phòng, khoa và mỗi cán bộ, giáo viên
* Cơ sở thực hiện giải pháp
- Các nguồn thu của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm gần đây không ổn định. Nguồn thu chưa khai thác hết, mức thu còn thấp.
* Phương pháp thực hiện giải pháp
- Tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đào tạo:
+ Bằng cách mở nhiều ngành học, cấp học, nhiều loại hình đào tạo với chất lượng cao để tăng số lượng HS, SV vào học từ đó tăng chỉ tiêu nguồn thu từ NS NN.
+ Sát nhập với trường đại học cùng ngành để trở thành 1 phân hiệu của các trường đại học và thực hiện giảng dạy hệ đại học cho các trường đó cho học sinh, sinh viên thuộc địa bàn trường đóng.
+ Thu học phí của sinh viên ngay từ tháng đầu của các học kỳ để giúp cho khoản thu này thu đúng thời gian và thu đủ số lượng sinh viên. Không bị thất thoát số sinh viên bỏ học giữa học kỳ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 - Tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học: Các sản phẩm nghiên cứu khoa học nhà Trường đều thu lại nhập vào nguồn thu của trường.
- Tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ:
+ Căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có của trường ngoài thời gian sử dụng cho mục đích đào tạo. Thời gian sử dụng còn lại các trường tiến hành khoán cho các đối tượng kinh doanh để thu về cho nhà trường. Ví dụ: Các Ao nuôi ở các trại trường, Nhà thi đấu đa năng, bể bơi, phòng máy tính, Nhà ăn, căng tin, ký túc xá,…
- Tăng nguồn lực tài chính của các trường thông qua việc huy động nguồn lực chính trị từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, theo quy định của pháp luật; và nguồn tài chính vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị và nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.
Để thu hút và tạo lập được cơ cấu nguồn tài chính tối ưu Trường cần thực sự chủ động, sáng tạo, có những cơ chế thích đáng để khuyến khích, động viên, tìm kiếm, kêu gọi, bồi dưỡng và khai thác nguồn thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nguồn tài chính vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị và nguồn vốn liên doanh, liên kết qua các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tư XDCB, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học công nghệ. Về phía Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách, có hướng dẫn kịp thời và chi tiết dễ hiểu, dễ thực hiện các hình thức xã hội hoá giáo dục, hình thức liên doanh, liên kết có thể thực hiện đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, để các trường xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn tài chính này.