Điều tiên quyết trong công tác quản lý tài chính là phải bảo đảm đúng luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, cán bộ, nhân viên, giáo viên trong nhà trường cần phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là huy động và sử dụng nguồn tài chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo trong việc huy động nguồn tài chính và biết tổ chức phân phối, sử dụng các nguồn tài chính hợp lí nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập ngày càng tốt, đưa nhà trường ngày càng phát triển , đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong công tác quản lý tài chính, nhà trường phải tuân thủ các chế độ, các quy định tài chính trong công tác quản lý tài chính trong nhà trường.
Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính là một biện pháp bảo đảm cho các qui định về kế toán và các kỷ luật tài chính được chấp hành nghiêm chỉnh, các số liệu tài liệu được ghi chép chính xác, trung thực và có hệ thống. Thông qua các chứng từ, tài liệu kế toán và đối chiếu với tình hìn h thu, chi mua sắm thực tế của nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 trường, cơ quan chủ quản cấp trên và các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện việc kiểm soát các hoạt động tài chính của nhà trường. Đây là khâu quan trọng trong việc quản lí tài chính , đòi hỏi Hiệu trưởng phải tổ chức theo dõi thường xuyên, liên tục, toàn diện và có hệ thống.
Nội dung
Trước hết, c ác hoạt động kiểm soát và giám sát về tài chính của n hà trường cần được phân định giữa chức năng quản lý vĩ mô và chức năng của n hà trường trong vai trò chủ sở hữu, với chức năng của tổ chức. Từng cấp độ kiểm soát có yêu cầu và mục tiêu riêng nên cần được quy định rõ ràng để tránh chồng chéo và trùng lặp trong kiểm tra và giám sát.
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc kiểm soát và giám sát tài chính, nhà trường cần có cơ chế pháp lý để có thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của nó.
Biện pháp khác là tăng cường kiểm toán nhà nước và khuyến khích kiểm toán độc lập đối với các trường. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong hoạt động tự kiểm soát tài chính cấp trường. Nâng Quy chế chi tiêu nội bộ của các trường thành cam kết thực hiện giữa Nhà nước và nhà trường để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các bên.
Biện pháp khác nữa là giám sát chặt chẽ việc thực hiện công khai và minh bạch tài chính của nhà trường để giúp các bên liên quan dễ dàng giám sát chi phí và sự phù hợp trong chi tiêu. Công khai được xem là biện pháp “vàng” trong quản lý và giám sát tài chính ở hầu hết cấp độ quản lý bởi vì “ánh sáng sẽ làm chết vi trùng” như thường nói. Cách này không chỉ giúp nhà trường và người dân biết được có hay không sự “thấm lại” ngân sách không mong đợi ở nơi mà dòng tài chính chảy qua , mà còn giúp các cấp quản lý nhà trường biết được tiền chi tiêu có đúng mục đích hay không.
Ngoài ra, GDĐH là hoạt động mang tính xã hội cao cho nên để ki ểm soát và giám sát tài chính, nhà trường cần áp dụng các cơ chế phản hồi từ xã hội, thông qua khảo sát đối tượng liên quan trực tiếp đến nhà trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 Kiểm tra, giám sát phải đi kèm phân tích đánh giá nhằm tìm ra những ưu khuyết điểm, những khó khăn trở ngại và những việc làm nào có hiệu quả để có hướng sử dụng các nguồn kinh phí đạt hiệu quả hơn trong những năm sau. Đặc biệt là phải thực hiện trước khi quyết toán năm. Do vậy, các nội dung kiểm tra, giám sát tài chính trong nhà trường gồm:
Kiểm tra các chứng từ và sổ sách kế toán: Các chứng từ kế toán có thể phát sinh từ bên ngoài do một đơn vị, cá nhân khác cung cấp như: các hoá đơn mua hàng hóa, hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại…có thể phát sinh trong nội bộ như : Các bảng tính tiền phụ trội, các bảng tính khấu hao tài sản…Thời gian kiểm tra, gi ám sát: kiểm tra, giám sát định kỳ vào mỗi lần cuối tháng, cuối năm hoặc đột xuất trong trường hợp nghi ngờ.
Kiểm tra, giám sát các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính cuối kỳ (cuối quí, cuối năm) giúp cho việc đánh giá hoạt động đã thực hiện trong t hời gian qua, từ đó rút ra ưu khuyết điểm và có hướng sử dụng tốt hơn các nguồn kinh phí trong năm tới.
Hiệu trưởng đọc kỹ, phân tích đánh giá các báo cáo tài chính cuối kỳ. Hiệu trưởng cần xem xét kỹ về các mặt sau:
- Sử dụng các nguồn kinh phí có đúng mục tiêu và có hiệu quả không, có hiệu quả ở mức độ nào, có đảm bảo tính thời gian không.
- Sử dụng các nguồn kinh phí có lẫn lộn không, chuyển đổi có hợp lí và đúng qui định không.
- Các số liệu có chính xác không.
- Phần thuyết minh diễn giải có đúng thực tế, rõ ràng, cụ thể không.
Để đảm bảo việc kiểm tra đạt kết quả cao, hHệu trưởng yêu cầu kế toán nộp các bản báo cáo trước 1 tuần để H iệu trưởng có thời gian kiểm tra kỹ hoặc kiểm tra đột xuất khi thấy có dấu hiệu sai lệch để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
Kế toán báo cáo trước Hội đồng nhà trường: Để việc kiểm tra, giám sát tài chính được dân chủ và khách quan, bảo đảm việc công khai tài chính, H iệu trưởng cần phải tổ chức cho kế toán báo cáo tình hình tài chính trong nhà trường trước Hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 đồng nhà trường tro ng buổi họp sơ kết cuối học kỳ và tổng kết năm học. Việc báo cáo này phải được trình bày rõ ràng, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường theo dõi, góp ý để công tác quản lý tài chính trong nhà trường ngày càng có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy các hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường.
Cách thức tiến hành
Để đạt được mục đích của cơ chế giám sát về quản lý tài chính, công tác kiểm tra, giám sát tài chính phải tuân theo các bước sau:
- Giám sát việc tuân thủ pháp luật: Trong công tác kiểm tra tài chính phải xem xét việc quản lý tài chính có thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật hay không. Chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách của Nhà nước trong cơ chế quản lý kinh tế mới được thể hiện thành hệ thống các văn bản pháp luật tạo r a môi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có cả việc quản lý tài chính trong nhà trường.
Đảm bảo chính xác - khách quan - công khai khi giám sát: đây là vấn đề nghiêm túc, bất cứ một kết quả kiểm tra nào không bảo đảm chính xác đều dẫn đến hậu quả không mong muốn, có khi nghiêm trọng. Đồng thời, bảo đảm khách quan tức là đòi hỏi người kiểm tra có quan điểm đúng đắn, có kiến thức, năng lực xem xét phân tích, có trình độ nghiệp vụ về quản lý tài chính. Bên giám sát cũng cần công khai nội dung kiểm tra, đánh giá, tiếp xúc công khai với mọi cá nhân có liên quan, công khai kết quả kiểm tra… vì tính thường xuyên đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành ngay khi thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong nhà trường và có hệ thống định kỳ s au một khoảng thời gian nhất định để bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý tài chính.
Đảm bảo hiệu lực và hiệu quả khi giám sát: Tính hiệu lực có nghĩa là công tác kiểm tra tài chính phải có khả năng tác động đến việc cải tiến công tác quản lý tài chính. Tính hiệu lực gắn liền với tính hiệu quả. Tính hiệu quả đòi hỏi kiểm tra tài chính phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót vi ph ạm, vạch ra được các khả năng tiềm tàng để nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 chính: Để bảo đảm công tác quản lý tài chính diễn ra đúng theo các qui định, công khai, minh bạch, Hiệu trưởng phải tạo điều kiện để Ban Thanh tra Nhân dân của tổ chức Công đoàn thực hiện giám sát công tá c quản lý tài chính trong nhà trường. Cuối mỗi học kỳ và cuối năm học hiệu trưởng cần tạo điều kiện để Ban Thanh tra Nhân dân, thực hiện thanh tra công tác quản lý tài chính trong nhà trường và có báo cáo cụ thể, chi tiết công tác giám sát việc quản lý tài chính.
Thực hiện Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán: Theo Quy chế về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN (Ban hành theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hiệu trưở ng cần chỉ đạo, kết hợp với Ban Thanh tra Nhân dân của nhà trường cùng tiến hành công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán định kì, thường xuyên trong đơn vị mình và báo cáo kết quả tự kiểm tra lên cơ quan chủ quản.
Điều kiện thực hiện
Nhà trường cần có các giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, có hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ, phù hợp với các qui định của Nhà nước; thực hiện phân bổ và sử dụng tài chính hợp lí, công khai, minh bạch và có hiệu quả.
Công tác tài chính và quản lý tài chính đều thực h iện một cách có hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước. Nhà trường đã tự cân đối thu chi một cách tự chủ bằng những nguồn lực của chính mình là chủ yếu, đáp ứng các hoạt động theo đúng mục tiêu đào tạo của một trường ĐH. Nhà trường đã có những kế họach dự to án tài chính hàng năm và nhiệm kỳ lập ra một chiến lược phát triển và khai thác nguồn tài chính để đầu tư phát triển và tái đầu tư theo đúng trình tự kế hoạch phát triển dài lâu của nhà trường.
Trong quá trình lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính lu ôn luôn phù hợp với yêu cầu đào tạo và các hoạt động khác thống nhất trong lãnh đạo và các bộ phận phòng, khoa được cân đối chính xác, sát thực tiễn, có khoản dự trù phải điều chỉnh để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh cũng như tái đầu tư phát triển và chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ, giáo viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 bạch theo quy định, được quản lý tập trung có kiểm tra , giám sát chặt chẽ. Trong việc phân bổ và sử dụng tài chính một cách hợp lý và minh bạch phải chú ý đến tính hiệu quả cho các bộ phận, các hoạt động của nhà trường. Tính hợp lý theo đúng chủ trương của Hội đồng nhà trường theo thứ tự ưu tiên, cũng như việc đầu tư thiết bị, các khoản chi cho công việc và con người luôn minh bạch theo đúng quy chế, quy định cũng như việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính trên được giám sát chặt chẽ
4.3.5 Đổi mới về chủ trương chính sách của Nhà nước
Chủ trương xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu "xin cho", ban hành cơ chế TCTC cho các đơn vị sự nghiệp đã được Nhà nước cụ thể hóa bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ sở GDĐH nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, đồng thời thúc đẩy việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách tiết kiệm.
Việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH được chủ động tổ chức các hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động. Các cơ sở GDĐH đã thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động sáng tạo của tập thể Ban Giám hiệu và cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Nâng cao kỹ năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước giảm dần sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn một số những khó khăn tồn tại, đòi hỏi phải tập trung tìm giải pháp tháo gỡ, đó là việc hỗ trợ từ NSNN đối với các cơ sở GDĐH vẫn mang tính bình quân theo khả năng của NSNN. Nội dung phân bổ ngân sách chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào, nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, đã không khuyến khích được tính năng động sáng tạo của các cơ sở GDĐH trong việc huy động thêm các nguồn lực xã hội, vẫn còn tình trạng trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước. Chế độ học phí chậm được đổi mới, thu nhập của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 người lao động còn mang tính bình quân, mức thu nhập của người lao động ở các trường ĐH có nguồn thu lớn cao hơn gấp nhiều lần so với các cơ sở không có nguồn thu hoặc nguồn thu hạn hẹp.
Định hướng và giải pháp của Nhà nước: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và t hực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX và Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị (khóaX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển GD & ĐT đến năm 2020. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ quan điểm “GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của N hà nước và của toàn dân”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư phát triển”
Với tư tưởng chỉ đạo trên của Nhà nước, quan điểm bao cấp hoàn toàn không còn nữa, thay vào đó cơ sở GDĐH, CĐ phải từng bước chuyển dần theo cơ chế TCTC. Trong thời gian trước mắt, cơ sở GDĐH, CĐ phần lớn vẫn chưa có khả năng tự cân đối toàn bộ thu - chi thường xuyên, vì vậy, cần có dự án TCTC, đưa ra phương hướng điều chỉnh để tăng cường khả năng TCTC của đơn vị và tiến tới xóa bỏ sự bao cấp của NSNN.
Để từng bước cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, thích ứng với mô hình tổ chức mới, cần quán triệt các yêu cầu mang tính định hướng sau:
- Từng bước tăng cường năng lực tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp, hạn chế sự bao cấp của Nhà nước là hướng đi chung của bản thân đơn vị và cũng là định hướng của Nhà nước. Vì vậy, các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu phải phù hợp v ới định hướng đổi mới cơ chế qu ản lý tài chính của Nhà nước và phải có tác dụng thiết thực đối với nhà trường.
Theo xu thế chung, mỗi đơn vị đều phải hướng tới TCTC là đòi hỏi khách quan. Để tháo gỡ khó khăn và tránh thay đổi đột ngột về cơ chế làm xáo tr ộn hoạt