Công tác nội bộ:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của công ty cổ phần thiết bị điện đến năm 2020 (Trang 84 - 86)

Thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ, thiên tai...đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

Tổ chức thực hiện tốt các phòng trào thi đua tiết kiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật thiết thực, hiệu quả góp phần giảm các chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất và chất lƣợng sản phẩm.

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Đối với Nhà Nƣớc:

Nhà nƣớc cần xây dựng một chính sách đồng bộ nhằm thực hiện vai trò quản lý nhà nƣớc một cách hiệu quả và thực sự bình đẳng với các thành phần kinh tế, các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô để thị trƣờng trong nƣớc không gặp phải những biến động lớn. Cần thƣờng xuyên có các biện pháp để điều chỉnh giá cả của nguyên vật liệu nhƣ : Xăng, dầu… để giá cả bình ổn không biến động nhiều có nhƣ vậy doanh nghiệp mới có thể yên tâm sản xuất.

Thành lập các hành lang pháp lý vững mạnh để tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nhiệp.

Có chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp bằng cách có chính sách giảm thuế để doanh nghiệp có thể mở rộng thêm thị trƣờng tiêu thụ.

Nhà nƣớc cần hoàn thiện khung pháp lý để xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật để tạo ra tính công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh.

3.4.2. Đối với Công ty Cổ phần Thiết bị điện:

Công ty cần phải cố gắng trong việc nâng hiệu quả họat động kinh doanh của mình để đạt mức mục tiêu đề ra vào năm 2020. Để làm đƣợc điều đó thì bộ phận quản lý phải nổ lực rất nhiều trong việc điều hành và cắt giảm chi phí.

Cam kết thực hiện đúng các lời hứa với khách hàng về chất lƣợng sản phẩm, uy tín của Công ty.

Công ty cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì có đội ngũ nhân viên giỏi chuyên nghiệp là một ƣu thế giúp doanh nghiệp đối phó đƣợc với đối thủ cạnh tranh.

Công ty nên đầu tƣ phát triển công nghệ để nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cả phải chăng để góp phần giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.

Công ty nên có thêm bộ phận marketing với các nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp có nhƣ vậy thì việc xây dựng thƣơng hiệu Công ty sẽ có hiệu quả hơn.

Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng này, trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trƣờng hoạt động sản xuất, kinh doanh của THIBIDI, thông qua các ma trận, đồng thời căn cứ những mục tiêu, định hƣớng phát triển và dự báo nhu cầu sản phẩm của Ngành cũng nhƣ Công ty, tác giả đã xây dựng chiến lƣợc của Công ty đến năm 2020. Tác giả đã vận dụng ma trận kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để đƣa ra các chiến lƣợc kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T. Đồng thời thông qua ma trận hoạch định chiến lƣợc có khả năng định lƣợng QSPM để làm cơ sở, cũng nhƣ qua phân tích các phƣơng án khai thác, khắc phục các yếu tố tác động đến hoạt động của công ty và đánh giá mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố, tác giả đã chọn đƣợc bốn chiến lƣợc chính sau đây:

+ Chiến lƣợc tăng trƣởng, mở rộng thị trƣờng; + Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ; + Chiến lƣợc Marketing;

+ Chiến lƣợc phát triển sản phẩm.

Bên cạnh đó, dựa trên các chiến lƣợc đã đƣợc xây dựng, tác giả cũng đề xuất giải pháp để thực hiện các chiến lƣợc đƣợc lựa chọn, đồng thời bằng nhận định của bản thân và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và THIBIDI nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc tốt hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, là một phƣơng pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, vật lực, đồng thời xác định đúng hƣớng đi của mình trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển Công ty.

Trong điều kiện môi trƣờng thay đổi nhanh chóng nhƣ hiện nay, nếu chỉ dựa vào các ƣu thế trƣớc đây mà không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trƣờng thì khó có thể đứng vững và phát triển đƣợc. Thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định chiến lƣợc phát triển cho mình một cách nghiêm túc, khoa học.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ yếu, tác giả đã tiến hành phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố đó. Tác giả đã đề ra đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh sau:

+ Chiến lƣợc tăng trƣởng, mở rộng thị trƣờng; + Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ; + Chiến lƣợc Marketing;

+ Chiến lƣợc phát triển sản phẩm.

Thực hiện linh hoạt và đồng bộ các giải pháp đƣợc đề ra sẽ góp phần mang lại kết quả khả quan, nâng cao uy tín, thị phần của THIBIDI trên thị trƣờng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của công ty.

Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, với khả năng còn hạn chế và bản thân tác giả hiện không phải đang công tác trong lĩnh vực này, nên chắc chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy – Cô, các Anh, Chị và bạn bè để bài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược của công ty cổ phần thiết bị điện đến năm 2020 (Trang 84 - 86)