến lược phù hợp thì khả năng gia tăng kim ngạch XK, nâng cao tỷ lệ doanh thu từ XK/tổng doanh thu là rất lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

•Tạo ra áp lực để các cơ quan cung cấp dịch vụ công, các cơ quan hành chính minh bạch hóa thủ tục, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, giảm các chi phí giao dịch.

•Cơ hội hợp tác với các tập đoàn sản xuất lớn trong khu vực và thế giới.

+ Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế thế giới

Các sản phẩm nước ngoài bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam xuất phát từ thực thi các cam kết theo WTO. Tuy nhiên, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh nội địa vẫn chưa rõ. Những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp là chưa cụ thể.

Mặt khác, những nguy cơ chính của hội nhập kinh tế vẫn còn, khả

năng ảnh hưởng trong dài hạn là chưa thểđo lường được. Vì vậy, các DN gặp khó khăn trong việc hoạch định chiến lược dài hạn.

Trước và sau khi gia nhập WTO, trong nhận thức, trong hành động của các DN và các cơ quan quản lý bước đầu có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế số lượng các DN thực sự quan tâm đến WTO còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào các DN có hoạt động xuất nhập khẩu, các DN có vốn

đầu tư nước ngoài. Những DN này đã có sự tìm hiểu về WTO để có những chiến lược, giải pháp thích hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập hiệu quả. Còn phần lớn các DN kinh doanh nội địa, các hộ kinh doanh còn chưa thực sự quan tâm đến WTO, chưa nhận thức được những tác động của WTO đối với họ. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho họ khi mà những rào cản về

thị trường ngày càng được dỡ bỏ theo những cam kết của Việt Nam. Họ có thể không khai thác các cơ hội và đối phó với những thách thức một cách kịp thời, hiệu quả.

- Sựổn định của nền tài chính và phát triển kinh tếđất nước

Sự ổn định của nền tài chính và sự phát triển vững bền của kinh tế đất nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kin doanh của doanh nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 trong nước. Các chỉ số kinh tế tài chính không những đánh giá khả năng tăng trưởng, bền vững của đất nước chung mà còn thể hiện được sự phát triển của các doanh nghiệp với những đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.

Qua 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2015), Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ

tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp, do đó, Chính phủ đang nỗ lực quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế với nhiều giải pháp đồng bộ trong giai đoạn 2014 - 2015.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công ty tnhh sơn quảng hạ việt nam (Trang 33 - 39)