0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Tự chủ về các nguồn thu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH (Trang 75 -84 )

*Quản lý nguồn thu của trường Cao đẳng Thủy sản

Cấp I, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có con dấu và tài khoản riêng, là đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, thực hiện cơ chế TCTC theo tinh thần Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/10/2002 của Chính phủ ban hành về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. (Nay đã được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Bảng 4.4 Thực trạng nguồn thu giai đoạn 2011 – 2013

TT Nội dung Năm 2011 (trđ) Năm 2012 Năm 2013 2012 so 2011 2013so 2012 BQ CĐTS (trđ) CĐCNH Y (trđ) CĐTS (trđ) CĐCNH Y (trđ) CĐTS (trđ) CĐCNH Y (trđ) CĐTS (%) CĐCNH Y (%) CĐT S (%) CĐCNH Y (%)

1 Kết dư năm trước 1.878 49 1.672 41 2.120 336 -10.97 -16.33 26.79 719.51 6.44 2 Nguồn NSNN 11.316 9.210 14.195 12.292 14.611 12.588 25.44 33.46 2.93 2.41 14.56 4 Nguồn thu SN 6.136 3.239 6.376 3.668 6.711 4.641 3.91 13.24 5.25 26.53 4.69

Tổng thu 19.330 12.498 22.243 16.001 23.442 17.565 51.07 28.03 5.39 9.77 10.64

Tỷ trọng các nguồn thu (%) 100 100 100 100 100 100 -23 -42 18 655 0.00 1 Kết dư năm trước 9.72 0.39 7.52 0.26 9.04 1.91 -22.63 -34.64 20.31 646.54 -3.46 2 Nguồn NSNN 58.54 73.69 63.82 76.82 62.33 71.67 9.01 4.25 -2.33 -6.71 3.23 4 Nguồn thu SN 31.74 25.92 28.67 22.92 28.63 26.42 -9.70 -11.55 -0.13 15.26 -4.91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Trong những năm qua, trường đã tích cực chủ động tạo lập, huy động, sử dụng các nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật, phát huy tiềm năng sẵn có như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có uy tín để mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các loại hình và liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước làm tăng nguồn thu đáng kể cho trường, tích cực thúc đẩy đổi mới cơ sở vật chất và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, làm đòn bẩy quan trọng trong việc thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo cũng như gắn đào tạo với sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.

Cũng giống như các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, nguồn thu của nhà trường bao gồm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu ngoài ngân sách.

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy tổng nguồn thu của trường có xu hướng tăng, Trong đó nguồn thu từ NSNN có xu hướng tăng và nguồn thu sự nghiệp có xu hướng giảm. Nguồn thu NSNN chiếm từ 58,54% năm 2011 và 62,33% năm 2013. Nguồn thu sự nghiệp chiếm lần lượt 31,74% năm 2011, 28,67% năm 2012 và 28,63% năm 2013 như vậy đạt ở mức khá.

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp trong cơ cấu nguồn tài chính, nguồn kinh phí NSNN cấp cho trường Cao đẳng Thủy sản giữ vai trò chủ đạo, là nguồn tài chính để thực hiện những khoản chính để thực hiện những khoản chi mà nhà trường không tự đảm bảo được, bao gồm các khoản chi như: Thanh toán cho giáo viên, cán bộ viên chức, chi cho sự nghiệp chuyên môn, chi học bổng cho HSSV, chi đầu tư phát triển… khoản kinh phí này được Bộ cấp qua Kho bạc Nhà nước để nhà trường đảm bảo các hoạt động thường xuyên của mình. Nguồn kinh phí này luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, cụ thể: Năm 2011 nguồn NSNN cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên cho nhà trường là 11.316 triệu đồng đã tăng lên năm 2013 là: 14.611 triệu đồng. Đối với phần kinh phí không thường xuyên như: kinh phí để tinh giản biên chế, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất… các khoản kinh phí này được nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, nguồn kinh phí nhà nước cấp cho sự nghiệp đào tạo của Trường CĐ Thủy sản luôn được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 cấp tăng thêm qua các năm và luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy tổng nguồn thu của trường CĐCN Hưng yên giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng, năm 2011 là 12,498 tỷ năm 2012 là 16,001 tỷ năm 2013 là 17,565 tỷ, trong đó nguồn thu từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2011 là 73,69% , năm 2012 là 76,82%, năm 2013 là 71,67%. Nguồn thu sự nghiệp năm 2011 chiếm 25,92%, năm 2012 chiếm 22,92% năm 2013 chiếm 26,42% như vậy cũng đạt ở khá tuy nhiên thấp hơn trường Cao đẳng Thủy sản.

Bảng 4.5: Thực trạng nguồn thu CĐTS và CĐCNHY 3 năm 2011-2013

TT Nội dung Tổng nguồn thu (tr đ) So sánh CĐTS vi CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS- CĐCNHY (trđ) CĐTS/CĐCNHY (%)

1 Kết dư năm trước 5,670 426 5,244 1330,99 2 Nguồn NSNN 40,122 34,090 6,032 117,69 3 Nguồn thu SN 19,223 11,548 7,675 166,46

Tổng thu 65,015 46,064 18,951 141,14

Tỷ trọng các nguồn thu (%) 100 100

1 Kết dư năm trước 8,72 0,92 7,80 94,02

2 Nguồn NSNN 61,71 74,01 -12,29 83,39

3 Nguồn thu SN 29,57 25,07 4,50 117,94

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra trường CĐTS và CĐCNHY

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy quy mô các nguồn thu trường CĐTS trong 3 năm 2011-2013 lớn hơn so với nguồn thu của trường CĐCNHY là 18,951 trđ tương đương 141,14%. Trong đó: Nguồn thu NSNN trường CĐTS lớn hơn trường CĐCN HY 117,69%; nguồn thu sự nghiệp lớn hơn 166,46%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Biểu đồ 4.2: Thực trạng nguồn thu CĐTS và CĐCNHY 3 năm 2011-2013

- Nhìn vào bẳng 4.6 ta thấy tổng nguồn thu ngoài NSNN của trường CĐTS có xu hướng tăng năm 2011 là 6,13 tỷ, năm 2012 là 6,37 tỷ năm 2013 là 6,71 tỷ. Trong đó nguồn thu học phí chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2011 là 54,30% năm 2012 là 56,49%, năm 2013 là 63,15%. Và nguồn thu từ học phí cũng có xu hướng tăng.

Nguồn thu sự nghiệp thực hiện cơ chế TCTC, Trường CĐ Thủy sản đã phát huy mọi khả năng sẵn có của đơn vị về nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện để tổ chức nhiều hình thức đào tạo như: đào tạo chính quy, không chính quy (ngoài ngân sách), tổ chức liên kết đào tạo với các trường ĐH như ĐH Nha trang; ĐH Thương mại. Ngoài các khoản thu sự nghiệp như thu học phí, lệ phí, nhà trường còn tổ chức các hoạt động dịch vụ sản xuất tại Trại Thí nghiệm - Thực hành, thu từ dịch vụ trông giữ xe, ký túc xá. Các khoản thu này tuy nhỏ nhưng cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu của nhà trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

Bảng 4.6: Tổng hợp thu ngoài ngân sách trường CĐTS và CĐCNHY

STT Nội dung Năm 2011 (tr đ) Năm 2012 (tr đ) Năm 2013 (tr đ) 2012 /2011 (%) 2013/ 2012 (%)

CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY Tổng cộng 6.136 3239 6.376 3.668 6.711 4.641 103,91 113.24 105.25 126.53

I Thu t các loi phí 3451 2.334 3.724 2.398 4.363 3.339 107,91 102.74 117.16 139.24

1. Học phí 3.332 2.228 3.602 2.289 4.238 3.221 108,10 102.74 117.66 140.72 2. Lệ phí 119 106 122 109 125 118 102,52 102.83 102.46 108.26

II Các khon thu hot động 2.521 558 2.556 995 2.227 1.101 101,39 178.32 87.13 110.65

1. Liên kết đào tạo 2.065 550 2.176 983 1.900 1.078 105,38 178.73 87.32 109.66 3. Thu hoạt động dịch vụ 456 8 380 12 327 23 83,33 150.00 86.05 191.67

III Các khon thu khác 164 347 96 275 121 201 58,54 79.25 126.04 73.09

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Từ bảng 4.6 cho thấy, là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất của trường CĐ Thủy sản. Trong những năm vừa qua, nguồn thu này đã phát huy vai trò quan trọng t r o n g việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức của trường. Hiện nay, việc thu học phí của nhà trường đang thực hiện, sử dụng và quản lý học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Bên cạnh đó, nguồn thu từ các hoạt động liên kết đào tạo cũng được nhà trường phát huy có hiệu quả thông qua việc mở rộng các loại hình liên kết đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Về cơ bản, nhà trường đã thực hiện tốt việc khai thác tài chính từ các nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, thể hiện là tổng nguồn thu ngoài ngân sách có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này. Năm 2011, tổng nguồn thu sự nghiệp của trường là 6.136 triệu đồng nhưng đến năm 2013 tăng lên là 6.711 triệu đồng. Tốc độ tăng nguồn thu sự nghiệp bình quân trong giai đoạn 2011 - 2013 là: 4,58%. Nhìn chung, những năm qua, nhà trường đã tận dụng và khai thác tốt các nguồn thu. Đánh giá kết quả mà nhà trường đạt được là do một số yếu tố sau:

Thứ nhất, năng lực quản lý tài chính của lãnh đạo nhà trường ngày càng được nâng cao từ nhận thức đến chỉ đạo các hoạt đ ộng quản lý tài chính. Đội ngũ Phòng Tài chính đảm bảo trình độ và có tính chuyên nghiệp. Nhà trường đã tổ chức, quản lý chặt chẽ, có hệ thống và thực hiện tốt các quy định, các chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi. Đội ngũ giảng viên tăng cả về số lượng và chất lượng, quy mô đào tạo được mở rộng, chất lượng đào tạo đạt yêu cầu cao. Cơ chế TCTC tại Nghị định 43/NĐ-CP làm cơ sở cho nhà trường hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ hai, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường quy định cụ thể minh bạch về cơ cấu nguồn thu, tổ chức các hoạt động thu và cơ chế phân phối nguồn thu. Có các chế độ khuyến khích đối với tập thể, cá nhân khi mang lại nguồn thu cho nhà trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Thứ ba, thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi tương đối đầy đủ và kịp thời, không để thất thu. Việc tổ chức kiểm tra nguồn thu, chi thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Qua thống kê cho thấy nguồn thu của trường trong giai đoạn qua, năm sau luôn cao hơn năm trước, mức thu qua các năm đều đạt trên mức trung bình tổng thu của đơn vị đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính. Mức thu, cơ chế thu thực hiện đúng theo chế độ chính sách hiện hành. Nguồn thu khác ổn định và có mở rộng, tăng trưởng qua các năm như sau:

Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy, thu ngoài NS của trường CĐCNHY có xu hướng tăng năm 2011 là 3,23 tỷ, năm 2012 là 3,66 tỷ năm 2013 là 4,64 tỷ. Trong đó nguồn thu từ học phí chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2011 là 68,79%, năm 2012 là 62,40%, năm 2013 là 69,40%. Các nguồn thu khác có thu nhưng tỷ lệ còn thấp.

Bảng 4.7: Tổng hợp thu ngoài ngân sách CĐTS và CĐCNHY 3 năm 2011-2013

STT Nội dung Tổng thu ngoài NS So sánh CĐTS vi CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS- CĐCNHY (trđ) CĐTS /CĐCNHY (%) Tổng cộng 19.217 11.544 7.673 166,47 I Thu t các loi phí 11.532 8.067 3.465 142,95 1. Học phí 11.166 7.734 3.432 144,38 2. Lệ phí 366 333 33 109,91 II Các khon thu hot động 7.304 2.654 4.650 275,21

1. Liên kết đào tạo 6.141 2.611 3.530 235,20

3. Thu hoạt động dịch vụ 1.163 43 1.120 2.704,65

III Các khon thu khác 381 823 -442 46,29

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra trường CĐTS và CĐCNHY

Nhìn vào bảng 4.7. Ta thấy nguồn thu ngoài ngân sách trường CĐTS trong 3 năm 2011-2013 lớn hơn trường CĐCNHY là 7.673 triệu đồng tương đương (166,47%). Trong đó: Thu từ học phí CĐTS lớn hơn CĐCNHY là 3.465 triệu đồng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 tương đương 142.95%. Các khoản thu hoạt động CĐTS lớn hơn CĐCNHY là4.650 triệu đồng, tương đương 275.21%; Tuy nhiên các khoản thu khác trường CĐTS thấp hơn 442 triệu đồng, tương đương 46,29%

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 tr.đ Thu từ các loại phí Các khoản thu hoạt động Các khoản thu khác CĐTS CĐCNHY

Biểu đồ 4.3: Tổng hợp nguồn thu ngoài NS trường CĐTS và CĐCNHY 3 năm 2011-2013

Đánh giá nguồn thu:

Bảng 4.8. Đánh giá nguồn thu trường CĐTS và CĐCNHY 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nguồn thu 3 năm 2011-2013 CĐTS CĐCNHY

1 Thu từ NSNN 65,015 46,064 2 Thu ngoài NSNN 19,217 11,544 Tổng 84,232 57,608 Tỷ trọng (%) 1 Thu từ NSNN 77,19 79,96 2 Thu ngoài NSNN 22,81 20,04 Mức đánh giá Khá Khá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy nguồn thu ngoài NSNN của trường CĐTS chiếm 22,81%; trường CĐCNHY chiếm 20,04% như vậy theo tiêu chí đánh giá các nguồn thu ở các trường CĐ công lập thì các trường CĐTS và CĐCNHY đều xếp ở mức 3 (3 điểm) khá. Tuy nhiên CĐTS cao hơn CĐCNHY là 2,77%

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH (Trang 75 -84 )

×