Kinh nghiệm quản lý tài chính ở các trường Cao đẳng, Đại học trên thế giới

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới, giáo dục đào tạo gần như được Nhà nước bao cấp hoàn toàn qua ngân sách nhà nước. Bởi chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền, uy tín, tài lực đảm đương tính công bằng dân chủ của quốc sách giáo dục: ai cũng có thể đi học, đạt trình độ nếu có năng khiếu. Ví dụ ở Bỉ, ngân sách nhà nước cấp 75%, phần thu học phí từ sinh viên chỉ chiếm 4%, phần còn lại là từ hợp đồng dịch vụ, dự án nghiên cứu công nghệ… Ở Mỹ, nguồn thu lớn của các trường đại học công lập là tài trợ lấy từ nguồn thuế của bang chiếm 25% đến 40%, nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 20%, thu từ hoạt động dịch vụ chiếm hơn 20%, và còn lại từ nguồn khác. Ở Đức, ngân sách nhà nước cấp gần như toàn bộ kinh phí cho các trường đại học công lập hoạt động, sinh viên theo học không phải đóng học phí. Tại nước Nga, chủ trương quan trọng là tăng cường đồng thời nguồn ngân sách nhà nước (nguồn chủ yếu) kết hợp với huy động, thu hút nguồn đóng góp bổ sung thường xuyên ngoài ngân sách về tài chính - vật tư của xã hội, gia đình, cộng đồng địa phương, xí nghiệp

*Tại nước Mỹ, từ năm 1994 Ủy ban chuẩn mực kế toán đã đưa ra các chuẩn mực về kế toán chi phí áp dụng cho các cơ sở đào tạo có nhận một mức tài trợ nhất định từ Chính phủ liên bang. Các chuẩn mực này nhằm bảo đảm các cơ sở đào tạo đó thực hiện một cách nhất quán các thủ tục và chính sách về kế toán chi phí đồng thời tuân thủ các quy định liên quan của Chính phủ.

*Tại nước Anh, Ủy ban bảo trợ đại học (UGC) giữ vai trò phân bổ ngân sách giáo dục cho các trường đại học. Để thực hiện vai trò này, ngoài việc dựa vào các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 dữ liệu thống kê (số lượng sinh viên, giảng viên…), UGC còn phân tích chi phí và thu nhập của các trường đại học dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động (thị phần đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp…).

Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhận thức được sự phát triển giáo dục gắn mật thiết hữu cơ với sự phát triển khoa học, và cùng với khoa học, giáo dục ngày càng trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo an ninh và sự hùng cường quốc gia, cũng như sự an toàn của mỗi công dân… Sự đổi mới giáo dục giữ vai trò then chốt trong sự bảo tồn của dân tộc, nguồn gen của chúng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội có mức sống cao. Do vậy, các nước này duy trì ổn định và không ngừng huy động thêm nguồn đầu tư cho hoạt động giáo dục các trường đại học công lập, trong đó nguồn kinh phí từ tài trợ của ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ lực, bên cạnh các nguồn thu khác.

Tuy nhiên, các nước cũng đã có các biện pháp, chính sách quản lý tài chính hữu hiệu, bảo đảm hoạt động giáo dục đào tạo của các trường đại học công lập có nhận tài trợ từ Chính phủ đi đúng định hướng đề ra, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục và thậm chí đi trước xu thế phát triển của thế giới.

2.2.2 Bài hc kinh nghim v qun lý tài chính theo hướng t ch ti các trường Cao đẳng, Đại hc Vit Nam

Tại Việt nam: “Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn lực tài chính đầu tư cho ngành Giáo dục đào tạo nói chung và cho các trường đại học, cao đẳng công lập nói riêng ngày càng lớn. Năm 2007, Nhà nước đã tiến hành tăng định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực này, thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, do biến động của lạm phát, tính đến thời điểm này, định mức phân bổ ngân sách nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường. Đặc biệt, do nhu cầu học tập và quy mô học sinh, sinh viên ngày càng tăng, đòi hỏi phải không ngừng đầu tư lớn thì mức chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (NSNN) chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 giảng dạy và học tập. Thêm một nguyên nhân khiến nguồn lực nhà nước đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng công lập chưa phát huy hiệu quả cao nhất còn xuất phát từ cách phân bổ ngân sách mà chúng ta xây dựng lâu nay. Hệ thống định mức phân bổ còn mang tính bình quân cho các ngành nghề đào tạo và các vùng, miền khác nhau trong cả nước. Việc xây dựng định mức dựa chủ yếu vào tiêu chí dân số trong độ tuổi đến trường. Như vậy, các tiêu chí được áp dụng khi xác định định mức này chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (về giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập). Hiện nay, nguồn NSNN chi cho giáo dục đào tạo được phân cấp như sau: các địa phương quản lý 74% NSNN chi cho giáo dục hàng năm, các bộ, ngành là 21%, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 5%. Các địa phương, bộ, ngành chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm hạn chế việc đánh giá chi ngân sách cho giáo dục nói chung và đối với các trường cao đẳng, đại học công lập nói riêng. Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn ngân sách chi thường xuyên, các trường đã đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự cân đối để đảm bảo hoạt động bằng nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tự chủ của các trường còn thấp và không đồng đều do đặc thù của ngành nghề đào tạo khác nhau. Cụ thể, khi thực hiện quyền tự chủ về tài chính, chỉ có các trường đại học khối kinh tế, luật… là có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp ngoài NSNN, số trường đại học khác chỉ bảo đảm dưới 50% mức chi. Thực tế có rất ít trường đại học, cao đẳng công lập vay tín dụng ngân hàng để mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho đơn vị. Các nguồn tài trợ, viện trợ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị và chưa được theo dõi, quản lý chặt chẽ theo yêu cầu công tác quản lý tài chính. Nguyên nhân chính là các trường chưa có chiến lược, kế hoạch và phương thức phù hợp để khai thác và mở rộng các nguồn tài chính. Thực tế, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Đó là do mức thu học phí còn thấp nên không có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy và học tập để cải thiện chất lượng đào tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Các cơ sở giáo dục đại học không có đủ nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút và giữ được những giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy. Các giảng viên đại học không có đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Cơ chế chính sách đối với việc thực hiện tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số tiêu chuẩn, định mức về giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài giờ... chậm được đổi mới. Bên cạnh nguyên nhân từ cơ chế quản lý của Nhà nước thì bản thân nhiều cơ sở đào tạo cũng thiếu sự chủ động trong các hoạt động của mình. Một số đơn vị khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang nặng tính hình thức, các quy định về mức chi chưa rõ ràng nên làm giảm tính minh bạch và hiệu quả của việc kiểm soát chi tiêu nội bộ. Một số kiến nghị :

Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, tăng mức đầu tư, hướng dẫn việc đẩy mạnh tự chủ, tạo điều kiện cho các trường tạo lập nguồn tài chính qua cơ chế tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cần chi tiết hóa chế độ chính sách ưu đãi về miễn, giảm học phí ở các trường cao đẳng, đại học công lập; xem xét việc có nên tiếp tục miễn toàn bộ học phí đối với sinh viên ngành sư phạm hay không do rất khó kiểm soát được việc quản lý các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này. Nhà nước cũng cần rà soát, quy hoạch lại hệ thống đào tạo cao đẳng, đại học công lập để tránh sự phát triển chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Thứ hai, các cơ quan quản lý ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo từ Trung ương đến địa phương và các bộ, ngành cần xem xét, thay đổi việc quản lý ngân sách theo phương thức đầu vào truyền thống. Tuy cơ chế này có ưu điểm là kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi tiêu, nhưng nó lại làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các trường. Đặc biệt, cơ chế kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn lực còn chưa chặt chẽ khi mới chỉ chú trọng tới kiểm soát tính mục đích của hoạt động chi tiêu, chưa đánh giá được hiệu quả của các hoạt động về mặt kinh tế và xã hội. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư từ NSNN cho các trường đại học, cao đẳng công lập của Việt Nam so với các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 nước khác trong khu vực không phải là ít.

Thứ ba, các trường phải tăng tính chủ động trong việc tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, trong điều kiện Nhà nước sẽ không tăng chi cho giáo dục đào tạo mà Chính phủ chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa.

Thứ tư, cần đổi mới quan điểm về học phí và mức thu học phí. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, học phí là một nguồn thu hết sức quan trọng, là nguồn lực tài chính cơ bản để duy trì hoạt động và phát triển. Chủ trương Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, hỗ trợ cho người học, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội nên học phí chưa được xác định là giá dịch vụ đào tạo mà chỉ là sự chia sẻ chi phí giữa người học với cơ sở đào tạo công lập. Bởi vậy, học phí mới đáp ứng một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo đại học, nên chưa tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Duy trì mức học phí thấp cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học công lập phải xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu. Bởi vậy, cần thay đổi quan điểm về học phí để tăng thu học phí với những mức “trần” mới, giúp gỡ khó cho các đơn vị đào tạo.Việc tăng mức thu học phí cần căn cứ khả năng chi trả của người dân ở các khu đô thị khá lớn, dựa trên chính sách cải cách tiền lương trong giai đoạn vừa qua.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo để tăng cường xã hội hóa giáo dục. Cần rút ngắn thời gian thẩm định các dự án FDI trong giáo dục đại học, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, tháo gỡ những khó khăn về đất đai, có chính sách khuyến khích các trường khai thác nguồn thu từ hoạt động trên để tăng tính tự chủ tài chính và nâng cao chất lượng đào tạo”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điu kin t nhiên Hình 3.1: Bản đồđịa chính tỉnh Bắc Ninh

- Về khí hậu: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16°C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 79%. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.

- Về dân số: Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người; khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước. Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%.

3.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

Với địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hoà nguồn nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)