máy
*Chức năng nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Thủy sản
Năm 2006, Trường Trung cấp Thủy sản IV được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Thủy sản, nhiệm vụ chính của nhà trường là đào tạo sinh viên trình độ cao đẳng, tuy nhiên, nhà trường vẫn đào tạo học sinh trung cấp, liên thông trung cấp lên cao đẳng, liên kết với trường Đại học để đào tạo liên thông trung cấp lên đại học, cao đẳng lên đại học. Do cơ chế phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở đã làm cho nhu cầu người học vào các trường Cao đẳng trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Các trường Cao đẳng muốn tồn tại và phát triển cần thiết phải đa dạng hóa hoạt động đào tạo bằng cách mở nhiều ngành học, nhiều cấp học, nhiều hình thức đào tạo như sau:
+ Hệ Cao đẳng gồm 10 ngành học: Nuôi trồng Thủy sản; Kế toán; Quản trị kinh doanh; công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Tài chính ngân hàng, Dịch vụ thú y, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản và Công nghệ kỹ thuật và Môi trường.
+ Hệ Trung cấp chuyên nghiệp gồm 7 ngành học: Nuôi trồng Thủy sản; Kế toán; Kế toán - Tin học; Quản trị kinh doanh; Kỹ thuật viên tin học, Thú y thủy sản, Dịch vụ thú y.
+ Liên kết với trường Đại học Nha Trang mở 3 ngành học: Nuôi trồng thủy sản; Kế toán; Quản trị kinh doanh hệ đại học không tập trung; đại học không tập trung ngắn hạn (2,5 năm) ngành kế toán; hệ sau đại học hai ngành: Nuôi trồng thủy sản và Quản trị kinh doanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Bảng 4.1: Thực trạng quy mô đào tạo giai đoạn 2011 - 2013
TT
Thực trạng quy mô đào tạo giai đoạn 2011 -
2013 (chuẩn) 2011 - 2012 (SV) 2012 - 2013 (SV) 2013 - 2014 (SV) 2012-2013 / 2011- 2012 (%) 2013-2014/ 2012- 2013()
CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY CĐTS CĐCNHY
1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3
1 Cao đẳng 1.030 330 740 355 460 443 71,84 107,58 62,16 124,79
- Hệ chính quy 900 650 430 72,22 66,15
- Liên thông từ TC lên CĐ 130 90 30 69,23 33,33 2 Trung cấp nghề 1.195 1.200 1.418 100,42 118,17
3 Trung cấp chuyên nghiệp 150 233 60 224 50 137 40,00 96,14 83,33 61,16 4 Liên kết đào tạo 284 246 165 521 150 387 58,10 211,79 90,91 74,28
Tổng cộng 2.659 809 2.165 1.100 2.078 967 81,42 135,97 95,98 87,91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy HSSV toàn trường CĐTS trong 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2012-2013 so năm 2011-2012 giảm 18,58%. Năm 2013-2014 giảm so với năm 2012-2013 là 4,02%. Trong đó: Hệ Cao đẳng và hệ trung cấp chuyên nghiệp có xu hướng giảm mạnh, CĐ năm 2012-2013 giảm so năm 2011- 2012 là 28,16%; năm 2013-2014 so 2012-2013 giảm là 37,84 %. Trung cấp nghề năm 2012-2013 so 2011-2012 giảm là 60%; năm 2013-2014 so 2012-2013 giảm 16,67%. Nhưng trung cấp nghề có xu hướng tăng. Hệ liên kết năm 2012-2013 so 2011-2012 giảm 41,9%, năm 2013-2014 so 2012 -2013 giảm 9,09%. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách của nhà nước mở nhiều trường đào tạo và tâm lý sinh viên thích học đại học hơn. Tuy nhiên Nhà trường cũng cần xem xét lại đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng giảng dạy của trường.
Hiện tại trường Cao đẳng công nghiệp Hưng yên được Bộ Công thương cấp phép 7 ngành đào tạo trình độ Cao đẳng gồm: Tài chính ngân hàng; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ may; Hệ thống thông tin quản lý. Bên cạnh đó trường cũng đào tạo 04 ngành trình độ TCCN gồm: Kế toán doanh nghiệp; Tin học ứng dụng; Điện tử công nghiệp và dân dụng; Điện công nghiệp và dân dụng.
- Về quy mô đào tạo:
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy quy mô đào tạo chung của Trường CĐ công nghiệp Hưng Yên (cơ sở 2 tại Bắc Ninh) không ổn định. Năm học 2012-2013 số lượng HSSV tăng so với năm học 2011-2012 là 291 HSSV (tăng 35,97%), nhưng năm học 2013-2014 số lượng HS SV giảm so với năm học 2012-2013 là 133 HSSV (giảm 12.09%). Hệ Cao đẳng có xu hướng tăng, năm học 2012-2013 tăng so năm học 2011-2012 là 7,58%; năm học 2013-2014 tăng so với năm học 2012-2013 là 24,79%. Nhưng hệ Trung cấp và hệ Liên kết không ổn định. Năm học 2012-2013 tăng so với năm học 2011-2012 nhưng năm học 2013-2014 lại giảm so với năm học 2012-2013. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách của Nhà nước mở nhiều trường Đại Học và có nhiều quy định không tiện lợi cho HS, SV học liên thông lên đại học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 * Tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng yên như sau:
Sơđồ 4.1: Sơđồ tổ chức quản lý trường CĐCN Hưng yên
Ban giám hiệu: có 1 phó Hiệu trưởng. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Đào tạo;
b) Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế; c) Phòng Tổ chức - Hành chính;
d) Phòng Tài chính - Kế toán; đ) Phòng Quản trị - Đời sống;
e) Phòng Công tác học sinh - sinh viên Các khoa chuyên môn:
a) Khoa kinh tế;
b) Khoa Công nghệ thông tin; c) Khoa điện;
d) Khoa công nghệ May - Thời trang; đ) Khoa Cơ khí;
Ban giám hiệu
Phòng ĐT Phòng TC HC Phòng NCKH và HT QT Phòng TC KT QT ĐS Phòng Phòng CTSV Khoa KT Khoa CN TT Khoa Điện Khoa CN M TT Khoa KH CB Khoa LL CT Khoa cơ khí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 e) Khoa Khoa học cơ bản;
g) Khoa Lý luận chính trị.
Cơ sở phục vụ, dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, bao gồm:
a) Các cơ sở phục vụ đào tạo: Thư viện; Phòng thí nghiệm; Phòng thực hành, thực tập; Phòng truyền thống; nhà văn hóa thể thao; ký túc xá;
b) Các cơ sở dịch vụ và chuyển giao công nghệ bao gồm các doanh nghiệp, Trung tâm: Ngoại ngữ; tin học; tại chức; đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động; thực nghiệm sản xuất và chuyển giao công nghệ; sản xuất - kinh doanh; tư vấn nghề nghiệp giới thiệu việc làm; dịch vụ đời sống học sinh, sinh viên; cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
* Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng công nghiệp Hưng yên
Chức năng: Là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công Thương, Trường có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Tin học quản lý, Công Nghệ thông tin, Công nghệ may-thời trang, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện, Cơ khí theo quy định của pháp luật; là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - kinh doanh của ngành công thương và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trường chịu sự lãnh đạo quản lý toàn diện, trực tiếp của Bộ Công Thương; chịu sự lãnh đạo và quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trường đặt trụ sở. Trường hoạt động theo Điều lệ Trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành; Trường được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.
Nhiệm vụ:
1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thập hơn, gồm các chuyên nghành chủ yếu: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Tin học quản lý, Công Nghệ thông tin, Công nghệ may-thời trang, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện, Cơ khí theo quy luật của pháp luật;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 2. Đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức quản lý kỹ thuật, kinh tế, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp trong ngoài nghành.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; biên soạn giáo trình các ngành, nghề Trường được phép đào tạo theo chương trình khung do Bộ Giáo và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành.
4. Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.
5. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngủ giảng viên, giáo viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
6. Thực hiện gắn kết giữa nghiên cứu khoa học - công nghệ chuyên nghành với đào tạo và lao động - sản xuất để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của ngành công thương.
7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh phù hợp nghành nghề đào tạo; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, tham gia đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động, tổ chức du học cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các hoạt động thông tin, in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế; liên kết, liên thông về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học - công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Công Thương.
12. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong Trường; bảo vệ tài sản và thực hiện các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Hiện nay nhà trường đã và đang từng bước củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên phục vụ công tác giảng dạy, nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 trường đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các khoa, tổ môn và các phòng ban, bố trí lao động phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản quy chế về quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường, kiện toàn, bổ sung cán bộ và nhân viên cho một số phòng, khoa, tổ bộ môn phù hợp với yêu cầu thực tế.
Sau khi trường được nâng cấp từ trường Trung cấp lên Cao đẳng vào năm 2006 thì có nhiều biến động. Tuy nhiên giai đoạn 2011 - 2013, khi nhà trường đã đi vào ổn định, về công tác cán bộ cũng ít có sự biến đổi hơn, đề bạt 2 phó phòng, 2 trưởng khoa, 1phó khoa, 1trưởng tổ môn, điều động nội bộ 2 người, tiếp nhận mới 7 người có 4 giáo viên. Có sự thay đổi trong đội ngũ cán bộ nhà trường chủ yếu là do một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu nên phải bổ sung cán bộ mới. Chất lượng cán bộ viên chức của nhà trường qua các năm dần được nâng cao hơn về mặt trình độ, diễn biến qua các năm xem bảng 4.2.
* Tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Thủy sản
Cũng tương tự như trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên, Bộ máy tổ chức của trường CĐTS gồm có 1 Hiệu trưởng, 02 Hiệu phó, với 4 khoa chuyên môn, 1 tổ bộ môn trực thuộc ban giám hiệu và 6 phòng chức năng, 01 Trung tâm tin học ngoại ngữ, 2 trại thực nghiệm cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Với mỗi khoa có 1 trưởng khoa, tuỳ từng nhiệm vụ của từng khoa sẽ có từ 1 đến 2 phó khoa và các tổ trưởng tổ môn, mỗi phòng có 1trưởng phòng và 1phó phòng cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ của khoa, phòng giúp việc cho Hiệu trưởng. Tổ chức bộ máy của Nhà trường được thành lập theo điều lệ trường Cao đẳng công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm:
- Ban giám hiệu: Có Hiệu trưởng và 2 phó Hiệu trưởng. - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Đào tạo;
b) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; c) Phòng Tổ chức - Hành chính;
d) Phòng Tài chinh - Kế toán; đ) Phòng Khảo thí;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
Sơđồ 4.2: Sơđồ tổ chức quản lý trường CĐTS
- Các khoa chuyên môn: a) Khoa kinh tế;
b) Khoa Nuôi trồng thủy sản; c) Khoa Công nghệ thông tin; d) Khoa Cơ bản;
đ) Tổ Mác lê;
e. Trại thực nghiệm nuôi trồng Thủy sản nước ngọt
f. Trại thực nghiệm nuôi trồng Thủy sản mặn, lợ Quảng Ninh
Cơ sở phục vụ, dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, bao gồm: Thư viện; Phòng thí nghiệm; Phòng thực hành, thực tập; Phòng truyền thống; nhà thi đấu đa năng; bể bơi; ký túc xá; Căng tin và nhà ăn của trường.
Ban giám hiệu
Phòng ĐT Phòng TC HC Phòng KH và HT QT Phòng TC KT Phòng Khảo thí Phòng CTSV Khoa Kinh tế Khoa Nuôi Khoa CNTT Khoa Cơ bản Tổ Mác lê TT TH NN Trại thực nghiệm NTTS nước ngọt Trại thực nghiệm nước mặn lợ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Bảng 4.2: Chất lượng cán bộ viên chức của trường CĐTS và CĐCNHY
Nội dung
Năm 2011(CB) Năm 2012 (CB) Năm 2013 (CB) Tổng số Trên đại học Đại học Khác Tổng số Trên đại học Đại học Khác Tổng số Trên đại học Đại học Khác Khối giáo viên CĐTS 97 68 29 0 96 70 26 0 97 75 22 0 CĐCNHY 74 45 29 0 75 45 30 0 75 45 30 0
Khối giáo viên kiêm chức
CĐTS 27 18 9 26 20 6 25 20 5
CĐCNHY 19 10 9 19 10 9 19 10 9
Khối cán bộ công nhân viên
CĐTS 80 6 54 20 76 8 49 19 74 10 46 18
CĐCNHY 42 10 25 7 42 11 24 7 40 11 22 7
Tổng cộng
CĐTS 204 92 92 20 198 98 81 19 196 105 73 18
CĐCNHY 135 65 63 7 136 66 63 7 134 66 61 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 - Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy CBCNV của trường CĐTS có xu hướng giảm, năm 2011 là 204 CBCNV năm 2012 còn 198 CBCNV giảm 6 CBCNV, năm 2013 còn 196 CBCNV giảm so năm 2012 là 4 CBCNV. Số CBCNV giảm ở đây là do chuyển công tác và do nghỉ hưu. Xét về chất lượng đội ngũ giáo viên. Năm 2011 tỷ lệ GV có trình độ trên đại học chiếm= 68/97 = 70,1% năm 2012 chiểm tỷ lệ = 70/96 = 72,92%; năm 2013 chiếm tỷ lệ = 77,32%. Như vậy tỷ lệ GV có trình độ trên đại học ở trường CĐTS đang có xu hướng tăng và tỷ lệ này so với trường CĐCN hưng yên là cao hơn năm 2011 và cao hơn 9,29%, năm 2012 cao hơn 12,92%, năm 2013