Kinh nghiệm phát triển cácdoanh nghiệp một sốn ước trên thế giớ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công ty tnhh sơn quảng hạ việt nam (Trang 39 - 49)

a, Kinh nghiệm phát triển của Tập đoàn Toyota

Toyota có tên đầy đủ là Toyota Motor Corporation là một công ty nổi tiếng thế giới về sản xuất ô tô của Nhật Bản. Có trụ sở chính đặt ở Nhật Bản.

Toyota chú trọng trong việc áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, tiến tới việc sản xuất xe tiết kiệm nhiên liệu.

Đặt ra chỉ tiêu tiêu thụ cụ thể trong từng thời kỳ (Đặt ra mục tiêu phải tiêu thụ 10,4 triệu xe các loại trên toàn cầu vào năm 2009. CoN số này vượt xa mức bán hàng kỷ lục của GM, xác lập vào năm 1978.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi thời điểm nhất

định đề ra những chiến lược cụ thể.

Kết hợp linh hoạt việc hiểu biết công việc sâu sắc của các nhà lãnh đạo và khả năng phát triển cố vấn, lãnh đạo mọi người, tôn trọng những kiến thức kỹ thuật.

Ngoài ra các nhà lãnh đạo Toyota còn tuân theo và áp dụng theo nguyên lý “phát triển cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty.”Tôn trọng nhân viên có nghĩa là tôn trọng khả năng tư duy của họ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

tôn trọng năng lực của họ. Điều này là một động lực để thúc đẩy nhân viên nỗ

lực, nhiệt tình đóng góp tích cực cho sự phát triển của tập đoàn.

Đưa khách hàng lên hàng đầu, coi khách hàng là trên hết đây chính là phương châm của Toyota. “Ưu tiên trong nhận lợi nhuận từ bán xe hơi phải theo thứ tự khách hàng , sau đó là nhà bán sỉ, và cuối cùng là nhà sản xuất”. Thái độ này là phương pháp tốt nhất chiến thắng niềm tin của khách hàng, nhà bán sỉ, và cuối cùng đem lại sự tăng trưởng cho nhà sản xuất.

Linh hồn, hệ thống sản xuất của Toyota là nguyên tắc kaizen(sựđổi mới liên tục). Điểm cốt lõi của nó là nằm ở chỗ mọi kỹ sư, nhà quản trị , công nhân tròn dây chuyền sản xuất cộng tác với nhau không ngừng nghỉ để tự động hóa dây chuyền sản xuất và xác định thay đổi thiết yếu giúp công việc diễn tiến suôn sẻ.Toyota cố gắng duy trì hàng tồn kho càng ít càng tốt để không những giảm chi phí mà còn có thể truy cứu trách nhiệm ngay lúc xảy ra sai sót.

Không ngừng cải tiến và đáp ứng thị hiếu của khách hàng

b, Kinh nghiệm phát triển của Sony

Sony được Akio Morita và Masaru Ibuka thành lập vào năm 1946. Lúc

đầu, công ty này chỉ là một xưởng sửa chữa máy thu thanh, nhưng đến thập niên 1950, họ bắt đầu sản xuất ra những sản phẩm của riêng mình với thương hiệu Sony.

Thương hiệu Sony nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở quê hương Nhật Bản của họ với những sản phẩm mang tính đột phá như máy thu thanh bán dẫn đầu tiên vào năm 1958, và sau đó là máy thu hình bán dẫn đầu tiên vào năm 1960. Từ những đột phá này, Sony đã dần dần phát triển ra khắp Á châu, sau đó là Âu châu và Mỹ quốc. Năm 1961, Sony trở thành công ty Nhật Bản

đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Wall Street – Hoa Kỳ. Trong suốt nhiều thập niên, Sony là công ty tiên phong trong việc sản xuất hết sản phẩm đột phá này đến sản phẩm đột phá khác. Vào năm 1971, họ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

chế tạo ra máy thu hình video màu đầu tiên trên thế giới. Một vài năm sau, họ

tiếp tục tung ra thị trường một sản phẩm đột phá mang tính cách mạng nữa: máy cassette bỏ túi – Walkman. Trong lần phát hành đầu tiên của loại máy này vào năm 1979, không có bao nhiêu người trong ngành công nghiệp để ý

đến loại máy nhỏ bé này một cách nghiêm túc. Họ cho rằng đó chỉ là một mánh lới quảng cáo của Sony và sản phẩm này sẽ nhanh chóng biến mất trong một thời gian ngắn. Nhưng họ đã lầm, Walkman đã trở thành sản phẩm điện tử được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi nhất trong lịch sử, và là tiền thân của những phiên bản hiện đại hơn như CD Walkman và MiniDiscman sau này. Không chỉ thế, Sony cũng đã gặt hái được thành công tương tự trên nhiều lãnh vực khác của ngành công nghiệp với máy thu hình, đầu video, DVD, đầu âm thanh hi-fi và các trò chơi giải trí hấp dẫn (Sony Playstation).

Ngày 6/6/1961, Sony trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với giá mỗi cổ phiếu là 17,5 USD. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, 2 triệu cổ phiếu đã được bán hết, giá đóng cửa ngày hôm đó tăng vọt lên tới 24 USD. Năm 1979, chiếc máy nghe nhạc bỏ túi hiệu Walkman ra đời đã chinh phục cả thế giới. Cuối năm 1989, Sony mua lại Colombia Pictures (một hãng phim lớn của Mỹđược sáng lập từ năm 1924) với giá 4,8 tỷ USD. Sự kiện này làm rung chuyển giới kinh doanh Mỹ và thế giới.

Khi được hỏi làm thế nào để Sony có thể phát triển được như vậy, ông Morita đã chỉ ra các điểm chính sau đây:

- Đội ngũ công nhân viên: Mọi thành công để phát triển của Sony chỉ

kết tinh trong một chữ là Người. Con người là gốc, cho dù có người máy thay thế nhiều công việc, nhưng đối với Sony chúng tôi không có con người máu thịt thì công ty không hoạt động được". Đồng thời các nhân viên trong Sony coi danh dự, uy tín, thành công, thất bại của hãng như của chính mình, từ đó luôn nỗ lực phấn đấu cho sự thành công của hãng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất: "Nhiều người cho rằng Nhật Bản là nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới và cũng là nước có vốn cho vay nhiều nhất thế giới là do họ làm việc nhiều hơn người phương Tây. Sự thực không phải như thế, chúng tôi làm việc nhiều nhất là khoảng 1.800-1.900 giờ/năm. Họ nghỉ ba tuần lễ trong một năm.

- Chính hãng Sony lần đầu tiên thực hiện chế độ nghỉ này và hầu như

mọi xí nghiệp, công ty của Nhật Bản đều áp dụng như vậy. Ngày nay đa số

người Nhật có từ 2 tới 3 tuần nghỉ việc, họ dành thời gian ấy để đi du lịch, chơi thể thao, học hỏi thêm văn hóa, nghệ thuật...Vấn đề tại sao người Nhật thành công không nằm ở chỗ làm việc nhiều giờ, cũng không phải các dân tộc khác làm việc không hiệu quả mà là do họ đã robot hóa trong mọi khâu của dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn như tại một nhà máy của Sony đặt tại Bayonne (Pháp), công việc sản xuất luôn chạy liên tục 7 ngày/tuần, 24 giờ/ngày, thế nhưng khách đến đây tham quan sẽ thấy rất vắng vẻ vì người máy đã làm hết mọi việc. Lợi nhuận và mức sản xuất tăng nhanh là nhờđó".

- Luôn tạo ra những sản phẩm mới, lạ, đẹp: "Trước đà vươn lên ngày càng mạnh mẽ của các con rồng châu Á, Nhật Bản không có gì phải lo lắng cả. Sony đã có một đoạn đường dài đi trước thế giới về kỹ thuật điện tử, tin học, cũng là nước hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghiệp. Nhiều người đã phạm sai lầm khi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ

thua khi giá hàng của Nhật Bản tăng cao trên thị trường. Sản phẩm mới lạ,

đẹp sẽ luôn luôn là yếu tố kích thích trí tò mò của người tiêu dùng, dù có bị

sức ép phải bán với giá cao cũng vẫn sẽ được tiêu thụ nhanh chóng với số

lượng nhiều.

Ngoài những mặt hàng như dàn máy hifi, video, Sony còn phát triển mạnh trong lĩnh vực các sản phẩm truyền hình, video, tin học, chất bán dẫn, radio cassette, đồđiện tử dành cho đại chúng và cho giới chuyên nghiệp".

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

- Chú ý đến khách hàng:"Các nhà sản xuất Nhật Bản đã chú ý đến khách hàng, luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và do đó người tiêu dùng, dù ở

bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thích dùng hàng của Nhật Bản hơn".

-Muốn sản phẩm tốt phải biết dùng hàng ngoại tốt:"Là chủ một hãng có danh tiếng của Nhật Bản, lại là người Nhật nhưng tôi không chỉ dùng hàng Nhật Bản. Phương châm của họ là muốn sản xuất được hàng tốt thì phải dùng hàng tốt. Cứ hàng tốt thì mua dùng, không cần phân biệt hàng nước nào sản xuất.

c, Kinh nghiệm phát triển của Tập đoàn Nokia

Nokia được đặt tên theo một dòng sông ở Phần Lan. Tập đoàn Nokia

được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là Nokia Company, Finnish Rubber Works và Finnish Cable Works. Nokia là công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông di động khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nokia bắt đầu hoạt động tai khu vực vào đầu những năm 80.Từ đó Nokia đã thiết lập một nhãn hiệu hàng đầu tại nhiều địa phương và công việc kinh doanh đã được mở rộng đáng kể.

Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẻ ở các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện thoại di động số một tại Trung Quốc, Ấn Độ, và tăng trưởng mạnh mẽở Châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Nokia đã ra nhiều dòng sản phẩm cho mọi khách hàng như người yêu nhạc, thợ ảnh, doanh nhân chuyên nghiệp, nhà làm phim.. từ những sản phẩm bình dân hay những sản phẩm cao cấp. Ở mỗi thị trường, mỗi đối tượng Nokia lại có những sản phẩm tương ứng. Những sản phẩm này có đầy đủ

chức năng cần thiết, hơn nữa tất cả những tính năng này đều rất thân thiện với người tiêu dùng. Có lẽđây là điều tạo nên thành công của Nokia.

Nokia có mạng lưới dịch vụ Nokia toàn cầu để chăm sóc khách hàng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Nokia đã chú trọng đầu tư những trang bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ

vào sản xuất.

Nokia bỏ lại đằng sau lưng những đối thủ sừng sỏ đến từ các cường quốc công nghệ là Mỹ(Motorola), Đức (Simens), Nhật (Sony)…trở thành thương hiệu được yêu thích nhất thế giới. Nokia nắm 40% thị trường di động toàn cầu.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, vào mỗi một thời điểm nhất định Nokia đã cho ra những dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu, tiêu dùng của khách hàng. Có thể nói bí quyết thành công của Nokia là: Biết tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực chủ

yếu. Quyết đoán, mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực điều hành, hiện diện khắp nơi trên toàn cầu. Hài hòa tối ưu giữa kỹ thuật và hình thức. Phản ứng nhanh nhạy kịp thời trên thị trường. Duy trì được bản sắc, nguồn gốc. Chú trọng đầu tư

cho nghiên cứu, phát triển. Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp riêng. Tạo

được vai trò, ảnh hưởng thị hiếu. Gia tăng được giá trị doanh nghiệp

d, Kinh nghiệm phát triển của Adidas

Khi nhắc tới Adidas người ta thường nhắc tới cái tên Adolph Dassler. Con người thực sự đứng đằng sau cái tên Adidas là Adolph “Adi” Dassler – người được xem là ông tổ của ngành công nghiệp sản phẩm thể thao hiện đại.

Hầu hết các thương hiệu vĩ đại thực sự đều là những thương hiệu tạo nên những phát minh đột phá, và Adidas chính là một ví dụ điển hình. Đến năm 1920, Dassler bắt đầu chuyển sang chế tạo giày thể thao.

Ngay tại Thế vận hội 1928, các đôi giày Adidas đã được sử dụng phổ

biến trong các cuộc tranh tài và được các vận động viên ưa chuộng. Thật vậy, thành tích của họ dường như được nâng lên rõ rệt khi sử dụng giày thể thao của Adidas. Và nhà vô địch môn điền kinh, Jesse Owens, đã làm lóa mắt cả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

vàng Thế vận hội Berlin năm 1936; lúc đó, vận động viên này sử dụng giày thi đấu chuyên nghiệp của Adidas. Armin Hary cũng thế, anh là vận động viên đầu tiên trên thế giới lập kỷ lục chạy 100 mét dưới 10 giây cũng chính bằng đôi giày Adidas!

- Duy trì thương hiệu: Dassler luôn nỗ lực để duy trì thương hiệu Adidas ở vị thế dẫn đầu bằng những đột phá sáng tạo không ngừng và lòng quyết tâm thiết kế giày thi đấu cho phù hợp nhất với yêu cầu của từng bộ môn thể thao. Ví dụ như trong môn bóng đá, ông nhận ra rằng giày thi đấu bóng đá tiêu chuẩn vào thời đó không mang lại khả năng kiểm soát tốt nhất cho các cầu thủ khi sân bóng ẩm ướt. Vì vậy, ông đã khám phá ra ý tưởng là thiết kế

ra những đôi giày đinh, đảm bảo khả năng kiểm soát bóng và tăng độ chính xác về kỹ thuật của cầu thủ. Đội tuyển bóng đá Đức đã thắng như chẻ tre và

đoạt danh hiệu vô địch thế giới năm 1954 cũng chính bằng những đôi giày

đinh Adidas kiểu mới này.

Tương tự, Dassler cũng là người đầu tiên tung ra những đôi giày chạy có đinh nhỏ dưới đế nhằm tăng độ bám chắc trên mặt đường khi vận động viên chạy qua các khúc quanh.

Dassler cũng muốn đảm bảo rằng giày Adidas của ông được làm từ

những loại nguyên liệu tốt nhất có thể được cho từng mục đích cụ thể. Ông đã thực hiện hàng ngàn cuộc thử nghiệm với đủ loại nguyên liệu – ngay cả với da cá mập hay thậm chí da chuột túi – để có thể xác định được loại nguyên liệu phù hợp và mang lại nhiều tiện ích nhất cho các vận động viên. Thử nghiệm thành công nhất của ông là với các đôi giày thi đấu bằng chất dẻo tổng hợp.

Dassler không chỉ là một nhà sáng tạo đột phá trong ngành của mình mà còn là một “bộ óc” marketing khôn ngoan. Ông biết rằng: nếu Adidas đã có đủ mọi loại giày thi đấu dành cho các môn thể thao khác nhau thì chúng cần phải có một điểm đồng nhất để thể hiện thương hiệu Adidas. Vì thế, đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

năm 1949, ông nảy ra ý tưởng may ba sọc chéo vào bên hông giày để khi mọi người nhìn vào là họ có thể phân biệt ngay giày Adidas với các loại giày khác. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, lôgô ba sọc chéo này mới trở thành biểu tượng của công ty Adidas.

Thách thức hiện nay của Adidas là phải làm sao để cân đối sự tín nhiệm rộng rãi trong công chúng và thành tích chuyên nghiệp trong thể thao. Adidas đã lập ra nhiều phân bộ khác nhau: Thành tích Thể thao, Di sản Thể

thao và Phong cách Thể thao.Phân bộ Phong cách Thể thao nhắm trực tiếp vào ý thức thời trang của người tiêu dùng với những sản phẩm được thiết kế

bởi nhà tạo mẫu danh tiếng người Nhật, Yohji Yamamoto. Phân bộ Thành tích Thể thao vẫn là đầu tàu chính của thị trường sản phẩm thể thao Adidas, tạo ra 70% tổng doanh thu của Adidas, trong khi Phân bộ Di sản Thể thao hiện chiếm khoảng 25% và Phong cách Thể thao chiếm 5% còn lại.

- Về khía cạnh tiếp thị, Adidas vẫn tập trung vào các sự kiện thể thao lớn của thế giới, họ là nhà tài trợ chính thức của Cúp Bóng đá thế giới và còn tài trợ cho những ngôi sao thể thao, ví dụ như ngôi sao bóng đá David Beckham (người phát ngôn chính thức của Adidas với hợp đồng suốt đời trị

giá 161 triệu đô la) hay Tim Duncan, ngôi sao của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công ty tnhh sơn quảng hạ việt nam (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)