Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng công lập trên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 64)

bàn tỉnh Bắc Ninh

Việc thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã thực sự tạo điều kiện khuyến khích các trường Cao đẳng công lập nói chung và các trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng thực hiện đa dạng hoá các hoạt động, khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ có trình độ cao, gắn kết giữa giáo dục đào tạo với NCKH và cung ứng dịch vụ tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, trong thời gian vừa qua, các trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt được các kết quả tích cực như: công tác đào tạo được đổi mới, phát triển toàn diện phù hợp với điều kiện của nhà trường và cơ bản đáp ứng yêu cầu xã hội; quy mô của hoạt động NCKH được mở rộng, chất lượng được nâng cao; hợp tác quốc tế có bước phát triển tích cực, khả năng, điều kiện để thực hiện hợp tác quốc tế của nhà trường được tăng cường và mở rộng; đội ngũ cán bộ giảng viên được bồi dưỡng, phát triển, đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng toàn diện; công tác học sinh sinh viên được đổi mới; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, NCKH của nhà trường ngày càng được phát triển. Trong điều kiện đó, công tác quản lý tài chính cũng đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, thay đổi phương thức quản lý, thực hiện tự chủ giúp phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ giữa cơ quan hành chính (Bộ chủ quản, Kho bạc nhà nước..) với Trường. Do đó, tạo điều kiện thay đổi mối quan hệ giữa trường với các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng trao quyền tự chủ về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính cho đơn vị. Đây là căn cứ pháp lý của đơn vị để điều hành, quản lý thu chi, quyết toán kinh phí và kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Việc kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị dựa trên kết quả đầu ra, giảm dần việc quản lý theo yếu tố đầu vào.

Thứ hai, chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí trong năm, thực hiện các giải pháp đảm bảo đủ kinh phí cho những nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 quy chế chi tiêu nội bộ sát với các nhiệm vụ thực tế, mức chi hợp lý; xác định mức thu linh hoạt trong giới hạn nhà nước cho phép, khai thác một cách có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Điều này đã giúp cho các trường nâng cao tính tự chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính được giao. Chủ động và tích cực khai thác nguồn thu, nên kết quả thu của đơn vị năm sau tăng hơn so với năm trước.

Thứ ba, cơ chế quản lý tài chính của trường đã bước đầu thể hiện được chính sách công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong phân phối thu nhập trong trường.Từ đó, tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ, hiệu quả các mặt hoạt động được nâng cao. Một số mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước hướng tới trả thu nhập cho cán bộ viên chức theo mức độ cống hiến, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định thì trường còn tạo được nguồn kinh phí để giải quyết tăng thu nhập cho cán bộ viên chức từ kết quả hoạt động dịch vụ và tiết kiệm chi. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, chủ động bố trí sử dụng kinh phí tiết kiệm và hiệu quả đã tạo điều kiện cho trường có thể gia tăng phần tích lũy.

Thứ tư, công tác lập kế hoạch tài chính, triển khai thực hiện kế hoạch và thanh tra, kiểm tra, quyết toán tại đơn vị được thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về quy trình, thủ tục và thời hạn. Tổ chức công tác kế toán đúng quy định của Luật Kế toán, hằng năm được Vụ kế Tài chính - Bộ Công thương và Vụ Tài chính Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra xét duyệt và ra thông báo kết luận công tác kế toán tại trường thực hiện đầy đủ các quy định, sử dụng kinh phí đúng mục đích, chứng từ sổ sách rõ ràng, chế độ chính sách, mức chi được xây dựng và công khai đến toàn thể cán bộ giảng viên, sinh viên cũng như các ngành có liên quan.

Cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 43/CP đã tạo nên một luồng sinh khí mới cho các trường nói chung, giúp các trường phát huy mọi khả năng sẵn có của mình về trí tuệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)