Nâng cao năng lực quản lý tài chính của lãnh đạo nhà trường, cán bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 118 - 120)

lý các phòng, khoa và đổi mi b máy, nâng cht lượng nhân lc làm công tác tài chính

- Thực hiện tự chủ là chuyển từ hình thức Nhà nước kiểm soát sang hình thức Nhà nước giám sát, đòi hỏi một sự đáp ứng về năng lực quản lý ở cả cấp hệ thống và cấp trường. Cán bộ quản lý phải thay đổi cách nghĩ, cách làm để hướng tới đổi mới và phát triển, tạo ra sự đồng thuận của đội ngũ trong hoạt động quản lý nhà trường.

Mục tiêu

Trong điều kiện nhà trường đã được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính , việc nâng cao năng lực quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường nhằm đảm bảo nguồn tài chính phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo của trường , nâng cao hiệu lực bộ máy tham mưu giúp việc và tổ chức tốt công tác kế toán, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kế hoạch – tài chính.

Nội dung

- Đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường từ Ban Giám hiệu đến trưởng, phó các đơn vị. Các năng lực thực tiễn bao gồm: Năng lực lập kế hoạch; năng lực kết nối và huy động nguồn lực; năng lực quản lý tài chính; các kỹ năng quản lý sự thay đổi giải quyết vấn đề giám sát đánh giá.

Sắp xếp, tổ chức bộ máy làm công tác kế hoạch - tài chính khoa học và phù hợp với điều kiện, quy mô phát triển của nhà trường.

- Tổ chức cho cán bộ làm công tác tài chính - kế toán học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Củng cố tăng cường nhân sự làm công tác tài chính giúp các cấp lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời và đạt chất lượng hiệu quả cao, đồng thời không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức k ỷ luật của nhân sự làm công tác tài chính, giúp cho các đơn vị, bộ phận trong trường đoàn kết thống nhất, trách nhiệm trong xử lý công việc chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109

Cách thực hiện

Công tác tổ chức luôn là yếu tố đảm bảo thành công cho hoạt động của bất kỳ bộ máy nào. Trong lĩnh vực tài chính cũng vậy, hoạt động tài chính diễn ra ở cơ sở chịu sự quản lý theo ngành dọc, vì thế tổ chức công tác tài chính của t rường là một việc cần được các nhà quản lý quan tâm.

- Hiệu trưởng xác định công tác tổ chức tài chính bao hàm cả nhân tố con người, việc thiết kế bộ máy kế toán và quy định điều hành bộ máy kế toán, vai trò con người có ý nghĩa quyết định. Chủ tài khoản phải xác định rõ vai trò trá ch nhiệm quản lý tài chính của t rường; phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính, sử dụng các khoản chi phải đúng mục đích, đúng chế độ, đúng kế hoạch; đồng thời năng động trong việc điều hành tài chính của trường.

- Chỉ đạo Tài chính kế toán sắp xếp, tổ chức bộ máy làm công tác kế hoạch , tài chính khoa học và phù hợp với điều kiện, quy mô phát triển của nhà trường.

- Yêu cầu các khâu lập kế hoạch, chấp hành và báo cáo quyết toán tài chính phải tuân thủ theo chế độ mà Bộ Tài chính đã quy định đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động quản lý tài chính nhanh chóng, chính xác, kịp thời và thực hiện thu chi có hiệu quả.

- Gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm, quyền lợi với nghĩa vụ của từng thành viên cá nhân, từng tập thể.

- Phải đánh giá được năng lực, sở trường của từng cán bộ để có thể phân công nhiệm vụ hợp lý; tổ chức cho cán bộ làm công tác tài chính - kế toán học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, đãi ngộ thoả đáng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)