Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 62)

trường cao đẳng công lập Việt Nam

Quyền tự chủ trong quản lý tài chính của các trường CĐCL được trình bày ở các mục bản chất, yếu tố ảnh hưởng ở trên là rất rộng và đôi khi còn trừu tượng. Để nhận biết cụ thể hơn và nhất là hữu ích cho khảo sát, đánh giá thực trạng ở phần IV, luận văn đã phát triển (cụ thể hóa) theo các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được lựa chọn dựa trên nguyên tắc: Các tiêu chí đó phải phản ánh được rõ rệt đối tượng (nội dung) đánh giá sát với mục tiêu của luận văn.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về mức độ tham gia của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong việc thực hiện quyền TCTC. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tốt hay không tốt quyền TCTC của một cơ sở giáo dục, thì nhận thức của cán bộ quản lý, viên chức cũng như trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý là rất quan trọng, luận văn xây dựng tiêu chí về mức độ tham gia của cán bộ quản lý trong việc thực hiện quyền TCTC gồm: nhận thức, trình độ, năng lực, mức độ tham gia của cán bộ, giảng viên, nhân viên đến thực hiện quyền tự chủ hiện nay,

- Tiêu chí 2: Việc thực hiện cam kết công khai trong quản lý tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng trong công khai minh bạch hoạt động quản lý tài chính. Tiêu chí này được xây dựng dựa trên cơ sở Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để có được thông tin phục vụ việc đánh giá, cần tiến hành khảo sát với các nội dung: Công khai về các nguồn thu tài chính; công khai về thực hiện miễn giảm học phí; công khai về các khoản chi tài chính; công khai về mức thu học phí; công khai về các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo; công khai về chính sách học bổng và kết quả thực hiện học bổng; công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính;

- Tiêu chí 3: Tiêu chí về cơ cấu (tỷ lệ) các nguồn thu và khả năng tự do trong việc mở rộng nguồn thu. Các nguồn thu gồm thu ngân sách và ngoài ngân sách (học phí, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội, tài trợ của các doanh nghiệp và nhà hảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 tâm, thu khác). Cơ cấu nguồn thu cho biết khả năng TCTC của nhà trường, nguồn thu tài chính càng đa dạng thì khả năng TCTC càng cao.

Cách xác định để phân loi đơn v s nghip:

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = --- x 100 % của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Trong đó:

Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

b) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.

c) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.

- Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.

Để xác định được các mức độ tự chủ trong tiêu chí nguồn thu, luận văn tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính và Hiệu trưởng trường CĐ công lập trong tỉnh Bắc Ninh. Đa số ý kiến cho rằng, một trường chuyên nghiệp ở Bắc Ninh hiện nay có thể tự chủ tài chính tốt thì nguồn thu ngoài ngân sách phải đạt mức trung bình là 40% so với nguồn NSNN cấp chi thường xuyên. Từ kết quả khảo sát này, luận văn xây dựng thang đánh giá như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Mức 4 (4 điểm).Tốt: Nguồn thu ngoài ngân sách chiếm từ 30 – 40% trong tổng nguồn thu.

Mức 3 (3 điểm).Khá: Nguồn thu ngoài ngân sách chiếm từ 21 – 30% trong tổng nguồn thu.

Mức 2 (2 điểm).Trung bình: Nguồn thu ngoài ngân sách chiếm từ 10 – 20% trong tổng nguồn thu.

Mức 1 (1 điểm).Yếu: Nguồn thu ngoài ngân sách chiếm <10% trong tổng nguồn thu.

* Xác định mức độ chỉ tiêu đánh giá theo cơ cấu các nhóm chi

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71 /2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên). Thủ trưởng được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thông qua quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị.

Yêu cầu của chi tiêu tài chính khi thực hiện tự chủ là: Các khoản chi của nhà trường phải dựa trên các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung thực, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sử dụng, chấp hành nghiêm chế độ tài chính của Nhà nước và nhà trường quy định.

Đánh giá theo tiêu chí về cơ cấu tỷ lệ các nhóm mục chi, luận văn đánh giá tổng hợp các khoản chi của từng trường với 4 nhóm mục chi theo quy định của Luật Ngân sách, phân tích sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm mục chi qua các năm. Tuy nhiên, việc đánh giá này chưa thể hiện hết mức độ tự chủ trong hoạt động chi của nhà trường, vì vậy, luận văn lựa chọn chỉ tiêu thu nhập tăng thêm cho CB,GV từ nguồn thu ngoài ngân sách, bao gồm tiền lương tăng thêm hàng tháng; phúc lợi chi theo mức cố định chưa nhân hệ số áp dụng cho các ngày lễ, tết trong năm đối với tất cả cán bộ, công nhân viên chức theo Quy chế chi tiêu nội bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 của 2 trường. Thực tế cho thấy, số tiền chi cho 2 mục trên cao hay thấp thường tỷ lệ thuận với nguồn thu và việc thực hiện chi trong TCTC có tiết kiệm, hiệu quả hay không. Luận văn xây dựng các mức độ và chỉ tiêu cho từng mức như sau:

Mức 4: Tốt (4 điểm): Trích lập được quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ tiền lương tăng thêm; đã cải cách được tiền lương cho cán bộ, viên chức đảm bảo công bằng tương đương với mức 3 tháng lương trong một năm. Mức chi cho các mục này tăng đều qua 3 năm liên tiếp

Mức 3: Khá (3 điểm): Đã trích lập được quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ tiền lương tăng thêm; đã cải cách được tiền lương cho cán bộ viên chức đảm bảo công bằng tương đương với 2 mức tháng lương trong một năm. Mức chi cho các mục này có tăng nhưng không đều trong 3 năm liên tiếp

Mức 2: Trung bình (2 điểm): Đã trích lập được quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ tiền lương tăng thêm; đã cải cách được tiền lương cho cán bộ viên chức đảm bảo công bằng tương đương với mức 1 tháng lương trong một năm. Mức chi cho các mục này có tăng đều trong 3 năm liên tiếp

Mức 1: Yếu (1 điểm): Trích lập được quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ tiền lương tăng thêm; đã cải cách được tiền lương cho cán bộ viên chức đảm bảo công bằng nhưng chưa bằng 1 tháng lương trong một năm. Mức chi cho các mục này trong 3 năm liên tiếp không tăng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)